Ngành Nội vụ: Tinh giảm biên chế vẫn là bài toán khó
Từ thực tế cho thấy, việc tinh giảm biên chế bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình hiện nay sẽ không đơn giản.
Năm 2014, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108 về chính sách tinh giản biên chế để kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý và tinh giản biên chế. Do đó, về cơ bản biên chế năm 2014 đã được quản lý chặt chẽ theo đúng chủ trương của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, giữ ổn định đến năm 2016. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước vẫn cồng kềnh do những bất cập trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức, trong khi đó việc đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức không phản ánh đúng tình hình dẫn đến khó khăn trong việc tinh giảm biên chế.
Nghị định về chính sách tinh giản biên chế được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. Đây được coi là một trong những bước tiến tiếp theo trong thực hiện lộ trình chiến lược cải cách hành chính của Chính phủ đến năm 2020. Theo đó, đến hết năm 2020 sẽ có khoảng 100.000 cán bộ, công chức, viên chức bị loại khỏi biên chế. Hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính từ Trung ương tới địa phương gọn nhẹ, làm việc minh bạch, năng động, hiệu quả. Đây cũng là mong muốn chính đáng của cử tri cả nước.
Tinh giảm biên chế vẫn là bài toán khó (Ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: “Qua thực tế chúng ta cải cách hành chính, sắp xếp lại một bước cơ quan, đã giảm cấp Bộ và tương đương. Tuy nhiên, một số Bộ có bộ máy phình ra. Vì vậy, cơ bản nhất là rà soát lại chức năng, nhiệm vụ cơ quan hành chính, vì hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương đều có nhu cầu tăng biên chế và tăng tổ chức bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ. Thời gian tới phải rà soát, tinh giảm nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không làm và làm không hiệu quả thì mạnh dạn giao cho các tổ chức xã hội, có như vậy mới góp phần tinh giảm đội ngũ cán bộ”.
Nguyên nhân cơ bản khiến bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh và nặng nề là đầu vào, tức là việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức quá dễ dàng trong khi đầu ra lại bị nhiều lực cản. Trong 10 năm qua, Chính phủ đã 4 lần thực hiện tinh giản biên chế bộ máy hành chính, nhưng có một thực tế đáng buồn là càng tinh giản biên chế thì bộ máy hành chính nhà nước càng phát sinh.
Qua tổng hợp số liệu phân loại, xếp hạng cán bộ-công chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, chỉ có chưa đầy 1% cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, trong đó, hơn 92 % hoàn thành xuất sắc và 5,6% không hoàn thành hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng có hạn chế về năng lực. Nhìn vào thực tế và qua các con số thống kê này cho thấy, việc tinh giảm biên chế bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình hiện nay sẽ không đơn giản và không dễ dàng thực hiện được đúng lộ trình.
Video đang HOT
Là một trong những tỉnh thí điểm thi tuyển công chức thông qua việc xác định vị trí việc làm, ông Hoàng Văn Thuyên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái cho rằng cần đổi mới quy trình tuyển dụng cán bộ công chức, nhìn việc để bố trí người một cách phù hợp sẽ góp phần tinh giảm bộ máy.
Ông Thuyên cho biết: “Cần bổ sung phương thức tính khối lượng công việc, thời gian thực hiện công việc cho mỗi vị trí việc làm, từ đó xác định rõ số lượng người làm việc cần thiết là bao nhiêu. Phải đánh giá, xác định khối lượng công việc hiện tại, khả năng đáp ứng khối lượng công việc của cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị và dự kiến công việc mới để làm căn cứ đề xuất biên chế, số lượng người làm việc cần thiết”.
Hằng năm, kế hoạch biên chế công chức của các Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Nội vụ luôn tăng từ 9-11% so với biên chế công chức giao của năm trước. Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh là do chưa có cơ chế chịu trách nhiệm về chất lượng nhân sự rõ ràng. Bên cạnh đó, có một thực tế tồn tại ở cơ quan hành chính là kiểu làm việc thiên về tình cảm, thiếu kiên quyết khi xử lý sai sót, thậm chí là sai sót vẫn tồn tại nên việc đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm dường như chỉ mang tính hình thức.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ Nghị định về đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức, đây sẽ là cơ sở để người đứng đầu đánh giá cán bộ, công chức, góp phần tinh giảm biên chế theo lộ trình.
“Trong Dự thảo Nghị định này chúng tôi đưa ra tiêu chí đối với những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bên cạnh đó đưa ra hàng loạt hệ thống tiêu chí để xác định để những người không làm việc được việc, hạn chế về năng lực hoặc lười biếng, không chấp hành kỷ luật tốt. Nếu có 1 tiêu chí trong số các tiêu chí đó thì xác định người đó không hoàn thành nhiệm vụ. Đó cũng là công cụ giúp người đứng đầu thực hiện tốt đánh giá”, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
Ngành Nội vụ đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao là phải thực hiện nghiêm yêu cầu không tăng biên chế trong năm 2015. Phải hướng tới một nền hành chính tinh gọn, minh bạch, rõ ràng, làm việc năng động và hiệu quả, bắt đầu từ việc xóa các tiền lệ lạc hậu, thiên về tình cảm trong công tác tuyển chọn nhân sự và xây dựng cơ chế người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra phát sinh biên chế./.
Lại Hoa
Theo_VOV
Chủ nhân biển cảnh báo TNGT "độc, lạ" được tặng bằng khen
Đánh giá cao sáng kiến dùng xác ôtô, xe máy bị tai nạn làm biển cảnh báo TNGT, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã trao tặng Bằng khen cho một giám đốc ở xứ Nghệ.
Sáng 26/11, Ủy Ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT tỉnh Nghệ An đã trao tặng Bằng khen cho ông Nguyễn Tiến Định, Giám đốc công ty TNHH sản xuất Tôn và sắt thép Định Nhàn (xã Nghi Liên, TP Vinh) vì có sáng kiến độc đáo trong việc tuyên truyền, cảnh báo về tình trạng TNGT.
Biển báo tai nạn giao thông bằng xác ôtô.
Đầu năm 2014, ông chủ doanh nghiệp đã bỏ kinh phí mua vỏ chiếc ôtô 7 chỗ bị TNGT với giá 20 triệu đồng. Sau 4 tháng xây dựng trụ đỡ bằng bê tông cốt thép, chiếc biển báo giao thông "độc nhất vô nhị" được đưa vào sử dụng.
Biển báo được đặt ngay trên đất của công ty, cạnh đường sắt Bắc- Nam và Quốc lộ 1A. Ngay bên dưới xác chiếc ôtô hỏng là dòng chữ: "Cảnh báo tai nạn giao thông".
Biển cảnh báo TNGT thứ hai của ông Định.
Từ khi chiếc biển cảnh báo TNGT "độc, lạ" này xuất hiện, rất nhiều người qua đây đều ngạc nhiên và bày tỏ sự đồng tình ủng hộ. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng đánh giá cao sự sáng tạo và cách làm của vị giám đốc doanh nghiệp.
Giữa năm 2014, ông Định tiếp tục xin giấy phép dựng biển cảnh báo TNGT thứ 2 với nội dung: "Đề phòng tai nạn xe máy", cùng gần chục chiếc xe máy nát bét đặt trên một bệ đỡ.
Trao bằng khen của Ủy Ban ATGT Quốc gia cho ông Nguyễn Tiến Định.
Ghi nhận sự sáng tạo và đóng góp của ông Định trong công tác tuyên truyền đảm bảo trật tự ATGT, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã quyết định trao tặng bằng khen. Ông Định cũng trao 100 triệu đồng cho Văn phòng Ban ATGT tỉnh Nghệ An nhằm đóng góp cho công tác tuyên truyền ATGT trong đề án Tăng cường an toàn giao thông học đường tại Nghệ An năm học 2014 -2015.
Phạm Hòa
Theo_Zing News
Sắp có hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ xã vi phạm Trong khi chờ Nghị định về xử lý cán bộ công chức, Bộ Nội vụ sẽ có hướng dẫn tạm thời về xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã vi phạm. Chậm hướng dẫn vì quản lý đan xen Có thể nói, cán bộ xã là người gần dân, sát dân, trực tiếp chuyển tải chính sách, pháp luật của Đảng và...