Ngành ngân hàng với nỗi lo “đứa con hư” trở về

Theo dõi VGT trên

Nghị quyết 42 của Quốc hội đã tác động tích cực lên quá trình xử lý, thu hồi nợ xấu của các nhà băng, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc khiến quá trình xử lý nợ xấu chưa thể tiến triển như kỳ vọng.

Ngành ngân hàng với nỗi lo đứa con hư trở về - Hình 1

Dù đã nỗ lực xử lý, nhưng nợ xấu vẫn như “thanh gươm Damocles” lơ lửng treo

Sau 5 năm “ra đi”, nợ xấu có khả năng trở về

Theo cơ chế mua nợ xấu, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành trái phiếu đặc biệt cho các tổ chức tín dụng (TCTD) bán nợ, có kỳ hạn 5 năm. Nếu trái phiếu đáo hạn mà nợ xấu không được xử lý, nợ xấu sẽ trở lại với các ngân hàng. Tính từ thời điểm bán nợ mạnh nhất của các TCTD cho VAMC năm 2015, thời gian 5 năm đã sắp trôi qua.

Đến cuối năm 2018, ước tính có đến 340.000 tỷ đồng nợ xấu được VAMC mua lại từ các ngân hàng bằng trái phiếu đặc biệt. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 4/2019, VAMC mới xử lý 190.000 tỷ đồng, chiếm hơn 56% tổng số nợ xấu được tổ chức này mua về.

Trong số các ngân hàng, Vietcombank là nhà băng sớm tất toán trái phiếu VAMC từ năm 2017. Tiếp đó là Techcombank tất toán trái phiếu VAMC hơn 400 tỷ đồng. Tương tự, ACB, MB, VIB là các nhà băng đã xóa sạch nợ bán cho VAMC, đưa tỷ lệ nợ xấu về trên dưới 1% trên tổng dư nợ ngân hàng tính đến cuối năm 2018. Các ngân hàng còn lại đang nỗ lực xử lý và hứa hẹn sẽ tất xong trái phiếu VAMC trong năm 2019 là OCB, VPBank, Nam A Bank, Eximbank…

Tuy nhiên, theo thống kê từ 24 ngân hàng đã công bố báo cáo kiểm toán năm 2018, đến cuối năm 2018, tổng lượng trái phiếu đặc biệt của VAMC mà các ngân hàng này đang nắm giữ lên tới 126.700 tỷ đồng, chỉ giảm 0,5% so với cuối năm 2017.

Trong đó, Sacombank là ngân hàng có nhiều nợ xấu tại VAMC nhất, lên tới 40.233 tỷ đồng, giảm 7,5% so với đầu năm 2018. Theo sau là SCB với dư nợ hơn 26.600 tỷ đồng, tăng 10,6%, BIDV với hơn 14.100 tỷ, giảm 36,8%…

Bán nợ cho VAMC là một phương thức xử lý nợ chủ yếu của các ngân hàng để được hỗ trợ trong quá trình xử lý nợ xấu, đồng thời cũng là một cách làm đẹp bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, bán nợ cho VAMC cũng không đồng nghĩa các ngân hàng sẽ thoát khỏi gánh nặng từ các khoản nợ xấu này mà vẫn phải xử lý. Nợ xấu vẫn có khả năng quay lại ngân hàng nếu sau 5 năm (thời hạn của trái phiếu đặc biệt) vẫn chưa được xử lý. Hơn nữa, tuy đã bán nợ cho VAMC, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục trích lập dự phòng với chi phí khá cao, ở mức 20%/năm đối với mệnh giá trái phiếu trong vòng 5 năm, chỉ trừ vài trường hợp đặc biệt dạng ngân hàng đang phải tái cơ cấu được trích lập dự phòng ở mức 10%/năm theo thời hạn trái phiếu 10 năm.

Lãnh đạo các ngân hàng cho hay, mặc dù lợi nhuận năm 2018 đạt được ở mức tương đối khá hơn so với những năm trước, nhưng phải dành một phần lớn để trích dự phòng rủi ro theo quy định, cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, nên lợi nhuận còn lại chỉ ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, khoản dự phòng rủi ro này được xem là “của để dành”, nếu trong năm tới xử lý được nợ xấu sẽ hoàn nhập vào lợi nhuận.

Đòi hỏi tăng dự phòng rủi ro

Trên thực tế, kể từ khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu lực (15/8/2017), tiến độ và hiệu quả đã được nâng cao. Tuy nhiên, các khoản nợ xấu phần lớn liên quan đến tài sản thế chấp là bất động sản, trong khi vấn đề sang tên, đổi chủ các dự án bất động sản vẫn gặp khó ở một số địa phương, hoặc đôi khi là chính với cơ quan thuế, dẫn đến chậm tiến độ trong quá trình phát mại tài sản, nên tiến trình xử lý nợ xấu chưa thể đẩy nhanh như kỳ vọng và đang trở thành gánh nặng của nhiều nhà băng. Để xử lý được nợ xấu, trước mắt các nhà băng phải tăng dự phòng.

Video đang HOT

Chẳng hạn, OCB đã phải tăng chi phí dự phòng rủi ro hơn 10 lần so với cùng kỳ lên mức 397 tỷ đồng trong quý IV/2018. Lũy kế cả năm 2018, chi phí dự phòng rủi ro của Ngân hàng tăng 3,7 lần, lên 945 tỷ đồng. Tương tự, dự phòng trái phiếu VAMC của Sacombank tính đến cuối năm 2018 đạt 2.570 tỷ đồng, tăng 54% so với thời điểm 30/6/2017.

Trong khi đó, Vietcombank và ACB tiếp tục đứng đầu hệ thống xét về năng lực xử lý nợ xấu trong năm qua, với tỷ lệ trích lập dự phòng cao tới 150 – 160% so với nợ xấu. Với mức trích lập này, trong trường hợp tệ nhất là 100% nợ xấu đều không thu hồi được, 2 ngân hàng này vẫn còn lại phần 50 – 60% để hoàn nhập dự phòng.

Việc trích lập dự phòng rủi ro, hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua.

Cụ thể, BIDV là ngân hàng có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhất trong năm vừa qua, đạt hơn 28.300 tỷ đồng, cao hơn cả Vietcombank (25.679 tỷ đồng). Tuy nhiên, do phải trích cho chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong hệ thống năm 2018, lên tới hơn 18.800 tỷ đồng, nên đã “ăn mòn” đến 2/3 lợi nhuận của Ngân hàng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế sau dự phòng của BIDV chỉ còn hơn 9.400 tỷ đồng, thua xa Vietcombank ở mức 18.300 tỷ đồng, khi Vietcombank chỉ phải trích hơn 7.300 tỷ đồng cho chi phí dự phòng.

MBB, TPBank và VietinBank cũng là những cái tên xếp hạng cao về năng lực xử lý nợ xấu, mức bao nợ xấu quanh 100% với số dự phòng đã trích vừa bằng mức tổn thất nếu toàn bộ nợ xấu không thể thu hồi. Hay tại Techcombank, HDBank thể hiện khả năng xử lý nợ xấu đáng kể với tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu xấp xỉ 70 – 90%.

Số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017. Cơ quan này dẫn báo cáo từ các tổ chức tín dụng cho biết, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017, ở mức 2,4% (năm 2017: 2,5%). Tuy nhiên, dự phòng rủi ro tín dụng 2018 tăng khoảng 30,1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78,2% (năm 2017: 65,4%), nhưng không bao gồm nợ xấu đã bán cho VAMC.

Việc thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đến nay đã đi được hơn 1/3 chặng đường. Kết quả đã đạt được là khá rõ nét, nhưng theo các chuyên gia tài chính và những người thực hiện xử lý nợ trực tiếp, còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ để Nghị quyết 42 phát huy hiệu quả cao hơn, qua đó mới đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu.

Thực tế, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 42, các ngân hàng đã tăng cường đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ, nhưng không ít thương vụ bất thành, phải đấu giá nhiều lần vì mức giá ban đầu quá cao. Điển hình là khu phức hợp Saigon One Tower ở trung tâm TP.HCM, với mức đấu giá được VAMC đưa ra hơn 6.110 tỷ đồng để thu hồi khoản nợ gốc và lãi trên 7.000 tỷ đồng. Dù vậy, gần 2 năm trôi qua, đến nay khoản nợ này cũng chưa tìm được người mua. Hay Sacombank phát mại hàng loạt bất động sản để xử lý nợ xấu, trong đó có 3 lô đất “khủng” được đại hạ giá gần 3.000 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa thể phát mại thu hồi nợ xấu.

Trong năm 2019, mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là ngành ngân hàng phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu xuống dưới 5%. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của TCTD, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước cũng đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Thông tư quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC để thay thế cho Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu; phát hành, quản lý và thanh toán trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC.

Việc sửa đổi này là nhằm quy định rõ ràng để các đơn vị thực hiện thống nhất, đúng quy định. Theo đó, ngoài quy định tại Điểm c, Thông tư 19, VAMC cần căn cứ quy định khác của pháp luật hiện hành liên quan đến từng loại tài sản bảo đảm và thực tế thẩm định, kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm do TCTD cung cấp, kiểm tra tài sản bảo đảm để xác định hồ sơ, giấy tờ hợp lệ phù hợp với từng loại tài sản bảo đảm…

Theo TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu đòi hỏi phải hình thành được thị trường mua – bán nợ với sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Dự thảo trên nếu được ban hành được xem là hướng đi mới cho vấn đề này.

Theo Phương Linh
Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2019

Cổ phiếu "vua" tái lập đẳng cấp

Với việc gặt hái được kết quả khả quan năm 2018 và tiếp tục đặt mục tiêu cao năm 2019, các nhà băng đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư trên thị trường, nhất là khi các mức cổ tức dự kiến chia rất hấp dẫn.

Cổ phiếu vua tái lập đẳng cấp - Hình 1

Hiện có 10 cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại HOSE

Sức mạnh được củng cố

2018 là một trong những năm hoạt động thành công nhất của ngành ngân hàng kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay. Trong năm ngoái, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại đạt mức trung bình của khu vực Đông Nam Á khi ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tăng gấp đôi so với năm 2011. Cụ thể, ROA bình quân từ mức 0,56% năm 2011 tăng lên 1% năm 2018, ROE bình quân từ 6% năm 2011 lên 14% năm 2018.

Trong một phân tích mới đây, các chuyên gia của Moody's đánh giá, hầu hết các ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ thiếu vốn để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn Basel II, chuẩn bị có hiệu lực từ năm 2020. Do đó, việc huy động vốn, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là tâm điểm chú ý của các ngân hàng Việt trong năm 2019, nhất là khi thị trường vốn Việt Nam chưa hoàn toàn phát triển.

Tuy nhiên, Moody's cho biết, các ngân hàng Việt được hãng này xếp hạng đã có khả năng sinh lời cao hơn nhờ chênh lệch lãi ròng tăng và chi phí tín dụng thấp hơn. Từ đó, chất lượng tài sản của các ngân hàng được cải thiện vì nhà băng sử dụng lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu hình thành trước đây. Cụ thể, các ngân hàng mà Moody's xếp hạng đạt được tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản cao hơn trong 2 năm qua, từ mức 0,9% năm 2017 lên 1,1% năm 2018. Thu nhập ròng của các nhà băng tăng 35%, đạt 70 nghìn tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD) năm 2018, mặc dù có sự điều chỉnh về tăng trưởng tín dụng.

"Trong năm 2019, các ngân hàng Việt được xếp hạng sẽ đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn nữa, vẫn nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngày càng lớn, trong khi chi phí tín dụng thấp hơn", Rebaca Tan, chuyên viên phân tích tại Moody's cho biết.

Cổ phiếu vua tái lập đẳng cấp - Hình 2

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), các ngân hàng Việt Nam có khả năng sinh lời cao hơn so với các ngân hàng ở các thị trường cận biên, với ROE trung bình ở mức 19,8% và tăng trưởng lợi nhuận trung bình 23,2% trong giai đoạn 2018 - 2020 (so với mức 15,9% của các ngân hàng ở các thị trường cận biên). Thực tế, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng năm 2018 tăng 40 - 50% so với năm 2017, trong khi tốc độ tăng vốn có sự phân hóa khiến tỷ suất sinh lời ROE trung bình của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng so với năm trước đó.

Tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của vốn giúp mặt bằng ROE bình quân đến cuối năm vừa qua đạt từ 19 - 21%. ROE năm 2018 của nhóm 6 ngân hàng: VPBank, MB, Techcombank, ACB, TPBank, Vietcombank đạt từ 19,4% đến 27,7%. Trong khi đó, VPBank là ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao thứ hai trong hệ thống sau Techcombank, nhưng lại xếp trên ngân hàng này về tỷ suất sinh lời với ROE năm 2018 đạt 22,8%.

Với bức tranh lợi nhuận nhiều màu sáng của các ngân hàng năm 2018, cổ phiếu ngân hàng, vốn được mệnh danh là cổ phiếu vua trở thành một trong những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường và dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt trong năm 2019. Số liệu của FiinPro cho thấy, cổ phiếu ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong 5 năm qua, tăng 154,1% so với mức tăng 2 con số của VN-Index là 96,5%.

Hiện có 10 cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), với tổng giá trị vốn hóa hơn 644.340 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22%. Trong đó, có 3 ngân hàng lọt Top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường gồm Vietcombank, BIDV và Techcombank. Nhìn rộng trong Top 20, danh sách có thể ghi thêm các tên tuổi như VietinBank, VPBank, MBBank, HDBank. Tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và UPCoM, hiện có các mã cổ phiếu ngân hàng là ACB, VIB, LienVietPostBank... Có thể thấy, sức ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu "vua" đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là không hề nhỏ.

Triển vọng phân hóa mạnh

Động lực tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2019 đến từ những triển vọng tích cực của ngành, khi nhiều ngân hàng ghi nhận lãi lớn trong quý I. Chẳng hạn, TPBank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2019, lợi nhuận trước thuế đạt 853 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu năm 2019 của TPBank là đạt hơn 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Theo chu kỳ, vào quý đầu năm, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thường có phần trầm lắng, thế nhưng các nhà băng vẫn lạc quan về tình hình kinh doanh 3 tháng đầu năm 2019, cũng như kế hoạch đưa ra cho cả năm nay.

Tại OCB, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) ở mức 3.200 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức thực hiện của năm 2018 là hơn 2.200 tỷ đồng. Riêng quý I/2019, theo kế hoạch đưa ra, OCB dự kiến thu về khoảng 800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho hay, kết quả kinh doanh quý I/2019 của Ngân hàng có triển vọng tích cực. Tuy chưa có số liệu kiểm toán, nhưng thu nhập thuần của VIB trong quý I/2019 tăng 60 - 70% so với cùng kỳ năm 2018.

Không riêng các nhà băng kể trên, nhiều ngân hàng kỳ vọng mục tiêu lợi nhuận ở mức cao, như Vietcombank 20.000 tỷ đồng năm 2019 và 1 tỷ USD năm 2020, HDBank 5.000 tỷ đồng, ACB gần 7.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế... Bên cạnh đó, các yếu tố như tăng trưởng tín dụng và phương án xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 được kỳ vọng sẽ mang đến những chuyển biến tích cực cho toàn ngành. Nợ xấu giảm, dự phòng rủi ro không tăng lên, ngược lại còn được hoàn nhập... sẽ ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận của các nhà băng.

Theo dự báo của các công ty chứng khoán và chuyên gia, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng 20 - 33% năm 2019, thậm chí có thể lên tới 40%. Với diễn biến này, sức hút của nhóm cổ phiếu vua là không thể chối cãi. Tuy nhiên, triển vọng tăng giá của cổ phiếu sẽ phân hóa mạnh theo tình hình "sức khỏe" của mỗi nhà băng.

Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định, dù đã có giai đoạn giao dịch trầm lắng, thậm chí đi xuống, cổ phiếu ngân hàng Việt Nam vẫn hấp dẫn hơn so với cổ phiếu ngân hàng trong khu vực. Khi so sánh tương quan giữa P/B (tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) với ROE bình quân 5 năm trở lại đây, cổ phiếu ngân hàng Việt đắt hơn so với các quốc gia trong khu vực, nhưng khi so sánh mức định giá hiện tại với ROE năm 2019, cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở dưới giá trị.

Trong thời gian tới, cổ phiếu ngân hàng sẽ có sự phân hóa rõ nét, giới đầu tư phải quan sát kỹ lưỡng hơn để đoán định được diễn biến của thị trường, bởi rõ ràng, nhóm cổ phiếu vua tác động không nhỏ tới VN-Index.

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, năm 2019, chi phí dự phòng, hiệu quả kinh doanh, hệ số NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) sẽ phân hóa giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi và đầu tư vào ngân hàng số sẽ khiến các nhà băng khó có thể tiết kiệm chi phí hoạt động trong vài năm tới. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, mỗi nhà băng phải tìm chiến lược thích hợp để có thể đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh tích cực nhất. Trong quá trình này, lợi thế vẫn thuộc về các tên tuổi lớn như Vietcombank và sự phân hóa sẽ càng rõ nét.

Điều này cũng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong năm qua. Trong đó, nhiều nhà băng đạt lợi nhuận "khủng" như Vietcombank đạt hơn 18.000 tỷ đồng lợi nhuận, Techcombank đạt gần 10.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; ACB đạt gần 6.400 tỷ đồng, VPBank hơn 9.200 tỷ đồng... Trong khi đó, không ít ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro cao, "ăn mòn" lợi nhuận, với những tên tuổi như Agribank, VietinBank, BIDV...

Hiện tại, theo Công ty Chứng khoán VietinBank, khả năng duy trì đà tăng điểm của chỉ số VN-Index là khá tốt, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang nhận được nhiều thông tin hỗ trợ tích cực từ vĩ mô cho tới vi mô, nhất là việc khối ngoại liên tiếp mua ròng khá mạnh kể từ đầu năm. Nhìn nhận về nhóm cổ phiếu ngân hàng, ông Nguyễn Hoàng Việt, phụ trách phân tích thị trường, Công ty Chứng khoán VietinBank cho rằng, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều đã được chiết khấu về một mặt bằng giá mới rẻ hơn nhiều so với đầu năm 2018. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu vua.

Cùng chung quan điểm, giới phân tích tài chính nhận định, với kỳ vọng kinh tế trong nước tiếp tục duy trì sự ổn định ít nhất trong 12 - 18 tháng tới, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng được đánh giá tích cực. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự kỳ vọng của nhà đầu tư chính là lợi nhuận năm 2019 có thể không đột phá như hai năm vừa qua. Cùng với đó, câu chuyện "nới room" và tăng vốn điều lệ cũng sẽ là chủ đề lớn cần được theo dõi khi dự báo thị giá cổ phiếu ngân hàng. Với mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại, nhóm cổ phiếu ngân hàng có sức hấp dẫn lớn và là một trong những tâm điểm đầu tư năm nay. Theo đó, các cổ phiếu VCB, ACB, MBB, TCB... được quan tâm theo dõi về giá và chờ cơ hội đầu tư đối với nhóm STB, CTG, HDB...

Trong thời gian tới, không ít nhà băng sẽ đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE như OCB, Nam A Bank và VIB, LienVietPostBank chuyển từ UPCoM sang sàn HOSE. Đây sẽ là một trong những tâm điểm chú ý của nhà đầu tư khi xem xét danh mục để bỏ vốn, bởi tính hấp dẫn và đẳng cấp của cổ phiếu "vua".

Dù lạc quan với triển vọng tích cực của nhóm ngân hàng, nhưng giới đầu tư vẫn cần thận trọng xem xét các rủi ro. Theo đó, việc nhiều ngân hàng lớn báo lãi con số kỷ lục năm 2018 đang tạo áp lực cho năm 2019, khi các nhà băng khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, thậm chí có khả năng tốc độ chậm lại hoặc giảm do Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương duy trì mặt bằng tăng trưởng tín dụng cao như giai đoạn 2014 - 2018.

Hơn nữa, việc áp dụng Basel II khiến các nhà băng phải nhanh chóng tăng vốn, một trong những phương pháp là phát hành lượng lớn cổ phiếu, tạo rủi ro pha loãng giá cổ phiếu. Chưa kể, các nhà băng sẽ phải chuyển dịch mảng hoạt động kinh doanh từ cho vay tín dụng sang cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Việc này có thể làm suy giảm lợi nhuận của ngành trong ngắn hạn. Đáng chú ý, bức tranh nợ xấu ngành ngân hàng vẫn là một ẩn số trong năm 2019, trong bối cảnh giới đầu tư toàn cầu đang tỏ ra thận trọng về nguy cơ khủng hoảng toàn cầu có thể nhen nhóm.

Bảo Lâm
Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chăm sóc mẹ ở viện nửa tháng, cô hàng xóm đến thăm, đưa xem bức ảnh mà tôi tức điên người vì âm mưu của chồng
06:14:10 06/11/2024
Cưới nhau 7 năm nhưng vẫn chưa được làm đàn bà, một hôm tôi chủ động rồi chết lặng khi biết sự thật về chồng
07:06:32 06/11/2024
Nam diễn viên từng bị nhà sản xuất phim cầm dao rượt đuổi: Cuộc sống thay đổi chóng mặt
06:31:52 06/11/2024
Cặp đôi "tổng tài và cô vợ minh tinh" gây sốt MXH: Nhà gái sở hữu đôi chân cực phẩm ai nhìn cũng mê
05:58:42 06/11/2024
Cặp đôi hoàng tử và công chúa đẹp khuynh đảo Đêm hội Weibo 2024: Nhà gái xinh sang chưa bao giờ lỗi mốt
06:42:22 06/11/2024
Tình duyên lận đận của nữ diễn viên xinh đẹp nhất nhì VTV: Sinh con thứ 2 vẫn chọn làm mẹ đơn thân
06:09:41 06/11/2024
Đau khổ vì không thể về chịu tang khi vợ đột ngột qua đời, sau khi nói chuyện điện thoại với con gái, tôi căm hận tột cùng
06:59:29 06/11/2024
Con trai nuôi Ngọc Sơn: "Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi"
06:13:29 06/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk chỉ trích Jennifer Lopez

Sao âu mỹ

08:35:32 06/11/2024
Elon Musk đặt câu hỏi về sự im lặng của Jennifer Lopez trước cáo buộc tội phạm tình dục của Sean Diddy Combs trong lần xuất hiện gần đây trên chương trình The Joe Rogan Experience .

Venom kẻ phản diện chính thức xuất hiện trong game bom tấn Marvel's Spider-Man 2

Mọt game

08:33:12 06/11/2024
Sau sự thành công vang dội từ Marvel s Spider-Man 2018 Sony đã chẳng ngần ngại và hứa hẹn phần hậu bản sẽ được xuất hiện trong tương lai. Tại phần hai này Peter sẽ không còn đơn độc nữa, đi cùng với cậu là Mile

Nhân viên bảo vệ dũng cảm truy bắt tên trộm xe máy

Pháp luật

08:29:35 06/11/2024
Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Kim Kardashian bị chỉ trích vì làm hoen ố hình ảnh biểu tượng của Công nương Diana

Phong cách sao

08:22:21 06/11/2024
Người hâm mộ chỉ trích Kim Kardashian khi tại một sự kiện mới đây, ngôi sao 8X đã biến chiếc vòng cổ mang tính biểu tượng của Công nương Diana trở nên vô cùng thô tục và khiếm nhã.

Thảo Trang muốn xây dựng hình ảnh khác ở 'Chị đẹp đạp gió'?

Tv show

08:18:23 06/11/2024
Được biết đến với phong cách âm nhạc và thời trang có phần độc lạ nhưng khi góp mặt ở Chị đẹp đạp gió , Thảo Trang lại muốn mang đến hình ảnh mới mẻ hơn, không giống với mình trước đây.

2N1Đ trên hòn đảo xinh đẹp chỉ với 1,6 triệu/người: Cô Tô hẹn ngày trở lại

Du lịch

08:12:56 06/11/2024
Chắc phải mất ít ngày nữa để Cô Tô hẹn ngày trở lại sau trận bão lớn. Nếu bạn yêu Cô Tô và muốn ủng hộ hòn đảo xinh đẹp này trong quá trình phục hồi sau bão, tham khảo ngay lịch trình 2N1Đ chỉ với 1,6 triệu/người

Chu Diệp Anh - Sao nhí có những cảnh quay 'ám ảnh' khán giả

Hậu trường phim

08:12:30 06/11/2024
Hình ảnh bé Phương ngồi im lặng trong phòng, buồn bã rơi nước mắt vì quá mệt mỏi, áp lực đã chạm đến trái tim của nhiều người xem.

Sao Hàn 6/11: Nữ thần tượng đóng phim nhạy cảm, Choi Ji Woo bình yên bên con gái

Sao châu á

08:07:32 06/11/2024
Nữ thần tượng gây tranh cãi khi lựa chọn tham gia dự án phim tương tác Sharehouse với nội dung táo bạo, Choi Ji Woo trẻ trung, đưa con gái đi tận hưởng mùa thu.

Độc đạo - Tập 29: Con đường độc đạo chính thức được khai mở

Phim việt

07:58:40 06/11/2024
Đúng theo kế hoạch của Quân già , Hồng được sử dụng điều hành những chuyến hàng nóng băng qua rừng và cả con đường độc đạo.

Sao Việt 6/11: Đặng Thu Thảo đẹp rạng rỡ sau sinh, Bình Minh đón tuổi 43

Sao việt

07:51:03 06/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo gây bất ngờ với sắc vóc thăng hạng dù vừa sinh con thứ 3, nam thần một thời Bình Minh hạnh phúc đón tuổi mới bên gia đình.

6 người trú mưa dưới gầm máy kéo, 2 người bị cán tử vong ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

07:40:08 06/11/2024
6 người chui xuống gầm máy kéo trú mưa. Lúc sau xe bất ngờ di chuyển, 4 người nhanh chóng rời gầm xe chạy ra ngoài nên thoát nạn, 2 người bị cán tử vong.