Ngành ngân hàng tung gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19: BIDV đăng ký 120 nghìn tỷ, MB 35 nghìn tỷ
Theo xác định của NHNN, một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn bao gồm: nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
Theo thông tin từ Báo Chính phủ, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế ( Ngân hàng Nhà nước) cho biết ngành ngân hàng đang tích cực triển khai các gói tín dụng chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng giá trị dự kiến lên tới 285.000 tỷ đồng, đi kèm với đó NHNN sẽ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, minh bạch và đúng địa chỉ.
Theo ông Hùng, với các khoản cho vay mới, nhiều ngân hàng đăng ký gói giảm hoàn toàn các phí như phí thanh toán, phí chuyển tiền, có ngân hàng đăng kí giảm lãi suất từ 0,5 đến 1% với các khoản vay với hay dự nợ đang có.
Cụ thể, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) đăng ký hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) 100 tỷ đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) 35 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 15 nghìn tỷ đồng.
Các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam (Vietinbank) cũng đã có các biện pháp hỗ trợ ban đầu hiệu quả, đang tiến hành bổ sung các gói cụ thể.
Về lãi suất, các ngân hàng sẽ hỗ trợ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của khách hàng và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bình quân, các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ giảm 0,5-1% so với mặt bằng lãi suất trên thị trường, nguồn vốn cho chương trình này hoàn toàn đến từ các ngân hàng chứ không cấp ngân sách.
Video đang HOT
“Ngân hàng không thiếu vốn, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể hấp thụ được nguồn vốn hỗ trợ. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh thì các TCTD sẽ xem xét miễn giảm lãi tùy theo thực trạng tài chính của từng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn”, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định với Báo điện tử Chính phủ.
Trước đó, NHNN cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: Đến nay, có 23 TCTD báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926 ngàn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.
Theo xác định của NHNN, một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn bao gồm: nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
Như vậy, khả năng lớn, gói tín dụng hỗ trợ của ngành ngân hàng sẽ chủ yếu dành cho những lĩnh vực nói trên. Các lĩnh vực bất động sản, xây dựng,…sẽ khó có thể nằm trong diện ưu tiên hỗ trợ.
Dự kiến trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có hướng dẫn chính thức tới các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch bệnh. Cơ quan này cho biết đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan như Bộ Tài chính, Tư pháp để ban hành Thông tư hướng dẫn các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ sở xây dựng Thông tư dựa theo chỉ đạo của Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, tức sẽ tiếp tục tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Ưu đãi lãi suất, cơ cấu nợ cho doanh nghiệp
Mặc dù tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các chuyên gia kinh tế đều có chung quan điểm: Chưa phải thời điểm điều chỉnh mục tiêu tăng tín dụng. Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bằng cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay và tung ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi là các giải pháp được ngành ngân hàng đẩy mạnh triển khai trong thời điểm này.
Xem xét miễn giảm lãi vay để khôi phục, duy trì sản xuất, kinh doanh
Thông tin từ Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, tính đến ngày 7/2/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8.164.561 tỷ đồng, giảm 0,38% so với cuối năm 2019 và giảm 0,47% so với cuối tháng trước. Tăng trưởng tín dụng giảm chủ yếu ở một số ngành bị ảnh hưởng lớn như công nghiệp chế biến - chế tạo, nông - lâm - nghiệp, thủy sản.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, nhiều ngành hàng, lĩnh vực bị ảnh hưởng từ tác động của dịch Covid-19 đã khiến doanh thu và dòng tiền trả nợ sụt giảm, tiềm ẩn nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng. "Theo đánh giá đến ngày 12/2/2020 của 43 tổ chức tín dụng (TCTD), dự kiến, dư nợ có khả năng bị ảnh hưởng do dịch chiếm khoảng 13% dư nợ của các TCTD này, khoảng 950 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng thương mại nhà nước đánh giá, dư nợ bị ảnh hưởng tới gần 600 nghìn tỷ đồng"- ông Hùng thông tin.
Ngay từ đầu tháng 2, NHNN và các TCTD đã quyết liệt đưa ra và thực hiện những giải pháp hỗ trợ trước mắt cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hàng loạt gói vay ưu đãi đã được các ngân hàng đưa ra thị trường, đơn cử: BIDV triển khai gói tín dụng ngắn hạn quy mô lên tới 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho DN; Sacombank triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm đến 2%/năm, tối thiểu 6,5%/năm đối với DN và 8,5%/năm đối với cá nhân vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, cơ cấu nợ... Ngân hàng SHB dành 3.000 tỷ đồng cho vay lãi suất ưu đãi đối với khoản vay mới, điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu lên tới 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường.
Dự báo, diễn biến của dịch Covid- 19 còn rất phức tạp, khó đoán định, nên việc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN sẽ chưa thể chấm dứt trong thời gian ngắn. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí, mục tiêu tăng tín dụng cần được xem xét. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng cho hay, NHNN vẫn chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Trước mắt, NHNN tiếp tục bám sát diễn biến và tác động của dịch bệnh lên tăng trưởng, lạm phát để điều hành linh hoạt, thận trọng các công cụ chính sách tiền tệ. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành hàng có tính mùa vụ, gặp khó khăn trong tiêu thụ, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay...
Nhìn nhận diễn biến thị trường, chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực đưa ra quan điểm, chính sách tiền tệ ở thời điểm này chưa cần tung ra gói hỗ trợ lãi suất cũng như giảm lãi suất điều hành bởi áp lực lạm phát năm nay ở mức khá cao, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tính đến quý II/2020 còn yếu. Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với hộ kinh doanh và DN là dòng tiền và tính thanh khoản nên cần tập trung hỗ trợ khu vực này. " NHNN cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn, quy định tiêu chí để xác định đối tượng được hỗ trợ và tiếp tục hỗ trợ gián tiếp như cho vay tái cấp vốn, cho vay trên thị trường mở để các TCTD có thể tiếp cận một phần nguồn vốn chi phí thấp hơn" - TS. Cấn Văn Lực đề xuất.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
Để tạo điều kiện cho các TCTD đẩy mạnh cho vay phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng, NHNN kiến nghị Chính phủ cho phép đối tượng khách hàng chưa trả được nợ vay ngân hàng đến hạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được hưởng cơ chế cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ tương tự như cơ chế tại Nghị định 55 và Nghị định 116.
Duy Minh
Theo congthuong.vn
Tín dụng toàn hệ thống giảm 0,18% Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/2, so với cùng kỳ năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 13,06%, huy động vốn tăng 14,15%; tín dụng toàn hệ thống giảm nhẹ khoảng 0,18% so với cuối năm 2019. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày...