Ngành hóa chất đa dạng sản phẩm hướng tới xuất khẩu
Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, ngành công nghiệp hóa chất ở Phú Thọ ngày càng nâng cao công suất hoạt động, đa dạng các sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Sản xuất phân bón tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: Trung Kiên
Tăng công suất hoạt động
Nhiều năm nay, Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã khẳng định được lợi thế nhiều mặt khi áp dụng công nghệ mới, hiện đại, không những hiệu quả sản xuất tăng, định mức tiêu hao nguyên liệu giảm mà các yếu tố an toàn, bảo vệ môi trường cũng được nâng cao.
Từ công suất ban đầu 100.000 tấn phân bón supe phốt phát/năm, 40.000 tấn axit sunfuric/năm, sau 4 lần cải tạo mở rộng, nâng công suất thiết kế, đến nay công ty đã sản xuất gần 2 triệu tấn phân bón chứa lân/năm và 280.000 tấn axit sunfuric/năm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố.
Ông Phạm Thanh Tùng, Tổng giám đốc Công ty cho biết, công ty luôn chú trọng đầu tư cải tiến công nghệ và thiết bị phục vụ sản xuất, nhờ vậy công suất hoạt động ngày càng nâng cao và ccoong ty cũng không ngừng mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Tại Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì, ông Văn Đình Hoan, Tổng giám đốc Công ty cho hay, đơn vị cũng đã liên tục cải tạo, đổi mới công nghệ cao, nâng công suất sản xuất các hóa chất lên gấp nhiều lần. Bước đột phá nhất là năm 2017, công ty đã đầu tư thay thế thiết bị điện phân công nghệ điện phân membrane thay thế hoàn toàn công nghệ điện phân màng ngăn (amiang) công suất 1.000/tấn năm. Đặc biệt, nhờ đổi mới công nghệ mà toàn bộ nước thải sản xuất của công ty có thể tái sử dụng, không thải ra môi trường.
Theo Sở Công Thương Phú Thọ, hiện trên địa bàn tỉnh có 80 doanh nghiệp liên quan đến hoạt động hóa chất; trong đó, có 4 doanh nghiệp sản xuất hóa chất là Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao mỗi năm sản xuất 380.000 tấn axit sufuaric và cung cấp ra thị trường một triệu tấn phân bón các loại, 11.000 tấn axit, phèn. Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì sản xuất 831.000 tấn/năm. Công ty cổ phần Đông Á sản xuất 40.400 tấn/năm. Tổng Công ty Giấy Việt Nam sản xuất trên 289 tấn/năm và 26 doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp ước tính 120.000 tấn/năm.
Còn lại 50 doanh nghiệp sử dụng hóa chất phục vụ làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong các doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn liền với cơ sở sản xuất công nghiệp.
Theo Sở Công Thương, hiện ngành công nghiệp hóa chất của tỉnh cơ bản hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực như: phân bón, hóa chất công nghiệp cơ bản, hóa chất tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hóa chất trên địa bàn đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị tiến tiến, xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường và phát triển đa dạng các sản phẩm phân bón, các sản phẩm hóa chất có gốc sunphat, sunphit, phốt phát, florua, silicat… nâng cao tỷ trọng sản phẩm hóa chất và các sản phẩm khác trong cơ cấu sản phẩm có giá trị cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu.
Video đang HOT
Đảm bảo phát triển bền vững
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất mặc dù đã được đầu tư dây chuyền, nhưng công nghệ cũ, quy mô sản xuất vừa và nhỏ, chưa có khả năng tạo bước phát triển đột phá. Một số công trình, dự án hóa chất chậm tiến độ do gặp khó khăn về vốn, giá vật tư lên cao. Bên cạnh đó, sản phẩm phục vụ nội địa là chính, mẫu mã, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là sản phẩm truyền thống. Quy mô sản xuất hầu hết thuộc loại nhỏ, các sản phẩm khác như pin, ắc quy mặc dù có những tiến bộ về công nghệ, song chưa phải là công nghệ tiên tiến của khu vực.
Việc sắp xếp, đổi mới cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, gặp nhiều khó khăn, lực lượng lao động dư thừa. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng quy hoạch và dự báo tình hình chưa lường hết được khó khăn, chưa sát thực tế, chưa kịp thời giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn còn yếu, chưa tập hợp được sức mạnh để tranh trên thị trường. Sự tiếp cận của các doanh nghiệp với thị trường nước ngoài trong xu thế hội nhập còn hạn chế.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, trong thời gian tới tỉnh sẽ xây dựng ngành hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất, kinh doanh, sử dụng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh suất khẩu đối với các sản phẩm; đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực của cơ quan nghiên cứu thị trường hóa chất để có thể dự báo thị trương một cách chính xác và kịp thời.
Tỉnh cũng phát triển và sử dụng hiệu quả các trường trình xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có định hướng sản xuất phù hợp; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng phân phối sản phẩm tới địa bàn nông thôn miền núi. Đồng thời, dần đóng cửa các cơ sở sản xuất hóa học sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; hạn chế hình thành các cơ sở sản xuất, chế biến hóa chất quy mô nhỏ.
Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ kiện toàn quản lý nhà nước về công nghiệp, khắc phục sự trồng chéo, phối hợp thiếu đồng bộ, chưa hiệu quản giữa các ngành, các cấp gây cản trở cho phát triển ngành hóa chất; tập trung chỉ đạo hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quản lỳ nhà nước đối với phát triển công nghiệp; xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng gắn với xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư từ nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển công nghiệp vật liệu.
Tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ danh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ.
Mặt khác, tỉnh Phú Thọ cũng kiến nghị Chính phủ cân đối khi phát triển ngành công nghiệp hóa chất sản xuất trong nước, điểu chỉnh kế hoạch xuất nhập khẩu nguyên nhiêu liệu vật liệu từ nước ngoài tạo điều kiện cho các thị trường sản xuất phát triển; đầu tư xây dựng các tổ hợp công nghiệp hóa dầu gắn liền với các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm đắp ứng nguyện liệu cho các ngành công nghiệp khác, sản phẩm hóa chất cơ bản đảm bảo cung cấp đủ cho các ngành công nghiệp.
Việt Nam nhập lượng vật tư nông nghiệp khổng lồ từ Nga-Trung Quốc và bán lượng lớn cho Campuchia
3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập một lượng phân bón khá lớn nhưng đồng thời cũng xuất khẩu một lượng phân bón khổng lồ, chủ yếu sang Campuchia, Hàn Quốc... Việt Nam xuất khẩu lượng phân bón khổng lồ sang Campuchia .
Trong khi giá phân bón trong nước tăng cao thì trong 3 tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận Việt Nam xuất khẩu một lượng phân bón khổng lồ, chủ yếu sang Campuchia, Hàn Quốc.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đầu vào sản xuất của Việt Nam đạt khoảng 603 triệu USD, tăng 72,5%, trong đó, riêng xuất khẩu phân bón đạt 291 triệu USD, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu trung bình phân bón đạt 685 USD/tấn, tăng 124,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Campuchia đang là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, trong tháng 2/2022 xuất khẩu phân bón sang Campuchia giảm mạnh 51% cả về lượng và kim ngạch và giảm 1,1% về giá so với tháng 1/2022, đạt 17.581 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 477,4 USD/tấn.
Nhận định về việc kim ngạch xuất khẩu phân bón tăng kỷ lục, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, thực tế năng lực sản xuất phân bón của các doanh nghiệp thừa khả năng cung ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước và còn dư để xuất khẩu.
3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập một lượng phân bón khá lớn nhưng đồng thời cũng xuất khẩu một lượng phân bón khổng lồ, chủ yếu sang Campuchia, Hàn Quốc... Trong ảnh: Vận chuyển sản phẩm Đạm Cà Mau. Ảnh: I.T
Trong năm 2021, nước ta xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn phân bón, thu về 559,35 triệu USD, tăng 16,4% về khối lượng, tăng 64,2% về kim ngạch so với năm 2020 và đạt mức cao kỷ lục về lượng từ trước tới nay.
Trong đó, Campuchia chiếm tới 40,2% trong tổng lượng và chiếm 37,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước. Ngoài Campuchia, Hàn Quốc, Malaysia cũng nhập khẩu nhiều phân bón của Việt Nam.
"Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine còn căng thẳng, giá phân bón thế giới tăng cao, tôi cho rằng cần thiết phải có biện pháp tạm ngừng xuất khẩu phân bón lúc này để ổn định tâm lý sản xuất trong nước" - ông Hà nói.
Vừa xuất khẩu phân bón, Việt Nam cũng nhập khẩu lượng lớn phân bón từ Nga
Không chỉ xuất khẩu phân bón tăng, nhập khẩu phân bón của Việt Nam cũng tăng đáng kể, tới 55,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 2.451 lô phân bón với tổng khối lượng đạt 880.900 tấn.
Việt Nam nhập một lượng lớn phân bón từ Nga, năm 2021, Việt Nam chi 143,5 triệu USD để nhập khẩu 386.000 tấn phân bón từ Nga, chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu sử dụng phân bón cả nước.
Có thể thấy, chiến sự Nga - Ukraine đang làm tăng nguy cơ gián đoạn thương mại phân bón toàn cầu.
Theo ông Phùng Hà, Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, chiếm 23% xuất khẩu amoniac, 14% xuất khẩu urê, 10% xuất khẩu phốt phát chế biến và 21% xuất khẩu kali.
Ngay sau khi cuộc chiến Nga - Ukraine bùng nổ, giá phân urê trên thị trường đã tăng 25%.
Nửa đầu tháng 3/2022, giá phân bón trong nước đã tăng thêm 300 - 700 đồng/kg tùy loại và đây là đợt tăng giá lần thứ 3 từ đầu năm.
Theo nhiều dự báo, giá phân bón sẽ còn tiếp tục tăng khi chiến tranh Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại...
Đáng chú ý, theo ông Phùng Hà, 100% phân kali (MOP) ở Việt Nam là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.
"Thời gian tới mặt hàng kali từ Nga và Belarus sẽ tạm thời không có mặt tại Việt Nam, thay vào đó sẽ là kali từ Canada và Israel, trong khi đó Nga và Belarus chiếm hơn 40% lượng kali nhập khẩu của Việt Nam. Dự báo, giá kali ở Việt Nam sẽ tăng" - ông Hà cho biết.
Nga là nhà cung cấp phân bón lớn, Nga sản xuất trung bình 50 triệu tấn phân bón mỗi năm, chiếm 13% sản lượng phân bón trên thế giới.
Năm 2020, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới đạt 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6,6 tỷ USD và Canada với 5,2 tỷ USD, Mỹ đứng thứ tư với 3,56 tỷ USD.
Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2022 tăng 5% Theo Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng năm 2022 ngành công thương Hà Nội vẫn đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5%. Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel tại khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội) chuyên lắp ráp hệ thống dây dẫn điện cho các loại ô tô,...