Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng chậm
Sáng nay 12.6, Công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh Kido ( Kido Foods – KDF) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019.
KDF tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2019 M.P
Ban lãnh đạo công ty cho biết năm 2018, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam tăng trưởng chậm lại và không đạt mức như dự báo. Cụ thể trung bình mức tăng của ngành hàng FMCG trong năm qua chỉ đạt 1,9%, cách xa dự báo tăng ở mức 6-7% trước đó và thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,9% của năm 2017.
Riêng kem với sự tham gia của nhiều thương hiệu nước ngoài đã tăng tốc mở rộng ở nhiều thành phố lớn. Đồng thời ngành thực phẩm lạnh với giá thịt heo biến động đột ngột, có thời điểm tăng cao gấp 3-4 lần khiến cho hoạt động của Kido Foods không như mong muốn. Bên cạnh đó, những yếu tố chủ quan cũng tác động không thuận lợi đến hoạt động của công ty. Vào giữa quý 2/2018, Hội đồng quản trị đã thay đổi một số chính sách như cắt giảm hoạt động đầu tư mới, chỉ tập trung sản phẩm cốt lõi, tung sản phẩm mới có chọn lọc, kiểm soát chặt các chi phí không mang lại hiệu quả…
Video đang HOT
Trước những khó khăn khách quan lẫn chủ quan, năm 2018 KDF đạt tổng doanh thu 1.258 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 31,5 tỉ đồng. Cổ tức năm 2018 đã được chia với tỷ lệ 14% bằng tiền mặt.
Trong năm nay, ban lãnh đạo công ty cho biết theo số liệu dự báo của Euromonitor, tăng trưởng của ngành lạnh giai đoạn 2017 – 2020 đạt tăng trưởng kép khoảng 7%/năm trong khi lượng tiêu thụ của Việt Nam thấp hơn các nước. Tương tự, mảng thực phẩm đông lạnh bình quân chi tiêu tại Việt Nam là 2 USD/người/ năm nhưng tại Malsaysia mức chi đạt 6 USD/người/năm, tại Singapore chi đạt 18 USD/người/năm và tại Mỹ là 114 USD/người/năm… Điều này cho thấy khi kinh tế tăng trưởng thì tiềm năng của ngành thực phẩm đông lạnh của Việt Nam rất cao, mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp thuộc ngành lạnh như Kido Foods.
Tuy nhiên, công ty KDF vẫn đưa ra kế hoạch kinh doanh năm nay khá thận trọng. Mục tiêu đạt doanh thu thuần là 1.464 tỉ đồng, tăng 16,4% và lợi nhuận trước thuế là 150 tỉ đồng, tăng 376,2% so với năm 2018.
Kết thúc quý 1/2019, công ty đạt doanh thu thuần 266 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 24 tỉ đồng (thay vì bị lỗ 11 tỉ đồng trong cùng kỳ năm trước).
Cổ phiếu KDF đang được giao dịch trên UPCoM với giá 25.500 đồng/cổ phiếu.
Theo thanhnien.vn
LienvietPostbank có thể phát hành cổ phiếu tăng vốn thêm 888 tỷ đồng
LienvietPostbank vừa thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ, theo đó, ngân hàng có thể phát hành 88,8 triệu cổ phiếu với giá trị 888 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên mức 9.769 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã: LPB) vừa thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2019 sau khi đã được ĐHCĐ thường niên năm 2019 thông qua, dự kiến sẽ thực hiện ngay trong nửa cuối năm nay.
Hiện nay, trên báo cáo tài chính, ngân hàng đang có các nguồn tăng vốn sau: lợi nhuận sau thuế và trích lập quỹ năm 2018 (588 tỷ đồng), lợi nhuận còn lại năm 2017 chuyển sang (237 tỷ đồng) và thặng dư vốn cổ phần 63 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng có thể phát hành thêm 88,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 888 tỷ đồng (tỷ lệ 10% vốn hiện tại) để nâng vốn lên mức 9.769 tỷ đồng.
Sau đợt tăng vốn này, cổ đông lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ tăng sở hữu nắm lên 99 triệu cổ phiếu và giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 10,15% vốn.
Mặc dù kế hoạch tăng vốn đã được thông qua từ năm 2018 với mục tiêu đạt hơn 10.300 tỷ đồng vốn, song đến cuối năm 2018, mức vốn điều lệ mới chỉ có gần 7.500 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, năm 2018, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.213 tỷ đồng, giảm 31,4% so với năm 2017 và vượt kế hoạch sau điều chỉnh (mục tiêu chỉ còn 1.200 tỷ đồng). Tổng tài sản đến cuối năm 2018 đạt 175.095 tỷ đồng, tăng 7,1% so với đầu năm.
Năm 2019, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỷ đồng. Đến hết quý 1, lợi nhuận trước thuế đạt 511 tỷ đồng, và lãnh đạo ngân hàng tự tin có thể hoàn thành mục tiêu đề ra.
Đến 31/3/2019, tổng tài sản đạt 181.901 tỉ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 4% đạt gần 123.758 tỉ đồng. Tiền gửi khách hàng cũng gần bằng cùng kỳ năm 2018 và đạt hơn 125.843 tỉ đồng. Nợ xấu cuối kỳ ở mức 1.682 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 1,36% dư nợ.
Theo thuonggiaonline.vn
ĐHĐCĐ Dầu Tường An: Đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng, lợi nhuận 136 tỷ đồng Đại diện Tường An cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang không ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của TAC, nhưng ảnh hưởng đến giá mua nguyên liệu do tỷ giá biến động. Sáng ngày 10/06/2019, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của CTCP Dầu thực vật Tường An (mã TAC) đang diễn ra tại TP....