Ngành hàng không có thể mất 252 tỷ USD vì dịch bệnh, mảng quảng cáo của Facebook và Twitter bị ảnh hưởng nặng
Samsung, Xiaomi, Oppo và LG đồng loạt đóng cửa nhà máy sản xuất tại Ấn Độ
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều nơi tại Ấn Độ đã ban hành lệnh đóng cửa các nhà máy sản xuất. Tác động lớn nhất chính là lên các nhà sản xuất smartphone, như Samsung, Xiaomi, Oppo hay LG. Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ 2 trên thế giới.
Samsung cho biết họ đã đóng cửa dây chuyền sản xuất của mình tại nhà máy Noida, được biết đến là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, cho đến hết ngày 25 tháng 3.
Thị trường smartphone toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm kỷ lục 38% trong tháng 2 vừa qua. Rất nhiều nhà máy sản xuất tại Trung Quốc cũng đã phải tạm dừng hoạt động để tránh việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Việc công xưởng lớn thứ 2 thế giới tại Ấn Độ cũng bị đóng cửa chắc chắn sẽ khiến thị trường smartphone tiếp tục sụt giảm mạnh hơn trong thời gian tới.
Trung Quốc hối thúc các nhà máy hoạt động trở lại
Kênh truyền hình quốc gia CCTV dẫn nguồn tin từ cuộc họp Hội đồng quốc gia do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì cho biết Trung Quốc sẽ thúc đẩy các công ty trong ngành sản xuất và phân phối hoạt động trở lại, đồng thời thực hiện những biện pháp nâng cấp công suất vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế và cung cấp chính sách hỗ trợ cho các tuyến vận chuyển hàng hóa quốc tế.
IATA đưa ra cảnh báo đáng sợ
Theo đó ngành hàng không toàn cầu có thể mất 252 tỷ USD doanh thu trong năm nay, tương đương 44% doanh thu năm 2019. Hôm đầu tháng IATA chỉ dự báo ngành này sẽ chứng kiến doanh thu sụt giảm 113 tỷ USD. Con số tăng hơn gấp đôi phản ánh cuộc khủng hoảng đối với ngành hàng không là rất trầm trọng, tồi tệ hơn bất kỳ thứ gì mà ngành này từng phải đối mặt.
Video đang HOT
General Motors rút hạn mức tín dụng, Intel ngừng mua cổ phiếu quỹ
GM sẽ dùng đến hạn mức tín dụng 16 tỷ USD và sẽ áp dụng một loạt biện pháp để bảo vệ nguồn tiền mặt. Trong khi đó Vale, nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, cũng đang rút cạn hạn mức tín dụng để tăng lượng tiền mặt nắm giữ.
Intel gia nhập danh sách ngày càng dài các công ty ngừng mua cổ phiếu quỹ trong bối cảnh các hoạt động kinh tế gần như đình trệ trên toàn cầu và tăng nắm giữ tiền mặt trở thành ưu tiên hàng đầu.
Các nhà bán lẻ Mỹ dự định ngừng trả tiền thuê mặt bằng
Mattress Firm và Subway là 2 trong số nhiều nhà bán lẻ và chuỗi nhà hàng của Mỹ thông báo với các chủ sở hữu bất động sản rằng họ sẽ không thể trả hoặc giảm bớt tiền thuê mặt hàng trong những tháng tới sau khi phải đóng cửa một loạt vì virus corona. Họ kêu gọi giảm tiền thuê thông qua sửa đổi hợp đồng cho thuê và các biện pháp khác, bắt đầu từ tháng 4.
Diễn biến mới này đánh dấu giai đoạn tiếp theo của những tác động từ dịch bệnh: trong ngành bán lẻ đang có không ít ông lớn đứng trước tình thế nguy nan. Nếu họ không thể thanh toán các khoản tiền, sẽ gây ra tác động dây chuyền, khiến ngành bất động sản khủng hoảng, nhiều chủ đất với những khoản nợ lớn cũng sẽ lao đao.
Mảng kinh doanh quảng cáo của Facebook bị ảnh hưởng nặng
Trên blog của Facebook tiết lộ thông tin mảng kinh doanh quảng cáo đang bị suy yếu dù lượng người sử dụng dịch vụ nhắn tin đang tăng lên, đặc biệt là ở những nước thực thi các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.
Trước đó Twitter cũng rút dự báo lợi nhuận và doanh thu quý I cũng như dự báo về chi phí cho cả năm 2020, do dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến nhu cầu quảng cáo. Dù lượng người dùng và tần suất sử dụng tăng, nhưng những tác động kinh tế của đại dịch đè nặng lên ngân sách chi cho quảng cáo của các doanh nghiệp.
Eurozone chuẩn bị tung ra các khoản vay khẩn cấp
Khu vực đồng tiền chung châu Âu vừa tiến thêm 1 bước gần hơn tới việc cung cấp tín dụng từ quỹ cứu trợ trị giá 2% GDP của mỗi nước. Hôm qua các bộ trưởng tài chính của eueozone đã có cuộc họp để bàn về giai đoạn tiếp theo trong phản ứng tài khóa để đối phó với dịch bệnh.
Theo Chủ tịch Eurogroup Mario Centeno, kế hoạch này nhận được sự ủng hộ lớn từ các bộ trưởng tài chính, và giờ sẽ được quyết định bởi các nhà lãnh đạo EU. Dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ tổ chức họp trực tuyến vào ngày mai để xúc tiến kế hoạch này.
Google và Microsoft tăng cường sản xuất điện thoại và máy tính tại Việt Nam
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Google sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ mới nhất - Pixel 4A- tại miền Bắc Việt Nam sau tháng 4-2020
Ngoài ra, Google cũng lên kế hoạch sản xuất điện thoại thế hệ tiếp theo là Pixel 5 tại cùng nhà máy ở Việt Nam.
Google thậm chí còn yêu cầu các nhà cung cấp đánh giá tính khả thi và chi phí để chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam thông qua đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không.
Trong quý II/2020, Microsoft cũng dự kiến bắt đầu sản xuất dòng Surface, bao gồm cả máy tính xách tay và máy tính để bàn ở Việt Nam. Được biết, Microsoft đã bắt đầu sản xuất phần cứng PC (máy tính để bàn) từ năm 2012 tại Việt Nam.
Ảnh minh họa: Channel News
Trang tin Arsenal News Review cho biết cho đến nay, hầu hết điện thoại thông minh của Google và máy tính của Microsoft đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều ngành công nghiệp - đặc biệt là công nghệ - phải cân nhắc những rủi ro do phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc về mặt sản xuất.
Dịch COVID-19 chỉ tăng thêm mối quan tâm về việc tập trung sản xuất quá nhiều ở một nơi. "Cuộc tấn công bất ngờ của virus SARS-CoV-2 chắc chắn sẽ thúc đẩy các nhà cung ứng thiết bị điện tử tiếp tục tìm kiếm năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Không ai có thể bỏ qua rủi ro sau này" - một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng cho biết.
Trong khi đó, Samsung - nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới - đã điều hành chuỗi cung ứng điện thoại thông minh ở miền bắc Việt Nam trong nhiều năm nhưng một số linh kiện vẫn sản xuất tại Trung Quốc. Do đó, hãng đã lên kế hoạch di chuyển dây chuyền sản xuất các linh kiện điện tử cho điện thoại thông minh của mình từ Trung Quốc đến Việt Nam, báo Nikkei đưa tin.
Theo người lao động
Hồng Đà Lạt chỉ 1.000 đồng/bông: Chị em hưởng ứng "giải cứu", hoa tươi ngập nhà Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong nhiều ngày nay hoa hồng Đà Lạt rớt giá thảm. Trước tình cảnh này, nhiều hội chị em đã đồng loạt hưởng ứng "giải cứu" hoa hồng. Dịch Covid-19 xuất hiện và lan rộng trên phạm vi nhiều quốc gia, khiến cho việc giao thương, mua sắm và vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng. Tại...