Ngành Hải quan lên kế hoạch chống tiêu cực
Tổng cục Hải quan vừa có Quyết định 3749/QĐ-TCHQ ban hành kế hoạch phòng chống tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng năm 2015 của ngành Hải quan.
Ảnh minh họa
Mục đích của kế hoạch này nhằm ngăn chặn, khắc phục tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, góp phần xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh, hoạt động minh bạch, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan.
Cụ thể, tại Kế hoạch nêu rõ công việc cụ thể trên các mảng: tuyên truyền phổ biến pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa trang thiết bị giám sát, kiểm soát chống buôn lậu, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm, đo sự hài lòng của khách hàng, giải quyết đơn thư khiếu nại…
Theo đó, quy định rõ thời gian làm thủ tục hải quan của công chức hải quan, cụ thể đăng ký tờ khai không quá 5 phút, kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ, kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 8 giờ, giám sát cổng cảng không quá 3 phút.
Đồng thời, lắp ráp camera tại các địa bàn có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn để công khai hóa quy trình thủ tục hải quan, thái độ ứng xử, phòng chống tiêu cực của cán bộ, công chức hải quan. Nếu không đưa trang thiết bị giám sát vào sử dụng đẫn đến tiêu cực thì người đứng đầu đơn vị, hoặc cấp phó của người đứng đầu phải liên đới chịu trách nhiệm nếu đơn vị để xảy ra sai phạm.
Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, tập trung vào việc kiểm tra để công chức hải quan không được yêu cầu người dân và doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ và thu bất kỳ loại lệ phí nào ngoài quy định.
Đặc biệt, trong việc xử lý vi phạm,Tổng cục Hải quan nêu rõ, nếu đơn vị, địa bàn nào để xảy ra đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn, nghiêm trọng, doanh nghiệp phản ánh có hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ công chức hải quan thì Chi cục trưởng phải chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, đưa ra khỏi ngành cán bộ công chức nào bị cơ quan chức năng và truyền thông bắt quả tang vi phạm, hoặc qua thanh tra kiểm tra nội bộ phát hiện có vi phạm tham nhũng.
Lan Phương
Theo_Báo Chính Phủ
Động thái lạ của hacker Trung Quốc trong vụ MH370
Hacker Trung Quốc tấn công máy tính các quan chức Malaysia điều tra vụ MH370. Trước đó nước này bị nghi ngờ lợi dụng vụ tìm kiếm để hoạt động tình báo.
Tờ The Star của Malaysia hôm 20/8 đưa tin, các hacker Trung Quốc đã tấn công khoảng 30 máy tính của các quan chức thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, Cục Hàng không Dân dụng và Cơ quan An ninh Quốc gia của Malaysia.
Mã độc được gửi tới các quan chức của các cơ quan nói trên dưới dạng một bài báo mới trong file PDF đính kèm qua email. Bức thư chứa mã độc được gửi vào ngày 9/3, đúng 1 ngày sau khi chiếc Boeing 777 của hãng Malysia Airlines mất tích trên đường bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Bảng ghi thông điệp cầu nguyện tại Bắc Kinh cho chiếc máy bay mất tích MH370.
Trước khi các chuyên gia an ninh mạng phát hiện và ngăn chặn thì một lượng lớn tài liệu, trong đó có những tài liệu bí mật đã được gửi về các địa chỉ IP ở Trung Quốc.
Các mã độc này đã gửi các dữ liệu ăn cắp được qua email về các máy chủ, ông Amirudin Abdul Wahab, Giám đốc Cơ quan An ninh mạng Malaysia, một cơ quan thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Sáng chế Malaysia nói.
"Các email chứa dữ liệu được thu thập từ máy tính của các quan chức Malysia bao gồm cả biên bản các cuộc họp và các tài liệu bí mật", ông nói. "Một số trong đó có liên quan tới cuộc điều tra vụ máy bay MH370 mất tích".
Cơ quan này cho rằng, vụ tấn công này có liên quan tới sự mất tích của máy bay MH370. Đã có 153 công dân Trung Quốc trên chiếc máy bay mất tích hồi tháng 3.
"Vào thời điểm đó, một số người đã cáo buộc chính phủ Malaysia không công bố tất cả thông tin", Amirudin nói và bổ sung rằng, Chính phủ Malaysia sau đó đã cung cấp tất cả những thông tin họ có về vụ mất tích.
Trước vụ đánh cắp dữ liệu về MH370, Trung Quốc từng bị nghi ngờ tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích để hoạt động tình báo.
Cuối tháng 3/2014, một quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ nói với Wall Street Journal rằng, yêu cầu cho tàu vào vùng biển gần quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ từ phía Trung Quốc đã bị từ chối vì lo ngại Bắc Kinh dùng chiến dịch tìm kiếm để do thám các căn cứ quân sự quan trọng tại đây.
"Họ có thể đang lợi dụng tình cảnh và cố tìm cách đi vào khu vực này. Chúng tôi có đủ các phương tiện hiện đại để tự tìm kiếm chiếc máy bay nếu nó rơi trong vùng biển của Ấn Độ", vị quan chức giấu tên này cho hay.
Giáo sư Brahma Chellany, một trong những chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Ấn Độ, đồng ý với lập luận nói trên, đồng thời nhận định rằng đó là ví dụ mới nhất cho thấy Trung Quốc đang dần trở nên mạnh tay hơn trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.
Việc Bắc Kinh hăng hái hỗ trợ cho cuộc tìm kiếm cũng xuất phát từ mong muốn nắm bắt cơ hội "tăng uy tín" với dư luận quốc tế, và quan trọng hơn là với người dân trong nước, ông Andrew Davies, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, đánh giá.
Ngoài máy bay, Trung Quốc đã gửi tàu chiến đến khu vực tìm kiếm và đã điều động 21 vệ tinh rà quét khu vực nghi máy bay rơi để lùng tìm mảnh vỡ, theo Wall Street Journal.
"Chưa bao giờ Trung Quốc, gồm lực lượng hải quân hay tuần duyên, tiến hành một chiến dịch có quy mô lớn cỡ này. Tốc độ triển khai lực lượng của họ khá ấn tượng. Chúng ta đã quen với việc người Trung Quốc không thích mạo hiểm", ông Gary Li, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc hãng nghiên cứu hàng hải IHS Maritime (Mỹ), cho hay.
Trước khi vụ máy bay Malaysia mất tích diễn ra, chiến dịch lớn nhất mà hải quân Trung Quốc từng tiến hành trong vài năm đó là tham gia các hoạt động tuần tra chống hải tặc cùng các nước khác tại Vịnh Aden, theo ông Li.
Tuy nhiên, các hoạt động tuần tra nói trên chỉ đòi hỏi sự tham gia của 2 tàu chiến và 1 tàu hậu cần. Và chiến dịch tìm kiếm máy bay số hiệu MH370 có quy mô vượt xa các chiến dịch trước đây, theo chuyên gia Li.
Đã hơn 5 tháng kể từ khi chuyến bay MH370 chở theo 239 hành khách biến mất trên Ấn Độ Dương vào ngày 8/3. Một cuộc tìm kiếm đa quốc gia lớn ban đầu diễn ra ở Biển Đông và sau đó mở rộng ra eo biển Malacca và biển Andaman. Đội tìm kiếm cuối cùng hướng sự chú ý tới vùng biển ngoài khơi phía tây Australia ở phía nam Ấn Độ Dương. Kể từ khi chiếc máy bay mất tích, đội tìm kiếm xem xét mọi chỉ dẫn, từ những lời nói cuối cùng đến tín hiệu dưới nước, nhưng vẫn không định vị được MH370.
Đây là cuộc tìm kiếm lớn nhất, đắt đỏ nhất trong lịch sử hàng không, và vụ mất tích của MH370 đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
An Nhiên
Theo_Báo Đất Việt
Trận đánh nửa thế kỷ trước trong ký ức người lính Hải quân "Đó là một trong những giai đoạn khó quên của cuộc đời lính chúng tôi. Cùng với quân dân cả nước, lính Hải quân tự hào đã góp một phần trong chiến thắng đầu tiên ấy", người cựu binh Hoàng Sỹ Hồng xúc động nhớ lại trận đánh lịch sử của 50 năm về trước. Tự hào là thế hệ đầu của Hải...