Ngành gỗ tăng trưởng ngoạn mục: Nông dân hưởng lợi từ 11 tỷ USD
Đó là kỳ vọng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dành cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản Việt Nam. Theo đó, ngành gỗ cần chú trọng phát triển diện tích gỗ rừng trồng, xây dựng thương hiệu sản phẩm và ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sau 1 năm thêm 300 doanh nghiệp
Có thể thấy rất rõ ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước tăng trưởng ngoạn mục, mức tăng trưởng mà theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là “không có ngành nào tăng nhanh như thế”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng sản phẩm gỗ bên lề diễn đàn. Ảnh: Đăng Quang
Nhìn vào con số báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đã đạt được những bước tiến khá dài.
Đến nay, cả nước có khoảng 4.500 doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ và lâm sản, trong đó DN tư nhân chiếm 95%. Số DN chế biến sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1.800, chỉ sau 1 năm đã tăng hơn 300 DN so với năm 2017. Trong đó, DN trong nước chiếm 65%.
Phát biểu tại Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – thành công, bài học kinh nghiệm, giải pháp bứt phá năm 2019 tổ chức ngày 22.2 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, điểm nhấn ấn tượng nhất trong sự phát triển của ngành là thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản được mở rộng. Nếu như năm 2005, sản phẩm gỗ và lâm sản xuất khẩu của nước ta mới xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2018 đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Video đang HOT
“Điều quan trọng hơn là đến nay nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước đã đáp ứng phần lớn nguyên liệu chế biến gỗ, giảm mạnh tỉ trọng nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Năm 2018, sản lượng gỗ khai thác nội địa 28,45 triệu m3, tăng 6% so với năm 2017, trong đó khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 20,6 triệu m3. Chất lượng nguyên liệu rừng trồng đã từng bước được nâng lên, hiện đã quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho trên 220.000ha” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tuy vậy, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại của ngành, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu cho những năm tiếp theo như thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các DN sản xuất, chế biến và xuất khẩu với người trồng rừng để nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng; vật liệu phụ trợ vẫn chủ yếu nhập khẩu, nên giá thành cao…
Chú trọng xây dựng thương hiệu
Năm 2019, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng thêm từ 1,5 – 1,7 tỷ USD, đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 10,8 – 11 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành sẽ tiếp tục đề xuất ban hành một số cơ chế, chính sách tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thúc đẩy DN khởi nghiệp, mở rộng đầu tư, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu gỗ thô; phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo thông lệ, tiêu chí quốc tế.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được con số như kỳ vọng, thậm chí là hơn bởi phía trước đang có nhiều cơ hội. Việc Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được thực thi không chỉ giúp tăng cường xuất khẩu vào EU mà còn là cơ hội giúp DN mở rộng thị trường khi niềm tin của người tiêu dùng EU vào sản phẩm của Việt Nam tăng lên.
Ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch HĐQT Công ty AA, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho rằng, đã đến lúc DN Việt cần thay đổi tư duy kiếm tiền bằng sự cần mẫn trong sản xuất, lấy công làm lời mà cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ đổi mới chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng. Trước mắt, sẽ cấp 100.000 tấn gạo cho những người dân làm nghề rừng để đảm bảo cuộc sống, từ đó bảo vệ rừng bền vững”.
Theo Danviet
Thủ tướng chúc mừng lô hàng rau quả đầu tiên đi Nhật Bản
Sáng 11/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cắt băng chúc mừng Lễ xuất khẩu những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm Kỷ Hợi 2019 của Cty CP Thực phẩm XK Đồng Giao (Doveco).
Những ngày đầu xuân, hàng trăm công nhân của Doveco tất bật thu mua hàng chục tấn nguyên liệu và chế biến lô chanh leo đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là doanh nghiệp cung cấp nông sản chế biến được xếp hàng đầu Việt Nam, với diện tích canh tác hơn 5.500ha, thâm canh nhiều loại rau quả nhiệt đới như: dứa, cam, quýt, đu đủ, nhãn, vải,...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan xưởng chế biến rau quả xuất khẩu của DOVECO
Riêng tỉnh Ninh Bình, Doveco đang quản lý và sử dụng có hiệu quả khoảng 4.000ha đất. Đây là vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng, công ty đã liên kết kết và tiêu thụ nông sản tại 13 tỉnh với diện tích xấp xỉ 7.000ha, giúp giải quyết đầu ra nông sản và mang lại thu nhập ổn định cho khoảng 20.000 hộ nông dân.
Điển hình như cây chanh leo, vùng nguyên liệu của Doveco có khoảng 3.000ha. Tham gia mô hình liên kết với công ty, doanh thu 1ha chanh leo mà nông dân đạt được trung bình khoảng 800 triệu đồng. Với chi phí khoảng 140 triệu đồng, 1ha chanh leo cho lợi nhuận 660 triệu đồng (cao gấp 15 lần trồng lúa). Hay mô hình trồng rau chân vịt, lợi nhuận mà nông dân được thụ hưởng có thể đạt 360 triệu/ha (cao gấp 9 lần trồng lúa).
Trồng chanh leo đạt doanh thu 800 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 660 triệu đồng, cao gấp 15 lần so với trồng lúa.
Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Doveco, cho biết: Sản phẩm sau khi thu hoạch được chế biến thành các loại rau quả đóng hộp và sản phẩm rau quả tươi phục vụ tiêu dùng nội địa với khoảng 40 sản phẩm. Trải qua hơn 60 năm kinh nghiệm, sản phẩm của Doveco xuất khẩu với số lượng lớn tới 30 quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Mông Cổ, Nhật Bản...
Sau khi tham quan những cánh đồng dứa bạt ngàn của Doveco và nhà máy chế biến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Doveco là mẫu hình thành công của việc chuyển đổi từ một nông trường sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang công ty cổ phần, huy động nguồn lực xã hội để không ngừng phát triển mạnh mẽ. Trước hết, công ty đã sớm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới nhất để phát triển sản xuất kinh doanh từ trồng trọt đến chế biến. Đồng thời, Doveco cũng liên kết với nông dân trên cả nước để đa dạng hoá sản phẩm từ đồng bằng, miền núi đến vùng đất cao nguyên...
Thủ tướng Chính Phủ cùng cắt băng tại Lễ xuất khẩu những chuyến hang rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm Kỷ Hợi 2019.
Cũng theo Thủ tướng, sự thành công của Doveco để lại cho ngành nông nghiệp nhiều bài học kinh nghiệm giá trị, từ vấn đề tích tụ ruộng đất; mở rộng thị trường trên nền tảng chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ và liên kết sản xuất kinh doanh.
"Nếu trung bình mỗi ha đất canh tác đem lại donah thu 250 triệu đồng/ha, thì mỗi năm Việt Nam tạo ra hơn 300 USD về giá trị. Và trong các lần làm việc về trước đó, tôi nói với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường rằng, nếu phấn đấu đạt 500 triệu đồng/ha thì chúng ta có giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 600 tỷ USD/năm. Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao so với dự kiến. Vấn đề ở chỗ, phải có khát vọng vươn lên. Tôi hi vọng khát vọng nông nghiệp của Ninh Bình sẽ lan toả ra cả nước" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Đáp lại kỳ vọng của Thủ tướng, bà Nguyễn Thị Thanh, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình, cho biết: Tỉnh Ninh Bình sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất, chế biến rau, củ, quả xuất khẩu của vùng Đồng bằng Sông Hồng trong thời gian tới.
Theo Minh Phúc (Nông nghiêp Viêt Nam)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương Ngày 7.1, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân đội năm 2019. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự hội nghị. Ảnh VGP Tổng Bí...