Ngành gỗ Bình Định tìm cơ hội từ Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA có hiệu lực đang mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp bước vào thị trường Châu Âu đầy tiềm năng.
Từ đầu năm đến nay, dù gặp nhiều khó khăn, nhất là tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Định vẫn cố gắng duy trì sản xuất. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh Châu Âu (gọi tắt là EVFTA) có hiệu lực, mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp bước vào thị trường Châu Âu đầy tiềm năng thì các doanh nghiệp ngành gỗ Bình Định đã từng bước vượt khó, đạt được những kết quả khả quan.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay. Hiệp định này hướng tới việc tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở, thuận lợi, tin cậy cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư phát triển.
Theo Hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng thuế quan ưu đãi, trong đó, có ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Ông Lê Minh Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng ở Khu Công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Bình Định cho biết, năm nay các doanh nghiệp gỗ đều gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Doanh nghiệp của ông do các quốc gia đóng cửa nên rất khó trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.
Video đang HOT
Nắm bắt cơ hội mới từ Hiệp định EVFTA, Công ty TNHH Hoàng Hưng chủ động chuyển dần thị thường, thay đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường Châu Âu nên giữ được số lượng đơn hàng. Ông Lê Minh Thiện cho biết, giá trị xuất khẩu của công ty duy trì ở mức 6,3 triệu USD, tương đương như mọi năm.
“Hiệp định Thương mại tự do giữa EU – Việt Nam rồi Hiệp định FLEGGT (Hiệp định Đối tác tự nguyện, một bộ phận của EVFTA) về nguồn gốc gỗ hợp pháp của Chính phủ đã ký với Liên minh Châu Âu. Cả 2 Hiệp định này tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngành gỗ phát triển. Hiệp hội Gỗ Bình Định tận dụng cơ hội này. Hiện nay, các đơn hàng đang đổ về rất nhiều, các doanh nghiệp buộc phải chủ động phân bổ lại kế hoạch sản xuất để làm sao đáp ứng được tối đa yêu cầu của khách hàng”, ông Lê Minh Thiện nói.
Doanh nghiep go van phai tang ca đe đam bao đon hang
Tương tự như Công ty Hoàng Hưng, Công ty TNHH Bình Phú ở Khu Công nghiệp Phú Tài cũng chủ động tìm kiếm khách hàng ở thị trường Châu Âu khi Hiệp định Thương mại tự do EVFTA có hiệu lực. Trước đây, sản phẩm của doanh nghiệp này chủ yếu là đồ gỗ ngoại thất xuất khẩu sang Mỹ và một số nước Châu Á thì nay đã chuyển sang sản xuất đồ gỗ nội thất. Các sản phẩm đòi hỏi đa dạng mẫu mã, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Châu Âu. Mặt khác, dù các kênh giao dịch trực tiếp bị đóng băng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng doanh nghiệp đã chủ động giao dịch, bán hàng điện tử nên vẫn nhận được nhiều đơn hàng từ các thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mỹ.
Ông Đỗ Tấn Công, Giám đốc Công ty Bình Phú cho biết, đến nay, Công ty đã thực hiện được 70% kế hoạch sản xuất của năm nay, tăng 7% so với giá trị xuất khẩu các năm trước: “Doanh nghiệp cùng một số khách hàng thay đổi biện pháp là giao dịch thương mại qua mạng, qua online và gửi các sản phẩm mẫu tới khách hàng. Các nhà cung cấp cũng như các khách hàng người ta cũng đang thay đổi phương thức kinh doanh mua bán nên vấn đề sản xuất đi vào ổn định”.
Tỉnh Bình Định hiện có hơn 200 doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu. 9 tháng qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Định đạt trên 420 triệu USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo kế hoạch năm nay, giá trị kim ngạch gỗ xuất khẩu đạt 600 triệu USD, chiếm 53% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã mang lại nhiều thuận lợi để ngành gỗ Bình Định tăng trưởng tốt hơn.
“Khó khăn của Bình Định là không chủ động được nguồn nguyên liệu, đặc biệt là vùng nguyên liệu từ địa phương tại Việt Nam. Một số quốc gia mà doanh nghiệp nhập khẩu thì không nằm trong khối của Liên minh Châu Âu, do vậy để xuất khẩu sản phẩm này sang Liên minh Châu Âu thì không được hưởng thuế suất ưu đãi. Và một số vùng nguyên liệu chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ thì cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới”, bà Trần Ánh Tuyết, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định cho hay”./.
Bàn giải pháp xuất khẩu cá ngừ sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA
Ngày 10/10, tại Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy sản xuất cá ngừ theo chuỗi, chống khai thác IUU và xuất khẩu cá ngừ vào thị trường châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Cá ngừ dọc dưa được chuyển về nhà máy để chế biến tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh (minh họa - tư liệu): Vũ Sinh/TTXVN
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong lĩnh vực nông nghiệp, sau 2 tháng EVFTA có hiệp lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã có chuyển biến tích cực. Chỉ trong tháng 8, giá trị xuất khẩu cá ngừ đã tăng lên 11,4 triệu USD (tăng 8,6%), tháng 9 đạt 11,9 triệu USD (tăng 13,3% so với các tháng trước đó). Qua đó có thể thấy, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mang đến triển vọng cho xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang thị trường EU những tháng cuối năm 2020.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để đảm bảo tính bền vững, các địa phương cần tiếp tục hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp khai thác theo các cam kết quốc tế và chống khai thác IUU. Đồng thời phải đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với khẩu vị, nhu cầu của thị trường châu Âu, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng xuất khẩu sang EU.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cho rằng, ngoài cá tra, tôm thì cá ngừ đại dương là một sản phẩm rất tuyệt vời của ngành thủy sản Việt Nam đối với thị trường EU. Đặc biệt khi Hiệp định EVFTA được thông qua, thuế suất dần trở về 0% là một lợi thế để các doanh nghiệp và ngư dân tự hoàn thiện mình thông qua việc đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất và phương pháp đánh bắt đúng quy định. Qua đó nhằm đáp ứng các yêu cầu, từng bước tháo gỡ thẻ vàng IUU, giúp ngành thủy sản trong nước phát triển hơn nữa.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tính đến cuối tháng 9 năm 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn đạt 69.760 tấn; trong đó cá ngừ vây vàng, mắt to đạt 2.715 tấn và cá ngừ khác là 17.670 tấn. Tổng sản lượng hải sản xuất khẩu đạt 2.894 tấn; trong đó cá ngừ vây vàng đạt 1.884 tấn, cá ngừ mắt to đạt 5,1 tấn và cá ngừ khác là 395 tấn giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay tỉnh đã tổ chức được 3 chuỗi liên kết khai thác, thu mua, tiêu thụ cá ngừ giữa các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản với các tổ hợp tác nghề cá trên địa bàn tỉnh và đã đi vào hoạt động ổn định, tổng số tàu tham gia hơn 150 tàu. Hoạt động các chuỗi liên kết cũng giúp công tác truy xuất nguồn gốc được rõ ràng, góp phần vào nỗ lực khắc phục thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản đang có dấu hiệu phục hồi Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 năm 2020 đạt 820 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,03 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giảm này cho thấy, xuất khẩu thủy sản...