Ngành giao thông phát động thi đua chiến thắng đại dịch
Chiều 24/8, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải tổ chức phát động phong trào thi đua “ Ngành giao thông vận tải đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19″ theo hình thức trực tuyến.
Thi công Gói thầu số 6 (tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn). Ảnh minh họa: Đỗ Trưởng/TTXVN
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, phong trào thi đua “ Ngành giao thông vận tải đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19″ được Bộ Giao thông vận tải phát động nhằm 3 mục tiêu chính.
Theo đó, mục tiêu đầu tiên là thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, vừa công phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế – xã hội.
Mục tiêu thứ hai là tạo sự chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo và toàn thể cán bộ ngành giao thông vận tải về tinh thần trách nhiệm cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện “mục tiêu kép”. Từ đó, hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển ngành giao thông vận tải trong bối cảnh dịch bệnh. Không lấy lý do dịch bệnh để biện minh cho những việc chưa hoàn thành.
Mục tiêu thứ ba là qua phong trào, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt, các cán bộ trẻ năng động, sáng tạo trong nhiệm vụ. Cùng đó, kịp thời phê phán các cá nhân, tổ chức thực hiện không nghiêm lời kêu gọi của Tổng Bí thư và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, nhiệm vụ trên đã được Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và địa phương thực hiện tốt trong thời gian qua và cần phải triển khai hiệu quả hơn nữa, tuyệt đối không để xảy ra ùn ứ, gây bức xúc xã hội và tạo nguy cơ lây lan dịch bệnh.
“Nếu giao thông không thuận, hàng hóa khan hiếm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, nhất là tại các vùng bị phong tỏa, giãn cách. Giao thông thông suốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, phục vụ chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu liên tục, góp phần tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chia sẻ.
Video đang HOT
Tư lệnh ngành giao thông vận tải cũng quan tâm đặc biệt đến kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trong bối cảnh dịch bệnh. Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn; danh mục công trình, dự án của Bộ Giao thông vận tải cũng đã có và triển khai cho tất cả các đơn vị trực thuộc, các ban quản lý dự án làm chủ đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin, bên cạnh các dự án đang triển khai, ngành giao thông sẽ có 70 dự án mới; trong đó, 6 dự án phải báo cáo Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, 12 dự án phải báo cáo Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và 50 dự án nhóm B thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.
Đối với nhóm dự án trình Chính phủ, thời điểm này có 2/12 dự án được phê duyệt. 10 dự án còn lại gồm: 5 dự án ODA và 5 dự án PPP vốn Nhà nước từ 2.300 – 10.000 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải đặt quyết tâm trình Chính phủ trong tháng 8 hoặc tháng 9/2021.
Với các chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải, hiện Bộ đã phê duyệt khoảng 50%. Trong tháng 8, 9/2021, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư cho toàn bộ 50 dự án này nếu đủ điều kiện.
“Mục tiêu Bộ Giao thông vận tải đặt ra là đến cuối năm nay, các dự án sẽ lựa chọn được tư vấn tiến hành lập dự án để chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch xây dựng cơ bản nhiệm kỳ này, chủ yếu từ 2022 – 2025″, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết yêu cầu đến ngày 30/9, tất cả các chủ đầu tư các dự án phải giải ngân tối thiểu 60%.
Do đó, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án nâng cao sự giám sát, điều phối, xây dựng cơ bản để đạt kết quả tốt nhất. Từ đó, nâng tỷ lệ giải ngân trong lĩnh vực giao thông vận tải đến tháng 9/2021 đạt 60% như Nghị quyết Chính phủ đặt ra.
Bên cạnh các nhiệm vụ trọng tâm về đảm bảo giao thông, xây dựng cơ bản trong mùa dịch, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng đặt ra mục tiêu trong năm 2021, 5 quy hoạch ngành giao thông vận tải sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tai nạn giao thông được kéo giảm trên cả 3 tiêu chí với tỷ lệ giảm phán đấu trên 10% như năm 2020…
Nhiệm vụ đặc biệt của ngành Giao thông: Giải ngân 24.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Công điện 11/CĐ-BGTVT triển khai Công điện 1082/CĐ-TTg của Thủ tướng về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, thành lập tổ công tác đặc biệt để đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngành Giao thông, với nhiệm vụ "đặc biệt" phải giải ngân 24.000 tỷ đồng trong 5 tháng cuối năm.
Xử lý nghiêm đơn vị chậm giải ngân
Tổ công tác đặc biệt đốc thúc tiến độ giải ngân ngành GTVT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm Tổ trưởng, có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục phức tạp.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, thủ trưởng các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nghiêm túc quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1082 ngày 16/8/2021.
"Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài", Công điện của Bộ GTVT nêu rõ.
Công trường thi công hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng giao Vụ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông khẩn trương tham mưu thành lập Tổ công tác đặc biệt; xây dựng đề cương công tác chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và triển khai ngay nhiệm vụ sau khi được thành lập.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời sẽ thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Sẵn sàng "3 tại chỗ"
Qua tìm hiểu, đến tháng 8/2021, Bộ GTVT đã giải ngân được khoảng 9.000 tỷ đồng, đạt 44,1% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với mức bình quân chung khối các bộ, ngành Trung ương.
Tuy nhiên, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm ngành GTVT sẽ phải giải ngân 24.000 tỷ đồng không hề đơn giản. Vì các tỉnh miền Trung, miền Nam sắp bước vào mùa mưa lũ, tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng, giá thép và cát sỏi, đất đắp tăng cao đang diễn ra tại nhiều dự án và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhất là tại các tỉnh phía Nam, khiến nhiều địa phương phải phong toả. Thực tế này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến oộ giải ngân vốn đầu tư công của ngành, khi các xe ra/vào công trường, dự án đang triển khai bị kiểm soát chặt.
Đơn cử, bất cứ trường hợp công nhân nào trên công trường mắc COVID-19, sẽ khiến hoạt động của gói thầu đó bị ngưng trệ như cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vừa ghi nhận hai cán bộ của gói thầu số 1 dương tính với COVID-19, đã kéo theo hàng loạt cán bộ, công nhân, người lao động dự án thuộc diện F1, F2 phải đi cách ly, còn công trình phải tạm gián đoạn vài ngày để truy vết phòng chống dịch. Ứng phó với thực tế này, Ban Quản lý dự án 7 (đại diện chủ đầu tư dự án) và các nhà thầu đã "bắt tay" thi công và kiểm soát chặt dịch bệnh với phương án "3 tại chỗ" trên công trường...
Về phương án "3 tại chỗ", theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm, Tổ phó Tổ công tác đặc biệt Bộ GTVT, từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đến nay, lãnh đạo các Ban Quản lý dự án, cán bộ, công nhân, kỹ sư, tư vấn, giám sát của các công trình đều "trực chiến" trên công trường để cùng ăn, cùng ở với người lao động; kịp thời đôn đốc tiến độ, khối lượng, chất lượng công việc và làm các thủ tục hồ sơ thanh quyết toán kịp thời ngay tại công trường.
"Tổ công tác đặc biệt sẽ tiếp tục đôn đốc 3 tại chỗ sát sao hơn về tiến độ các dự án, đảm bảo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng phải báo cáo kết quả thi công những hạng mục gì, khối lượng ra sao và chưa kịp thì phương án tăng tốc bù tiến độ như thế nào...", ông Nguyên Duy Lâm cho hay.
Ngoài ra, để tháo gỡ những khó khăn khác, Bộ GTVT đã gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố về việc ưu tiên "luồng xanh" cho xe vận chuyển máy móc, vật liệu xây dựng vào công trường để thực hiện các dự án cao tốc trọng điểm quốc gia; đồng thời, ưu tiên nguồn vắc xin cho 100% cho các cán bộ, công nhân viên, nhà thầu, Ban Quản lý dự án giao thông.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu trong tháng 8/2021, các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư phải giải ngân 3.076 tỷ đồng (theo kế hoạch) và giải ngân bù phần chậm kế hoạch tháng 7 khoảng 980 tỷ đồng. Đồng thời, các tháng còn lại của năm 2021, các đơn vị phải hoàn thành giải ngân gần 24.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch năm.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp việc cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2021 với các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch để điều chuyển. Bộ Tài chính bảo đảm nguồn thanh toán, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, thời gian kiểm soát thủ tục rút vốn từ nhà tài trợ, bảo đảm đúng quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán, đàm phán, ký kết hiệp định, rút vốn từ nhà tài trợ. Công khai tình hình thực hiện và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thủ tướng phát động phong trào thi đua đặc biệt chống dịch Covid-19 Phong trào thi đua "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" được Thủ tướng phát động tại phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TƯ sáng 14/8. Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay,...