Ngành game tự sản xuất của Ấn Độ còn thua cả Việt Nam
Cấm tiếp 118 ứng dụng Trung Quốc để khuyến khích phát triển hàng nội địa nhưng ngành game tự sản xuất của Ấn Độ vẫn còn rất sơ khai, kém cả Việt Nam chứ chưa nói gì đến Trung Quốc.
Những game mobile được đánh giá cao nhất của Ấn Độ hiện nay
Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã phát động chương trình “Make in India” nhưng không có ngành game. Hệ quả là 6 năm sau, khi Ấn Độ cấm 118 ứng dụng Trung Quốc, trong đó có một số game mobile cả chục triệu người chơi, ngành sản xuất game nước này mới bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế.
Dù gia công phần mềm của Ấn Độ là số 1 thế giới, ngành công nghiệp tự sản xuất game vẫn đang bị tụt lại ở phía sau rất xa. Ấn Độ hiện chỉ có khoảng 400 startup về game trong thị trường có tới 300 triệu game thủ.
PABJE, game được giới thiệu là do người Ấn phát triển, đang bị gạch đá thậm tệ vì đồ họa và lối chơi thời tiền sử. Cuối cùng, người Ấn vẫn phải chạy sang chơi các game nước ngoài khác như Call of Duty: Mobile hay Free Fire, hoặc thậm chí “chày cối” chơi PUBG Mobile tiếp cho đến khi máy chủ đóng cửa hoàn toàn ở Ấn Độ.
PABJE, game do Ấn Độ tự sản xuất bị người dùng gạch đá dữ dội
Video đang HOT
Nhìn về ngành sản xuất game của Việt Nam, các lập trình viên trẻ tuổi của chúng ta đã tạo ra được những game PC chất lượng từ nhiều năm trước như 7554, 2112, Toy Odyssey (Hiker) cho đến những game mobile chục triệu lượt tải bây giờ như FZ9: Timeshift (Hiker), Ninja Revenge (Divmob), Dead Target (VNG) hay thậm chí là trăm triệu lượt tải như Dancing Road, Tiles Hop, Magic Tiles 3 (Amanotes) và gây được ảnh hưởng tầm cỡ toàn cầu như Flappy Bird.
Ấn Độ cũng có những dự án tiềm năng. Ví dụ như Raji: An Ancient Epic gần đây được báo chí nhắc lại như niềm tự hào của văn hóa dân gian, thần thoại Ấn Độ. Sau 2 năm đắp chiếu vì thiếu ngân sách, dự án này đã được khởi động lại và vội vàng lên lịch phát hành vào tháng sau dù mới chỉ tung ra… 2 clip demo ngắn.
Tuy nhiên, Raji là dự án game offline và khó có thể tạo ra tầm ảnh hưởng sâu rộng cho toàn thị trường game Ấn Độ. Dù vậy, với nguồn lực CNTT sẵn có, Ấn Độ vẫn có thể kịp đầu tư vào sản xuất game ngay từ bây giờ để có thể bắt kịp Việt Nam, trước khi nghĩ đến chuyện đuổi theo cái bóng của Trung Quốc.
Không thể thoát khỏi cơn sốt mới, hàng loạt game thủ Việt được hoá phép "đầu cắt moi" cực hài hước
Hưởng ứng phong trào đầu cắt moi, hàng loạt game thủ và streamer đã được người hâm mộ ghép ảnh vô cùng hài hước.
"Đầu cắt moi" là câu nói đang trend, làm điên đảo cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua. Là phiên bản lỗi của kiểu tóc Mullet nhưng vì trông rất hài hước nên nó đã được cộng đồng mạng gọi với cái tên "dân dã" - đầu cắt moi.
Vừa qua, nhiều game thủ và streamer tại Việt Nam đã được fan "tặng" cho quả đầu cắt moi vô cùng hài hước, vui nhộn. Tuy chỉ là ảnh ghép thôi nhưng trông chúng vẫn rất hợp với những "nam thần" của chúng ta.
Biểu cảm của Bác Gấu trông không thể nào hợp hơn với kiểu tóc này
Anh chàng "người mìn" của chúng ta trông rất hợp thời với đầu cắt moi
Đầu cắt moi không chừa một ai, kể cả anh chàng Bốp Bốp
Ngay cả game thủ AoE Việt Nam, Chim Sẻ Đi Nắng cũng không thể thoát khỏi quả đầu cắt moi
Elly của Team Flash trông khác hẳn với quả đầu cắt moi độc đáo này
Chung số phận với người đồng đội, Xuân Bách của Team Flash cũng bị các fan tặng cho kiểu đầu hài hước
Đầu cắt moi đang dần "xâm chiếm" cả làng thể thao điện tử Việt Nam. Lai Bâng cũng kịp bắt trend
Nam Blue nổi tiếng với màn sấy MK14 x8 không giật lag chắc cũng không kham nổi quả đầu này
Chú PewPew dù đã có tuổi nhưng vẫn rất hợp với đầu cắt moi
Quả là với kiểu đầu cắt moi, Thầy giáo X cũng trông đẹp trai hẳn ra
Nóng! Con Đường Tơ Lụa Mobile chính chủ sắp chính thức ra mắt thị trường ĐNÁ, Việt Nam sẽ có phiên bản riêng Đối với nhiều game thủ thế hệ 8x, 9x đời đầu thì Con Đường Tơ Lụa chắc chắn là tựa game không thể không nhắc tới. Con Đường Tơ Lụa hay Silkroad Online chắc chắn là một trong những cái tên gắn liền với tuổi thơ của nhiều game thủ, đặc biệt là người chơi thế hệ 8x và 9x đời đầu. MMORPG...