Ngành F&B Việt Nam phát triển nóng từng năm, song tỷ suất lợi nhuận so với thế giới còn rất thấp
Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Việt Nam vừa vinh dự được nhận giải thưởng “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019″ tại lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới – World Travel Awards lần thứ 26 và đang được đề cử là “Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực”.
Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), ngành ẩm thực nước có những bước tăng trưởng vượt bậc trong suốt 5 năm qua với số lượng nhà hàng, quán cà phê, Pub và Bar tăng lên rõ rệt, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng.
Đặc biệt, không ít hơn một lần Việt Nam là điểm đến số 1 trong thị trường F&B khu vực, theo dữ liệu từ Hiệp hội Nhà hàng singapore. Thống kê của Dcorp R-Keeper cũng cho thấy, Việt Nam hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản.
Mặt khác, Việt Nam còn đang đón nhận làn sóng đầu tư chuyển dịch từ Đài Loan. Khi mà, những năm gần đây do ảnh hưởng từ Trung Quốc nên thị trường F&B tại Đài Loan giảm rất mạnh, nhà đầu tư theo đó đi tìm thị trường mới và Việt Nam là điểm đến được ưu tiên lựa chọn.
Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Video đang HOT
Phân tích về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết Việt Nam khác thế giới hai điểm:
Thứ nhất, người ta học xong mới làm, Việt Nam thì ngược lại làm xong mới học. Trong đó, những đơn vị kinh doanh ngành hàng F&B thì đa số là có tiền, họ nhìn thấy cửa hàng bên cạnh mở ra và phát triển tốt nên bắt chước làm theo, và chưa được trải qua những bài học gì về lĩnh vực này trước đó.
Thứ hai, người Việt Nam có tư duy giấu nghề. Khác với người nước ngoài, một đơn vị làm tốt sẽ chia sẻ cho đối tác, và các bên cùng phát triển. Ngược lại, tại Việt Nam nếu có một người nào làm tốt thì sẽ giấu đi, coi như bí quyết gia truyền và rất sợ người khác học theo, làm theo và thành công theo. Nhìn chung, người Việt còn theo kiểu mạnh ai nấy làm, dẫn đến không có sự liên kết, cộng hưởng cùng phát triển cùng khai thác thị trường.
Kết quả, tỷ suất lợi nhuận ngành F&B còn rất thấp so với thế giới. Bên cạnh nguyên nhần về tư suy và cách làm như đã nói trên, doanh nghiệp Việt còn đối mặt với nhiều gánh nặng rất lớn, từ nợ vay, chi phí mặt bằng đến đào tạo nhân sự, thuê chuyên gia ngoại…
Trước những tồn tại này, ông Chử Hồng Minh cho rằng để khai thác tiềm năng của ngành, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh doanh không giới hạn cho chủ sở hữu, nhà đầu tư ngành F&B, khuyến khích trao đổi văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đồng quan điểm, ông Lê Tân – Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cho rằng vấn đề hiện nay là cần làm gì để kết nối và giới thiệu doanh nghiệp, thương hiệu F&B đến với người tiêu dùng, du khách trong, ngoài nước.
Trong đó, các chuyên gia cũng khuyến khích doanh nghiệp làm từng bước thật kỹ càng, không vội vã. Bên cạnh việc đưa ẩm thực thế giới về Việt Nam thông qua du lịch, giao lưu văn hoá… chiều ngược lại khi đưa ẩm thực Việt Nam ra ngoài thế giới, chúng ta cần thử nghiệm, quan sát sự đón nhận của khách bạn và từng bước từng bước mở rộng.
Thảo Anh
Theo Trí thức trẻ
Bán giày như giao dịch chứng khoán, start-up được định giá tỷ đô
StockX bắt đầu với việc kinh doanh mặt hàng giày dép và đi vào hoạt động năm 2016, đã gây được tiếng vang với những người hâm hộ sneaker.
StockX là một sàn giao dịch trực tuyến chuyên bán những đôi giày đắt đỏ của các thương hiệu như Jordans và Yeezys, cho phép người dùng theo dõi các bộ sưu tập giày giống như danh mục tài sản và thương hiệu để IPO (ra mắt công chúng lần đầu) cho các sản phẩm mới.
Vào tháng 6, công ty khởi nghiệp đã đạt được một cột mốc mới, ghi nhận mức định giá hàng tỷ đô la sau khi tăng vòng vốn đầu tư mạo hiểm lớn nhất trong lịch sử Michigan, theo nhà cung cấp dữ liệu PitchBook.
Trang web của StockX trông giống như nền tảng giao dịch chứng khoán hơn là những cửa hàng bán giày thông thường như Adidas. Nếu bạn click vào một đôi Yeezys màu trắng kem, bạn sẽ thấy giá bán dao động như thế nào trong 12 tháng qua. Đây là một "mã thương hiệu" ghi nhận đầy đủ sự tăng trưởng trong 52 tuần, hiển thị thước đo cho sự biến động giá.
Các sản phẩm giày trên StockX được thể hiện biến động giá giống như chứng khoán (Nguồn: CNN)
Trang web StockX, đi vào hoạt động năm 2016, đã gây được tiếng vang với người hâm mộ sneaker. Nó đã mở rộng nhanh chóng trong những năm qua, phân nhánh thêm các danh mục sản phẩm mới, thu hút hàng trăm ngàn người bán và có được khách hàng ở gần 200 quốc gia.
Ý tưởng này được ra đời lần đầu tiên khoảng chín năm trước, khi Luber, cựu cố vấn của IBM, người đã sưu tầm giày từ khi 8 tuổi, tìm ra cách theo dõi dữ liệu giá cả của những đôi giày thể thao trên eBay. Anh quyết định biến nó thành một hướng dẫn về giá gọi là Camless, "một trò chơi thực tế để mọi người xếp hàng mua hộ giày có thể mua được sản phẩm mong muốn", ông nói.
Một đôi giày được niêm yết với đầy đủ các thông tin biến động trên trang web (Nguồn: CNN)
StockX kiếm tiền thông qua phí giao dịch và thu được hàng triệu đô la trên nền tảng của mình mỗi ngày, theo người phát ngôn. Kể từ tháng 6, tháng gần đây nhất mà công ty đưa ra dữ liệu kinh doanh, doanh thu đã tăng gấp đôi trong năm qua - và một đại diện cho biết họ dự kiến tăng trưởng tương tự trong năm nay.
Các mặt hàng Sneakers và streetwear hiện đang "rất nóng", ông Thatarita Kodali, một nhà phân tích thương mại điện tử và bán lẻ tại Forrester cho biết.
Thế giới ghi nhận mức tăng trưởng 85% trong thị trường hàng xa xỉ toàn cầu năm 2017 đến từ người tiêu dùng trẻ tuổi, điều này đã khiến nhiều thương hiệu nhắm tới trang phục đường phố, theo báo cáo của Bain. Đồng thời, một số khách hàng cho biết họ cảm thấy mệt mỏi khi mua giày thể thao trên eBay hoặc trên các nhóm Facebook ngẫu nhiên, do luôn lo lắng về việc bị lừa.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng việc StockX làm thay đổi cuộc chơi", Woodward, một thanh niên trẻ tuổi đã sử dụng ứng dụng của công ty để kiểm tra sự thay đổi về giá của đôi giày mà anh mong muốn. "Tôi sẽ sử dụng chúng để xem liệu một đôi sneaker mà tôi không nhất thiết muốn sở hữu cho bộ sưu tập cá nhân của mình có thể tạo ra lợi nhuận bao nhiêu?"
Công ty cũng có kế hoạch tận dụng cơ sở dữ liệu người dùng hiện có của mình để phục vụ việc phát triển kinh doanh thêm nhiều sản phẩm, như đồng hồ, túi xách và các hoạt động sưu tầm.
Theo CNN/ Dân Việt
Nhà sáng chế Việt Nam thành danh tại Nhật Bản với bí quyết "vượt lên miệng giếng" Nguyễn Kim Quyền được biết đến là một tri thức trẻ có 15 năm làm kỹ sư thiết kế xe hơi, máy ủi, máy xúc, máy cày chạy điện thân thiện với môi trường cho các tập đoàn Nhật Bản như Nissan, Hitachi và sau này tại Viện Nghiên cứu máy nông nghiệp Nhật Bản Bên cạnh đó, kỹ sư Quyền còn được...