Ngành đường sắt thí điểm còi tàu giống xe cứu thương
Tổng công ty Đường sắt thí điểm còi cánh báo với ba loại âm thanh trong nỗ lực đảm bảo an toàn giao thông lĩnh vực này.
Ngày 12/8, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết, xí nghiệp đầu máy Hà Nội đang thí điểm gắn còi cảnh báo trên một đầu máy tàu hỏa chạy tuyến Bắc Nam, nhằm báo hiệu cho người tham gia giao thông dọc các đường ngang khi tàu đến gần. Việc thí điểm diễn ra trong 3 tháng.
Còi cảnh báo thí điểm có ba loại âm thanh, gồm giống xe cứu thương, giống đầu máy hơi nước và loại có âm lượng lớn hơn còi tàu hiện nay.
“Theo ghi nhận ban đầu của các cán bộ an toàn thì còi tàu cảnh báo có hiệu quả khi đi qua những khu vực họp chợ, dân cư đông”, ông Minh nói.
Ngành đường sắt đang tiến hành nhiều biện pháp đảm bảo an toàn. Ảnh: Đ.Loan
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt cho hay, các đơn vị liên quan đang tiến hành đo âm lượng tiếng còi và thu thập thông tin về phản ứng của người đi đường khi đoàn tàu chạy qua, sau đó ngành đường sắt sẽ có kế hoạch triển khai cụ thể.
Video đang HOT
Hiện đường sắt giao cắt với đường bộ tại hơn 5.500 đường ngang, trong đó có hơn 1.500 đường ngang hợp pháp, còn lại là đường ngang tự mở, lối đi dân sinh.
Sáu tháng đầu năm, cả nước xảy ra 167 vụ tai nạn đường sắt, giảm 18%, làm 79 người chết và 112 người bị thương. Thống kê cho thấy, 70% số vụ tai nạn xảy ra ở các lối đi dân sinh tự mở trái phép và dọc hai bên hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Đoàn Loan
Theo VNE
Còn hơn 182 đường ngang dân sinh bất hợp pháp, cần được xóa bỏ
Theo thống kê của Công ty CP đường sắt Nghệ Tĩnh, trên địa bàn Nghệ An có 51 đường ngang, trong đó có 21 đường ngang có gác, 14 đường ngang có biển báo tự động và 16 đường ngang có biển báo.
Lực lượng CSGT đường sắt đường bộ Nghệ An kiểm tra các địa điểm đường ngang dân sinh bất hợp pháp.
Và trong thời gian qua, những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra tại những đường ngang dân sinh, biến những "lối đi" này thành những điểm đen về tai nạn. Phần lớn những vụ tai nạn đều bắt nguồn từ tuyến những đường ngang bất hợp pháp và ý thức của người tham gia giao thông. Vậy nên, việc đề xuất "đóng lối" những đường ngang bất hợp pháp là một cách giảm đi những vụ tai nạn chết người.
Theo số liệu từ Phòng CSGT (Công an Nghệ An), trong năm 2016 trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 19 vụ, làm chết 14 người, bị thương 6 người, hư hỏng 3 ô tô, 6 mô tô, 2 xe đạp, 2 đầu máy. So với năm 2015 giảm 2 vụ, tăng 1 người chết, giảm 4 người bị thương.
Trong khi đó, theo thống kê mới nhất thì riêng những ngày đầu tháng 2/2017, toàn tỉnh Nghệ An xảy ra 5 vụ TNGT, chủ yếu tại các điểm giao cắt. Điển hình, ngày 1/2, trong lúc băng qua điểm giao với đường sắt ở huyện Quỳnh Lưu, một ô tô đã bị tàu hỏa tông khiến 4 người nguy kịch.
Vào khoảng 8h sáng cùng ngày 20/1/2017, trên đường ngang dân sinh tại km 242 500 tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng thuộc địa phận phường Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai xảy ra vụ tai nạn đường sắt khiến 1 người phụ nữ nguy kịch.
Nghệ An, đang có một thực trạng đáng báo động hơn đó là tại các điểm đường không có rào chắn, thiết bị báo hiệu và chưa được đầu tư tấm lát bê tông phẳng lòng đường sắt nên rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông khi đi qua đây.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 2 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 126 km. Trong đó tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 99,5 km đi qua địa bàn thị xã Hoàng Mai, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn và TP Vinh, có tới 233 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Đặc biệt, hiện vẫn còn 15/51 đường ngang chưa có gác chắn và biển cảnh báo tự động, 182 đường dân sinh bất hợp pháp, chủ yếu do người dân tự mở... Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc tồn tại nhiều đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt, nhất là trên tuyến đường sắt Bắc - Nam có nhiều điểm giao cắt bị che khuất bởi tầm nhìn, nhiều đoạn song song với quốc lộ 1, khu đông dân cư nên tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn giao thông. Bởi trên thực tế ý thức tham gia giao thông của người dân khi đi qua các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt còn hạn chế.
Nghệ An hiện còn rất nhiều đường ngang cắt đường sắt bất hợp pháp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông.
Đứng trước thực trạng đó, ngày 4/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có Công điện yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Cục đường sắt và VNR phối hợp với cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua đề xuất phương án bảo đảm an toàn tại đường ngang trên toàn tuyến, bao gồm cả việc xây dựng đường gom, lập chắn đường ngang để xóa bỏ toàn bộ lối đi dân sinh hiện hữu, xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị, địa phương.
Tại Nghệ An, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, những giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông tại các điểm đường ngang dân sinh đã được UBND tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 2607/UBND.NC ngày 22/4/2016 đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Cục đường sắt Việt Nam thực hiện nâng cấp đường ngang hợp pháp (chưa có gác chắn, rào chắn) thành đường ngang phòng vệ cảnh báo tự động và lắp đặt cần chắn tự động.
Riêng Đội CSGT đường sắt (Phòng CSGT Nghệ An) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, thậm chí xử lý những trường hợp các vi phạm về chỉ giới, hành lang an toàn giao thông đường sắt. Đồng thời, tổ chức lập kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra các đường ngang dân sinh để các tuyến đường này được an toàn.
"Ngoài ra, theo đề xuất của chúng tôi, cần có biện pháp đóng những đường ngang dân sinh bất hợp pháp. Bởi đây, là những địa điểm rất không an toàn khi không có một biển báo nào cảnh báo", Thiếu tá Nguyễn Văn Đường - Đội trưởng Đội CSGT đường sắt (Phòng CSGT Nghệ An) cho biết.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Hơn 370 vụ tai nạn đường sắt trong một năm Các vụ tai nạn, sự cố đường sắt trong năm 2016 đã làm hỏng 153 km đường sắt, 19 đầu máy, 17 toa xe. Ngày 5/1, ông Vũ Tá Tùng (Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt) cho biết, năm 2016 ngành đường sắt đã xảy ra hơn 370 vụ tai nạn, giảm 20% so với năm trước song thiệt hại lại...