Ngành đường sắt giảm giá vé tàu khách đến các tỉnh miền Trung
Ngành đường sắt sẽ giảm 20% giá vé các đoàn tàu khách cho hành khách đi, đến khu vực miền Trung, đoạn từ ga Quảng Ngãi đến ga Yên Trung ( tỉnh Hà Tĩnh).
Ngành đường sắt giảm giá vé tàu khách đến các tỉnh miền Trung. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ giảm giá vé các tàu khách Thống nhất đến miền Trung nhằm đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn trong mùa mưa bão.
Cụ thể, ngành đường sắt sẽ giảm 20% giá vé các đoàn tàu khách SE3/SE4, SE7/SE8, SE21/SE22 cho hành khách đi, đến khu vực miền Trung, đoạn từ ga Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đến ga Yên Trung (tỉnh Hà Tĩnh). Thời gian áp dụng từ ngày 30/10 đến hết ngày 15/11/2020.
Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục miễn cước vận chuyển hàng cứu trợ của các tổ chức đến người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ từ tất cả các ga đến các ga Huế, Đông Hà, Đồng Hới, Vinh trên toa xe hành lý nối theo tàu khách, tàu hàng từ nay đến hết ngày 15/11/2020.
Video đang HOT
Được biết, do ảnh hưởng của bão số 9 (Molave) qua khu vực miền Trung, ngành đường sắt đã phải bãi bỏ một số mác tàu.
Cụ thể, tại ga Hà Nội, bãi bỏ tàu SE3 xuất phát Hà Nội lúc tối ngày 28/10 nhưng vẫn tổ chức chạy tàu SE1 xuất phát ga Hà Nội lúc 22 giờ 15. Tàu SE1 sẽ đỗ thêm các ga để tác nghiệp hành khách của tàu SE3.
Tại ga Sài Gòn, bãi bỏ tàu SE4 xuất phát Sài Gòn tối 28/10 và tàu SE22 Sài Gòn-Đà Nẵng xuất phát Sài Gòn ngày 29/10/2020. Tại ga Đà Nẵng, bãi bỏ kế hoạch chạy tàu SE21 Đà Nẵng-Sài Gòn xuất phát Đà Nẵng ngày 29/10.
Từ ngày 29/10 trở đi, ngoài việc bãi bỏ tàu SE21/SE22 ngày 29/10, các tàu khác tổ chức chạy bình thường theo biểu đồ chạy tàu hiện hành.
Sau khi bão tan, từ ngày 30/10, ngành đường sắt tiếp tục chạy trở lại các tàu Thống nhất SE1/2, SE3/4, SE7/8 giữa Hà Nội-Sài Gòn, tàu SE21/SE22 giữa Đà Nẵng-Sài Gòn./.
Đường sắt thiệt hại nặng do mưa lũ tại miền Trung
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa cho biết, ngành đường sắt bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng do mưa lũ gây hư hỏng hạ tầng, phải dừng chạy tàu, gián đoạn vận tải Bắc - Nam.
Hiện trường sự cố do mưa lũ trên tuyến đường sắt Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN
Theo đó, do ảnh hưởng các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 7-19/10 tại khu vực miền Trung, một số vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt đã bị hư hỏng. Đặc biệt, có những vị trí phải phong tỏa dừng tàu để khắc phục hậu quả.
Trong đó, tính đến 7 giờ 00 ngày 19/10, hệ thống cầu, đường, hầm, cống... đã có hơn 30 điểm, vị trí trên tuyến đường sắt Bắc - Nam bị xói trôi nền đá, sạt lở taluy, đất đá trên núi cao tràn xuống đường sắt và nhiều điểm nước dâng cao ngập trên đỉnh ray từ 150-800 mm, gây mất an toàn chạy tàu, phải dừng chạy tàu.
Ngành đường sắt đã phong tỏa khu gian có các điểm bị hư hỏng, trở ngại để khắc phục, giải phóng trở ngại hoặc chờ nước rút để kiểm tra, sửa chữa và trả đường tốc độ chậm 5km/giờ. Sau đó, tiếp tục sửa chữa để nâng dần tốc độ, trả về tốc độ khu gian theo quy định ban đầu.
Về hệ thống thông tin tín hiệu, điện, mưa lũ đã gây mất điện lưới, phải chạy máy phát điện để điều hành sản xuất tại 15 ga. Các đường ngang thuộc địa phận các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình do bị mất điện lưới các đường ngang, phải thay ắc quy và nạp bổ sung đảm bảo an toàn chạy tàu và luân phiên sử dụng.
Tại một số đường ngang hộp cảm biến bị ngập nước nên phải cử người cảnh giới và treo biển hư hỏng thiết bị tại các đường ngang này để các phương tiện qua lại chú ý an toàn. Một vài đường ngang cần chắn bị bung khớp nối an toàn, phải xử lý gia cố tạm thời. Đồng thời, đình chỉ thiết bị điều khiển thông tin tín hiệu tại 3 ga và 2 vị trí đường ngang.
Liên quan vận tải, theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, từ ngày 8-14/10, mưa bão làm tắc đường khu vực Huế - Đông Hà. Từ ngày 17-19/10 tắc đường khu vực từ Đông Hà đến Đồng Hới và từ Đồng Hới đến Vinh, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty vận tải đường sắt. Tổng thiệt hại do giảm doanh thu và chi phí phát sinh là 26,9 tỷ đồng.
Trong đó, về vận tải hành khách, thiệt hại khoảng 16,2 tỷ đồng do sụt giảm doanh thu và chi phí phát sinh, gồm: phải ngừng chạy hoặc rút ngắn hành trình tàu khách và chuyển tải hành khách tất cả 72 chuyến tàu, dẫn đến doanh thu giảm khoảng 9,6 tỷ đồng. Chi phí phát sinh do chuyển tải, suất ăn miễn phí cho hành khách và chi phí phát sinh khác do tàu nằm chờ đường là hơn 0,4 tỷ đồng. Hành khách trả lại hơn 12.000 vé với khoảng 6,2 tỷ đồng tiền vé trả.
Về vận tải hàng hóa, tổng thiệt hại khoảng 10,7 tỷ đồng, gồm: doanh thu giảm khoảng 10 tỷ do ngừng chạy 63 chuyến tàu hàng; chi phí phát sinh do chuyển tải hơn 0,6 tỷ đồng.
Phó Tổng giám đốc VNR Trần Thiện Cảnh chia sẻ, hiện vẫn còn một số điểm, vị trí hạ tầng tàu phải chạy chậm qua. Các đơn vị đường sắt vẫn tiếp tục tập trung nhân lực, vật lực khắc phục để nâng dần tốc độ, trả lại tốc độ khu gian một cách sớm nhất.
"Hiện nay, tàu đã qua khu vực miền Trung bình thường. Tuy nhiên, để có thể ứng cứu các sự cố hạ tầng một cách nhanh nhất, cũng như đảm bảo an toàn vận tải, ngành Đường sắt vẫn chuẩn bị và triển khai thực hiện tốt phương án phòng chống thiên tai, bão lũ với phương châm 4 "tại chỗ".
Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhu yếu phẩm dự phòng trên tàu khách, phòng khi xảy ra ách tắc đường, có thể phục vụ hành khách chu đáo trong khi chờ thông đường", ông Nguyễn Thiện Cảnh cho hay./.
Đường sắt đầu tư lớn, lỗ 'khủng' Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa cho biết, đường sắt cần hơn 3.700 tỷ để đầu tư thay thế đầu máy, toa xe hết niên hạn. Ngành đường sắt đứng trước nguy cơ tụt hậu. Trước đó, Nhà nước đã đổ vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hằng năm còn nhận khoảng...