Ngành đường bộ khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão Noru
Trao đổi với phóng viên TTXVN chiều 28/9, ông Nguyễn Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ III cho biết, đơn vị vừa có báo cáo nhanh gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam về khối lượng thiệt hại và công tác triển khai đảm bảo an toàn giao thông do ảnh hưởng của bão Noru ( bão số 4) gây ra trên các tuyến quốc lộ.
Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An bị ngập úng cục bộ do mưa lớn. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, Cục Quản lý đường bộ III cho hay, về tắc đường do ngập nước, hiện tuyến Quốc lộ 1, một số đoạn tuyến như: từ Km988 250 – Km988 700, ngập từ 0,3 – 0,5m; Km987 150 – Km988 100, ngập từ 0,2 – 0,3m. Cục Quản lý Đường bộ III, đã chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với lực lượng chức năng đang triển khai điều tiết, hướng dẫn giao thông chỉ cho các phương tiện ô tô lưu thông qua.
Tại tuyến đường Hồ Chí Minh, cầu Đắk Trùi I – Km1487 300: Nước ngập mặt cầu từ 9h ngày 28/9, chiều cao ngập 0,5m, dài 150m; Km1466 400: Nước ngập mặt đường từ 10h ngày 28/9, chiều cao ngập 1m, dài 50m, hiện tại Cục Quản lý đường bộ III đã chỉ đạo nhà
thầu phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng cảnh sát giao thông trực gác không cho các phương tiện qua các đoạn tuyến nay.
Trong tắc đường do sạt lở taluy âm, taluy dương, Cục Quản lý đường bộ III cho hay, trên đường Hồ Chí Minh (Nhánh Tây) tỉnh Quảng Nam, tại Km449 100 sạt lở ta luy dương (ước tính 1900m3) gây tắc đường, hiện tại đang tiến hành thông xe 1 làn, dự kiến đến 16h sẽ thông xe 1 làn còn lại. Đường Hồ Chí Minh (Nhánh Đông) tỉnh Quảng Nam, tại Km1332 900 sạt lở ta luy dương (ước tính 200m3), gây tắc đường từ 8h00 ngày 28/9/2022 đến 8h30 ngày 28/9/2022, đã thông xe 01 làn; Km1337 800 sạt lở ta luy dương (ước tính 220m3), gây tắc đường từ 8h00 ngày 28/9/2022 đến 8h30 ngày 28/9/2022, đã thông xe 1 làn; Km1344 120 sạt lở ta luy dương (ước tính 1220m3), gây tắc đường từ 8h30, hiện tại đã thông xe 1 làn lúc 9h20.
Đường Hồ Chí Minh (Nhánh Đông) tỉnh Kon Tum, tại Km1415 800 sạt lở ta luy dương (ước tính 100m3), gây tắc đường từ 8h00, hiện tại đã thông xe 1 làn lúc 9h30. Km1422 500 sạt lở ta luy dương (ước tính 320m3), gây tắc đường từ 9h00, hiện tại đã thông xe 1 làn lúc 10h. Km1442 100 sạt lở ta luy dương (ước tính 240m3), gây tắc đường từ 8h30, đến 9h00 ngày 28/9/2022, đã thông xe 1 làn.
Video đang HOT
Đối với đường Trường Sơn Đông, tỉnh Quảng Nam, tại Km37 270 sạt lở ta luy dương (ước tính 200m3), gây tắc đường hoàn toàn từ 8h00 ngày 28/9/2022 đến 9h45 ngày 28/9/2022 đã thông xe 1 làn.
Về khối lượng sơ bộ thiệt hại, Cục Quản lý đường bộ III cho biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tuyến Quốc lộ 1: Mặt đường ổ gà, nứt gãy sâu 5-7 cm , diện tích khoảng 110 m2; hư hỏng biển báo 4 bộ; cây đổ: 20 cây
Cũng trên Quốc lộ 1, tại địa bàn tỉnh Phú Yên, mặt đường ổ gà, nứt gãy sâu 5-7cm với diện tích 3.500 m2; mặt đường ổ gà, nứt gãy sâu 12 – 13cm với diện tích 6.500 m2; mặt đường Sình lún với diện tích 7.300 m2; đất, đá sụt trượt lấp lề, mặt đường với diện tích 350 m3; đất tràn lấp rãnh dọc, cống ngang khoảng 300 m3.
Ngoài ra, tại tuyến Quốc lộ 1D, tổng diện tích mặt đường ổ gà, nứt gãy, mặt đường sình lún… với diện tích gần 1.000 m2.
Tuyến đường Trường Sơn Đông, mặt đường ổ gà, nứt gãy sâu mặt đường sình lún… vào khoảng hơn 500 m2.
Tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà, mặt đường ổ gà, nứt gãy sâu khoảng 600 m2; Quốc lộ 27C, mặt đường ổ gà, nứt gãy sâu với diện tích khoảng 260 m2.
Trong khi đó, về khối lượng sạt lở ta luy âm, ta luy dương, Cục Quản lý đường bộ III cho hay có 8 vị trí sạt trượt với khối lượng 4.400 m3.
Về công tác chỉ đạo khắc phục và đảm bảo an toàn giao thông, lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ III cho biết, ngay sau khi xảy ra ngập nước, sạt lở và tắc đường, Cục đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc và nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên của các quốc lộ khẩn trương triển khai nhân lực, máy móc thiết bị, vật liệu (đá hộc, rọ đá..) thực hiện trực gác đảm bảo giao thông, lắp đặt các biển báo, rào chắn tại các vị trí ngập nước, sạt lở gây thiệt hại công trình và triển khai nhân lực, thiết bị tiến hàng hót sụt đất đá, tràn lấp mặt đường, rãnh dọc, để thông xe.
Hà Tĩnh khắc phục sạt lở bờ sông, kè biển sau bão Noru
Do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa trên diện rộng, làm sạt lở bờ sông và kè biển, uy hiếp trực tiếp đến hàng trăm hộ dân ở các xã Cẩm Thành, Cẩm Duệ, Cẩm Lĩnh, Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên).
Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền huyện Cẩm Xuyên nhanh chóng triển khai giải pháp, huy động lực lượng, vật tư giúp các địa phương kè lại điểm sạt lở.
Lực lượng dân quân tự vệ, cán bộ và nhân dân xã Cẩm Thành kè lại điểm sạt lở. Ảnh: Công Tường/TTXVN
Chính quyền huyện Cẩm Xuyên khẩn trương chỉ đạo chính quyền các xã Cẩm Thành, Cẩm Duệ huy động hơn 400 người là lực lượng tại chỗ như dân quân tự vệ, quân sự, công an, khối đoàn thể và người dân dùng 75 rọ thép, 200 khối đá và 300 cọc tre kè lại các điểm sạt lở nhằm giúp nhân dân yên tâm sinh sống.
Ông Lê Công Quang, thôn Đồng Bàu, xã Cẩm Thành cho biết, nhà ông ở bên bờ sông Ngàn Mọ gần cầu Kho. Mỗi lần mưa, lũ, nước đổ về gây sạt lở vào vườn 3 - 4m. Năm nay, nước lũ làm sạt lở, đổ 16m tường rào, gây sụt lún, nứt tường nhà ngang, hư hại công trình phụ, công trình chăn nuôi, ông rất lo lắng. Xã đã huy động người dân kè lại đoạn sạt lở, ông đã yên tâm phần nào.
Trong những ngày, qua tại thôn 1 xã Cẩm Lĩnh, tuyến đường quốc phòng ven biển sạt lở 10 điểm, với chiều dài hơn 1km làm ảnh hưởng tới 15 hộ dân, được chính quyền di dời đến nơi an toàn và làm biển cảnh báo ngăn cấm người qua lại khu vực nguy hiểm do sạt lở. Tại kè biển thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng, triều cường đã làm sạt lở tuyến kè biển đoạn qua đây. Trước tình hình đó, huyện Cẩm Xuyên huy động lực lượng tại chỗ, chỉ đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể sớm khắc phục tình hình, đảm bảo đời sống nhân dân.
Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết, trước tình trạng sạt lở đất ở các địa phương bên sông Ngàn Mọ, đường ven biển xã Cẩm Lĩnh và sạt lở kè biển ở Cẩm Nhượng, huyện đã khẩn trương chỉ đạo các địa phương nhanh chóng huy động lực lượng giúp nhân dân kè lại những điểm xung yếu. Đồng thời, chính quyền địa phương cảnh báo người dân trước diễn biến mưa lớn sau bão để có phương án tránh trú an toàn. Hiện các điểm sạt lở đã được kè và gia cố an toàn. Tuy nhiên, về lâu dài, huyện đề xuất tỉnh có giải pháp bền vững để đảm bảo đời sống tại những điểm xung yếu này giúp nhân dân yên tâm định cư sinh sống.
Từ đêm 27/9 đến nay, tại Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của bão số 4, khu vực ven biển có gió cấp 5, cấp 6, giật cấp 7, nhiều nơi gió giật cấp 9 kèm theo mưa lớn. Tỉnh đã tổ chức đoàn kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo các huyện Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân, Hương Sơn, thị xã Kỳ Anh chủ động phương án bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân ở vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở ven sông, biển, vùng xung yếu. Đặc biệt là tuyên truyền, hỗ trợ người dân vùng trũng di dời đến nơi tránh trú an toàn.
Hiện nay, lượng mưa đo được tại một số Trạm thủy văn ở Hương Khê là 124,0mm, Hương Trạch 115,0mm, Chu Lễ (Đức Thọ) 101,0mm, Thạch Đồng (Thạch Hà) 87,35mm... Mực nước một số hồ chứa dâng cao và đang xả tràn như Sông Rác xả 30m3/s, Bộc Nguyên xả 10m3/s...và thủy điện Hố Hô xả tràn 69m3/s. Trước dự báo mưa lớn do hoàn lưu sau bão sẽ xảy ra trên diện rộng, tỉnh Hà Tĩnh gấp rút chỉ đạo chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, ban, ngành có biện pháp hỗ trợ người dân trong vùng xung yếu, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Nông dân thất thần nhìn vùng chuối 'tiến vua' tan hoang sau bão số 4 Chuối ngự, đặc sản từng là cống phẩm hoàng triều, được trồng với diện tích lớn ở Quảng Ngãi. Sau khi bão số 4 đi qua, vùng chuối tan hoang, những đôi mắt nông dân thất thần khi chuối ngã rạp, hư hỏng. Có mặt tại xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, nơi có diện tích chuối ngự lớn nhất nhì Quảng...