Ngành dược Nhóm cổ phiếu phòng thủ đáng cân nhắc cho năm 2019 khi chứng trường dự còn khó?
Bước sang năm 2019 khi thị trường chứng khoán dự còn khó khăn, nhiều nhà đầu tư đặt vấn đề liên quan đến nhóm phòng thủ là dược phẩm. Trong đó, tăng trưởng là tất yếu nhưng ngành dược Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề bỏ ngỏ, và cổ phiếu nhóm doanh nghiệp niêm yết cũng tương tự.
Là một nhóm có sự ổn định cao, đi cùng tiềm năng khai thác còn dồi dào khiến dược phẩm luôn là lựa chọn phòng thủ cho danh mục đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn thị trường chứng khoán biến động.
P/E hấp dẫn
Thực tế, mặc dù mức độ hấp dẫn của từng doanh nghiệp cần được xem xét kỹ hơn về năng lực hoạt động và triển vọng tăng trưởng, tuy nhiên hiện tại một số cổ phiếu dược phẩm niêm yết dường như đang giao dịch ở mức khá rẻ với P/E trailing 12 tháng là 12-15x, ví dụ như Pymepharco (PME), Dược Bình Định (DBD), Domesco (DMC)…
Bước sang năm 2019 khi thị trường chứng khoán dự còn khó khăn, nhiều nhà đầu tư đặt vấn đề liên quan đến nhóm phòng thủ là dược phẩm. Trong bối cảnh này, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra cảnh báo tại báo cáo ngành mới đây: “Cần nhớ rằng với ngành dược, người chiến thắng cần phải có cơ sở sản xuất chất lượng, một đối tác chiến lược hữu ích, và có giải pháp cho đầu ra”.
Bởi, tăng trưởng chậm của nhiều công ty dược niêm yết trong năm 2018 đã cho thấy quá trình chuyển dịch này có thể sẽ mất nhiều năm. Do đó, dù kỳ vọng tiến độ chuyển dịch trong kênh bệnh viện sẽ nhanh hơn 2018, giới phân tích hiện khá trung lập với cổ phiếu dược.
Nguồn: ACBS.
Nhóm phòng thủ và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng
Phân tích sâu về dư địa phát triển, ghi nhận mức chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng đi cùng quá trình chuyển dịch từ thuốc ngoại sang thuốc nội tại các cơ sở y tế, điển hình là những hỗ trợ từ chính quyền cho nhóm doanh nghiệp nội địa thời gian qua, dược phẩm vẫn nhận được nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư.
Thứ nhất, dân số già hóa đòi hỏi chi tiêu chăm sóc sức khỏe cao hơn. Theo UNFPA, mặc dù Việt Nam vẫn còn trong cơ cấu dân số vàng, nhưng đã bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Báo cáo từ Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo quá trình già hóa tại Việt Nam sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn; chỉ khoảng 15 năm và hoàn tất trước 2040. Dân số già đi đồng nghĩa chi tiêu chăm sóc sức khỏe sẽ nhiều hơn.
Video đang HOT
Độ tuổi trung bình Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1950-2040
Nguồn: Statista.
Thứ hai, thuốc nội thay thế thuốc ngoại kỳ vọng trở thành xu hướng tất yếu cũng là yếu tố thúc đẩy ngành dược tăng trưởng. Khi mà chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng cao chỉ còn là vấn đề thời gian, và điều này đòi hỏi chính phủ cần kiểm soát chi phí tốt hơn, cũng là để kiểm soát lạm phát.
Như vậy, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất điều trị tại các cơ sở y tế là xu hướng tất yếu. Một trong những giải pháp đó là khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng thuốc nội thay vì thuốc nhập khẩu, thông qua các chính sách mà Chính phủ đã và đang thực hiện.
Thời gian qua, một số cơ chế mới cho ngành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nội địa cũng liên tục được ban hành, điển hình như:
(1) Hêt han bao họ đọc quyên thuôc biẹt duơc gôc;
Trong khoang thang 4/2017, Cuc Quan ly Duơc, Bọ Y tê đa thong bao hiẹn co 698 thuôc biẹt duơc gôc, trong đo 447 thuôc đa hêt han bao họ đọc quyên. Khi cac thuôc nay hêt han bao họ ban quyên, cac cong ty duơc khac co thê lây cong thưc, quy trinh san xuât ma khong phai qua giai đoan nghien cưu thư nghiẹm, đuơc goi la thuôc Generic. Đay đuơc xem la tin hiẹu tich cưc cho cac doanh nghiẹp duơc nọi đia san xuât thuôc Generic co co họi trung thâu vao kenh bẹnh viẹn cao hon truơc.
(2) Khong cho trung thâu thuôc ngoai nhạp thuọc danh muc thuôc san xuât đap ưng yeu câu do Bọ Y tê cong bô;
Theo Thong tu 11/2016/TT-BYT quy đinh đôi vơi thuôc thuọc danh muc san xuât trong nuơc đap ưng yeu câu vê điêu tri, gia thuôc va kha nang cung câp do Bọ Y tê cong bô thi trong hô so mơi thâu phai yeu câu nha thâu khong đuơc chao thuôc nhạp khâu thuọc nhom đo. Điêu nay co họi đây tich cưc hô trơ cho hoat đọng đâu thâu cua cac cong ty duơc nọi đia.
(3) Sưa đôi Luạt duơc sô 105/2016/QH13 vê uu tien phat triên duơc liẹu, thuôc duơc liẹu va thuôc cô truyên;
Luạt Duơc sưa đôi đa đua ra mọt loat cac chinh sach, giai phap nhăm khoi phuc lai vi thê cho duơc liẹu, thuôc duơc liẹu va thuôc cô truyên Viẹt Nam, trong đo co vân đê hô trơ phat triên nuoi trông, quan ly chạt che hon vê nhạp khâu duơc liẹu, đông thơi cho phep chi đinh thâu đê nganh duơc trong nuơc co điêu kiẹn phat triên. Đay chinh la co họi cho nhưng doanh nghiẹp nọi đia hoat đọng san xuât trong mang đong duơc.
Trong bối cảnh đó, chi tiêu chăm sóc sức khỏe dự báo phần lớn sẽ đổ vào kênh bệnh viện. Trên quan điểm VDSC, chính phủ sẽ phải tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe trong những năm tới; đó là điều đã diễn ra ở Trung Quốc, và khả năng cao sẽ lặp lại ở Việt Nam. Điều này đồng nghĩa các công ty dược tập trung bán hàng vào kênh bệnh viện sẽ hưởng lợi nhiều hơn.
Bước đầu chuyển dịch, nhưng còn chậm
Dựa trên kết quả đấu thầu vào các cơ sở y tế từ 2017 đến tháng 6/2018, VDSC nhận thấy quá trình chuyển dịch đã bước đầu diễn ra. Các công ty dược trong nước như PME hay Imexpharm (IMP) đã có những sản phẩm trúng thầu nhóm 1 và 2, trước đây vốn là sân chơi riêng của thuốc ngoại nhập.
Thống kê kết quả đấu thầu vào các cơ sở y tế 2017- 6T2018
Nguồn: DAV, VDSC.
Tuy nhiên, số lượng trúng thầu ở các nhóm này chưa đạt được kỳ vọng. Một trong những lý do là dự thảo mới về quy trình đấu thầu thuốc vẫn chưa được phê duyệt, dù đã hơn một năm trôi qua. Sự chậm trễ này cho thấy xung đột lợi ích giữa thuốc nội-ngoại vẫn còn cao, và điều này khả năng sẽ tiếp tục làm chậm quá trình chuyển dịch.
Và như vậy, người chiến thắng là người tìm được câu trả lời cho đầu ra. Hiểu nôm na, các công ty như PME và IMP kỳ vọng các nhà máy mới sẽ giúp đẩy mạnh doanh số trong kênh bệnh viện. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, quá trình chuyển dịch sẽ còn chậm. Điều này đồng nghĩa không dễ để doanh thu của họ có thể cải thiện trong ngày một ngày hai. Trong khi đó, các công ty khác như Mekophar (MKP) lại lựa chọn hướng sản xuất cho đối tác chiến lược để được đảm bảo đầu ra, dù biên lợi nhuận không cao bằng.
Tóm lại, tăng trưởng là tất yếu nhưng ngành dược Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề bỏ ngỏ, và cổ phiếu nhóm doanh nghiệp niêm yết cũng tương tự.
Một số rủi ro trước mắt người kinh doanh dược tiếp tục phải đối mặt như việc các hiệp định FTA có hiệu lực sẽ làm giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc ngoại nhập, giá nguyên liệu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao do tác động từ các chính sách bảo vệ môi trường từ Trung Quốc… Trong đó, rủi ro chính sách vẫn là lớn nhất vì đây là ngành phụ thuộc rất nhiều vào chính sách.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Lãi ròng doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng 21% trong quý III
Theo kết quả tổng hợp của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dựa trên kết quả của 590 công ty niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý III/2018, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của toàn thị trường có mức tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Khách hàng tìm hiểu dự án căn hộ tại TPHCM. Ảnh: Nguyễn Hiền
Cụ thể, tăng trưởng của nhóm ngân hàng đã chậm lại trong quý III/2018 với mức tăng 17% so với quý III/2017. Trước đó, VDSC cũng đã đưa ra dự báo ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại từ quý III do mức tăng trưởng của ngành này dường như đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2018.
Trong khi đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản tăng mạnh do nhiều công ty ghi nhận lợi nhuận trong quý này như NLG, NVL và DXG.
Lợi nhuận của ngành dầu khí (bao gồm PVB, PVC, PVD, PVS) cũng tăng mạnh nhờ đóng góp của PVD và PVS. Hai công ty này đều có các khoản hoàn nhập dự phòng lớn. Bên cạnh đó, PVS cũng ghi nhận lợi nhuận từ dự án Sao Vàng Đại Nguyệt trong quý III.
Nhóm nguyên vật liệu có kết quả không khả quan. Hầu hết các công ty thép (HSG, NKG, VIS, POM và TLH) đều gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng và áp lực cạnh tranh. HPG là ngoại lệ duy nhất.
Tựu trung lại, lợi nhuận sau thuế toàn thị trường tăng 21% so với quý III/2017, trong đó VHM và GAS đóng góp đáng kể vào con số này. Tuy nhiên, nếu loại trừ kết quả của nhóm ngành tài chính, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của thị trường chỉ lần lượt là 12% và 9% so với cùng kỳ năm trước.
Điều đó cho thấy đóng góp của nhóm ngành tài chính, GAS và MSN vào tăng trưởng thu nhập của cả thị trường là rất lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia của VDSC lo ngại tăng trưởng của những trụ cột này trong năm tới khó có thể tích cực như năm nay.
Nguyễn Hiền
Theo baohaiquan.vn
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 07/12 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp PHC - Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings -Đã thông qua việc điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 2018 giảm 15,7% so với kế hoạch, xuống còn 48,9 tỷ đồng. Lý do Công ty phải...