Ngành du lịch “tỷ đô” của Ai Cập nguy cơ sụp đổ vì bạo loạn

Theo dõi VGT trên

Từng thu về tới 13 tỷ USD và đóng góp 11% vào GDP, ngành du lịch của Ai Cập đang lao dốc mạnh khi các công ty du lịch quốc tế đua nhau hủy tour, trong khi nhiều quốc gia khuyến cáo người dân tránh xa Ai Cập vì bạo lực.

Theo hãng tin AFP, lo sợ các cuộc bạo loạn khắp Ai Cập sau cuộc trấn áp đẫm m.áu của chính quyền được quân đội hậu thuẫn hồi giữa tuần đã khiến một loạt quốc gia cảnh báo người dân không nên tới vương quốc của kim tự tháp.

Ngành du lịch tỷ đô của Ai Cập nguy cơ sụp đổ vì bạo loạn - Hình 1

Bạo lực đang bùng phát khắp Ai Cập khiến du khách lo sợ

Trong khi đó những du khách đang có mặt tại đây được khuyến cáo ở trong khách sạn và các khu nghỉ dưỡng, cho dù các khu vực họ lưu trú không bị bạo lực đe dọa, khiến cảm giác bất an, vốn đã làm ảnh hưởng nặng nề ngành du lịch càng tăng thêm.

Du lịch là một bộ phận thiết yếu trong nền kinh tế Ai Cập, chiếm khoảng hơn 11% GDP trước khi làn sóng bất ổn chính trị bùng phát từ sự kiện mùa Xuân Ả rập năm 2011.

Theo số liệu của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD, năm 2010 Ai Cập từng đón 14,7 triệu lượt du khách, trong đó có 2,8 triệu người Nga, 1,5 triệu người Anh, 1,3 triệu người Đức. Doanh thu của ngành này vào thời điểm đó đạt tới 13 tỷ USD.

Tuy nhiên năm 2011, lượng du khách sụt mạnh xuống 9,5 triệu người trước khi phục hồi lại mức 11,2 triệu vào năm 2012. Trong 5 tháng đầu năm 2013, số du khách tới đây tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong ngày hôm qua, các hãng lữ hành Thomas Cook và TUI Germany, công ty con của TUI travel – hãng du lịch lớn nhất châu Âu, đã thông báo việc hủy toàn bộ các chuyến đưa du khách từ Đức tới Ai Cập cho đến ngày 15/9, do lo ngại tình hình mất an ninh hiện nay.

Các hãng lữ hành tại Bỉ, Jetair và Thomas Cook cũng đã hủy toàn bộ các chuyến bay tới Ai Cập cho đến hết tháng 8, hãng thông tấn Belga cho biết.

Chính phủ Anh thì tiếp tục mở rộng cảnh báo đi lại tới Ai Cập được đưa ra trước đó, bao gồm cả các khu nghỉ dưỡng tại biển Đỏ, vốn được coi là an toàn cho đến khi các sự kiện hồi tuần này nổ ra.

Cảnh báo đã nêu cụ thể rằng các công dân Anh tại khu nghỉ dưỡng Hurghada nên ở trong khách sạn, sau khi giới chức Anh nhận được khuyến cáo từ cảnh sát Ai Cập về bạo lực trong bối cảnh có một người t.hiệt m.ạng tại thành phố này trong cuộc trấn áp ngày thứ Tư.

Video đang HOT

“Cảnh sát Hurghada đã khuyến cáo các du khách ở lại trong khuôn viên khách sạn”, thông báo từ Bộ ngoại giao Anh viết. “Chúng tôi khuyến cáo người dân tuân theo lời khuyên này. Mọi người nên tránh mọi cuộc tuần hành và tụ tập đông người. Nếu nhận thấy có bất kỳ cuộc biểu tình nào ở gần kề, các bạn cần rời khu vực đó ngay lập tức. Đừng tìm cách vượt qua các chốt chặn trên đường do các lực lượng an ninh và người biểu tình dựng lên”.

Ngành du lịch tỷ đô của Ai Cập nguy cơ sụp đổ vì bạo loạn - Hình 2

Nhiều khu du lịch nổi tiếng của Ai Cập đang rơi vào cảnh đìu hiu

Hiệp hội du lịch Anh (ABTA) ước tính rằng hiện có khoảng 40.000 người Anh đang ở tại các khu nghỉ dưỡng ven biển Đỏ, bao gồm Hurghada và Sharm el-Sheikh, cách Cairo khoảng 8 giờ xe chạy.

Hãng du lịch Thomas Cook có trụ sở tại Anh cho biết đã hủy toàn bộ các chuyến đi từ các khu nghỉ dưỡng ở biển Đỏ tới Cairo, Luxor, ngọn núi của Moses và tu viện thánh Catherine.

Giới chức Pháp, Đức và Tây Ban Nha cũng có những cảnh báo tương tự như Bộ ngoại giao Anh. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius còn bày tỏ có khả năng nước này sẽ tiến hành một cuộc di tản các công dân nước mình.

“Chúng tôi sẽ theo dõi xem tình hình diễn biến ra sao”, ông Fabius nói và cho biết thêm trong thời điểm này các công dân Pháp “được khuyến cáo mạnh mẽ nên ở nhà”.

Nga, nước có hơn 50.000 công dân đang đi nghỉ tại Ai Cập và một con số tương tự đã đặt vé để tới đây trong các tháng tới, cũng khuyến cáo các công ty du lịch ngừng bán tour tới quốc gia Bắc Phi này.

Các hãng lữ hành tại Phần Lan, Na-uy, Thụy Điển thì cho biết trong cuối tuần này họ sẽ cho hồi hương toàn bộ du khách của mình, nhiều người trong số này chấp nhận cắt ngắn kỳ nghỉ. Những công ty này cũng tạm dừng các chuyến đưa du khách mới tới Ai Cập ít nhất cho tới tháng 9. Thậm chí một số trường hợp còn tạm dừng cho tới giữa tháng 10.

Italia, Áo và Bỉ cũng khuyến cáo người dân không nên tới Ai Cập. Trong đó chính phủ Italia đã nhấn mạnh thêm một cảnh báo trước đó với nhận định: “an ninh chung đang có xuống cấp không ngừng” tại Ai Cập. Ước tính khoảng 19.000 người Italia đang du lịch tại quốc gia kim tự tháp.

Liên đoàn các hãng lữ hành Italia Fiavet cho biết lượng du khách nước này tới Ai Cập đã giảm khoảng 80% trong năm nay.

Theo Thanh Tùng

Khủng hoảng Ai Cập: Khi mùa Xuân mang theo giông bão

Hai năm sau "Mùa xuân Arập", giấc mơ về tự do và dân chủ theo kiểu phương Tây chưa bao giờ trở thành hiện thực. Người dân đất nước Kim tự tháp luôn đứng trước nguy cơ bị vùi dập trong các cơn giông bão của bất ổn, chia rẽ và xung đột.

Khủng hoảng Ai Cập: Khi mùa Xuân mang theo giông bão - Hình 1

Ai Cập chưa một ngày bình yên kể từ khi "mùa Xuân Arập" tràn về.

Tháng 2/2012, hàng triệu người dân Ai Cập đổ ra đường ăn mừng thắng lợi rực rỡ trong sự kiện đ.ánh dấu sự kết thúc 32 năm cầm quyền liên tục của Tổng thống Hosni Mubarak.

Trong men say chiến thắng, người dân đất nước Kim tự tháp mơ về "mùa Xuân" với tương lai tự do và dân chủ như những lời hứa hẹn của phương Tây. Họ đã đặt giấc mơ ấy lên vai nhà lãnh đạo Mohamed Morsi - vị Tổng thống dân bầu đầu tiên trong lịch sử 6.000 năm của đất nước Ai Cập.

Thế nhưng, ông Morsi cùng tổ chức Anh em Hồi giáo đã không thể đưa Ai Cập đến với "tự do, dân chủ" hay bất cứ mùa Xuân Arập nào như người dân mong muốn. Trong suốt một năm, chính phủ của ông đã không có được những thay đổi tích cực cần thiết.

Nền kinh tế vẫn ngập trong khủng hoảng nặng nề. Tăng trưởng vẫn ở mức chạm đáy như trong suốt 2 thập kỷ qua. Giá cả tăng gấp đôi, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng tới mức báo động 13%.

Vể chính trị, chính quyền Tổng thống Morsi luôn đối mặt với sự bất mãn từ đông đảo người dân trước chính sách thâu tóm quyền lực, nhất là khi ông Morsi kiên quyết áp đặt bản Hiến pháp mới nhuốm màu Hồi giáo và từ chối chia sẻ quyền lực với phe thế tục.

Có lẽ do nhận thấy sự lãnh đạo của ông Morsi và Anh em Hồi giáo sẽ chẳng thể đưa Ai Cập đến với "mùa Xuân" như đã hứa, nên một lần nữa người dân lại đứng lên chống chính quyền Morsi như đã từng chống chính quyền Mubarak cách đây 2 năm.

Và vào ngày 4/7, một năm sau khi vị Tổng thống Hồi giáo lên nắm quyền, quân đội Ai Cập tuyên bố phế truất ông Morsi với lý do là ông đã để xảy ra các cuộc biểu tình lớn và không hóa giải được những khác biệt giữa các phe phái trong nước.

Thế nhưng dường như người dân Ai Cập đã quá ngây thơ khi cho rằng họ có thể lât đổ ông Morsi "suôn sẻ" như đối với ông Mubarak trước đây.

Khác với câu chuyện năm 2012, kịch bản của năm 2013 đã không hội đủ hai yếu tố cơ bản: lực lượng đối lập đủ mạnh và sự ủng hộ của đông đảo người dân trong xã hội.

Kịch bản của năm 2013 chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Ai Cập giữa một bên là quân đội nắm nhiều quyền lực nhất trong xã hội và bên kia là tổ chức Anh em Hồi giáo , lực lượng chính trị có tổ chức nhất tại Ai Cập.

Hai lực lượng lớn mạnh không bên nào chịu lùi bước, kéo theo đó là khủng hoảng ngày một leo thang trầm trọng.

Tổ chức Anh em Hồi giáo kiên quyết phủ nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời cũng như tiến trình chính trị mà quân đội đề xuất, bao gồm sửa đổi Hiến pháp năm 2012, tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống vào đầu năm tới.

Trong khi đó, quân đội thẳng tay bắt giam Tổng thống Morsi và tiến hành xét xử nhiều nhân vật quyền lực của Anh em Hồi giáo.

Căng thẳng còn bị đẩy lên mức cao hơn khi có thêm sự tham gia của những người ủng hộ từ cả hai phía. Hàng loạt cuộc biểu tình, đụng độ lớn nhỏ đã nổ ra trên khắp đất nước. Những người trung thành với ông Morsi còn dựng hai trại biểu tình ngồi trường kỳ tại trung tâm thủ đô Cairo khiến mọi hoạt động bị tê liệt. Kế hoạch chuyển giao tại Ai Cập cũng vì thế rơi vào trạng thái treo.

Trong khi đó, các nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế, bao gồm những cuộc điện đàm và các chuyến viếng thăm của nhiều nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu nhằm thúc đẩy hòa giải, đều lần lượt rơi vào ngõ cụt. Ngày 6/8, văn phòng của Tổng thống lâm thời Adli Mansour tuyên bố rằng những nỗ lực nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng tại Ai Cập của các phái viên đến từ Mỹ, EU, Cata và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã thất bại. Cũng từ thời khắc đó, cuộc tìm kiếm mùa Xuân tại đất nước Kim tự tháp chính thức hứng những đòn sét đ.ánh đầu tiên sau nhiều ngày chìm sâu trong bóng đen giông tố.

Ngày 14/8, Ai Cập rung chuyển trước cuộc đụng độ được xem là đẫm m.áu nhất trong lịch sử, khi lực lượng an ninh cưỡng chế và trục xuất đám đông người biểu tình ủng hộ Tổng thống Morsi ra khỏi hai khu cắm trại, nơi họ đã tiến hành các cuộc biểu tình ngồi trong suốt sáu tuần qua nhằm yêu cầu phục chức cho nhà lãnh đạo dân bầu đầu tiên.

Bước đi của quân đội không phải là một quyết định bất ngờ bởi trước đó chính phủ lâm thời do quân đội dựng lên đã nhiều lần cảnh báo sẽ mạnh tay dẹp các trại biểu tình. Thế nhưng, mức độ tàn khốc của hành động này thì đã thực sự g.ây s.ốc không chỉ cho người dân Ai Cập, mà còn đối với cả dư luận thế giới.

Những con số mới nhất từ Bộ Y tế Ai Cập cho biết chỉ trong một ngày đã có hơn 638 người t.hiệt m.ạng và gần 4.000 người bị thương. Nhưng các con số này sẽ chưa dừng lại ở đó, khi mà quân đội đã quyết định dùng cả xe tăng và đạn thật trấn áp người biểu tình, còn người biểu tình thì tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường cho tới khi Tổng thống Morsi được thả bất chấp lệnh giới nghiêm đã được ban bố.

Câu chuyện thảm khốc ngày 14/8 chắc chắn không phải viễn cảnh mà người dân Ai Cập mong muốn khi họ cắm trại biểu tình tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairô cách đây hai năm để buộc ông Mubarak phải từ chức. Nó cũng nằm ngoài suy đoán của những người biểu tình ủng hộ ông Morsi hiện nay. Vậy là sau hai cuộc biểu tình lật đổ hai vị Tổng thống, một độc tài và một dân bầu, những gì mà đất nước Kim tự tháp có được chỉ là những cơn giông tố với bạo lực, bất ổn và biểu tình kéo dài.

Có thể, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, Ai Cập sẽ tìm được con đường thoát khỏi giông bão. Nhưng ở thời điểm hiện tại, rất dễ để thấy rằng nguy cơ về một cuộc nội chiến đang đến rất gần.

Trần Ngọc

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024

Tin đang nóng

Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực

07:06:35 05/07/2024
Tổng thống Nga kết luận: Những biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện bình đẳng để phát triển cho tất cả mọi người, bất kể hệ thống chính trị và kinh tế, tôn giáo và văn hóa của các quốc gia .

Israel sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện quan hệ với Ukraine?

07:04:00 05/07/2024
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ gây căng thẳng cho sự hợp tác của Iran với Nga, làm giảm khả năng thể hiện sức mạnh của Tehran ở Trung Đông.

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?

07:00:05 05/07/2024
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), bất chấp môi trường đầy thách thức, năm 2024 vẫn sẽ chứng kiến số lượng hành khách đi du lịch phá kỷ lục.

Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO

06:57:10 05/07/2024
Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga đặt ưu tiên cho hợp tác đối tác trong khuôn khổ SCO vì sự hợp tác đang phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có tính đến lợi ích của nhau.

Ukraine rút quân một phần khỏi Chasiv Yar

06:52:47 05/07/2024
Thông báo rút quân được đưa ra một ngày sau khi Nga cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát được một phần thị trấn chiến lược Chasiv Yar.

Bị bắt giữ vì nói đùa có bom tại sân bay

06:49:47 05/07/2024
Nói đùa có bom bị cấm ở Philippines. Lực lượng an ninh và thực thi pháp luật xem nói đùa liên quan đến bom, chất nổ hoặc bất kỳ công cụ bạo lực nào ở sân bay hoặc trên máy bay là hành động nghiêm trọng.

EU áp thuế tạm thời 38% đối với xe điện Trung Quốc

06:45:59 05/07/2024
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã áp thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, gồm 17,4% đối với BYD, 19,9% đối với Geely và 37,6% đối với SAIC.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt Nam

06:37:53 05/07/2024
Ít nhất 120 người đã t.hiệt m.ạng trong vụ giẫm đạp sau cuộc tụ họp tôn giáo của các tín đồ đạo Hindu ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.

Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới

06:31:58 05/07/2024
Xét việc các vấn đề môi trường gần đây tác động lớn tới lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Yoon kỳ vọng ông Kim sẽ có thể triển khai chính sách môi trường một cách cân bằng với tầm nhìn rộng mở.

Hợp tác về AI trở thành ưu tiên hàng đầu của các nước

06:30:42 05/07/2024
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tuyên bố thành lập Văn phòng AI gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế để quản lý công nghệ AI theo một luật mới được tin là sẽ mang lại những tác động sâu rộng.

NATO sắp đưa ra 'các bước cụ thể' để Ukraine sớm gia nhập liên minh

06:28:29 05/07/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington (Mỹ) vào tuần tới sẽ đưa ra các bước cụ thể để Ukraine đẩy nhanh tiến trình gia nhập liên minh quân sự này.

SCO kêu gọi xây dựng thế giới đa cực, ủng hộ duy trì không gian không vũ khí

06:15:48 05/07/2024
Cũng theo Tuyên bố Astana, hội nghị tiếp theo của Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO sẽ được tổ chức vào năm 2025 tại Trung Quốc và Trung Quốc sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên tổ chức này trong giai đoạn tới.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá hang động Bến Thân (Phú Thọ)

Du lịch

10:51:20 05/07/2024
Bến Thân (xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn) là một bản người Dao với gần một trăm nóc nhà nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Cưới nhau cả tháng vẫn chưa tân hôn, tôi nôn nóng, cố tình quyến rũ chồng để rồi 'ngây người' trước chiếc ảnh thờ giống mình như đúc

Góc tâm tình

10:49:36 05/07/2024
Cách đây 9 tháng, tôi quen chồng mình. Thấy anh là người thật thà, chất phác, lại có chí làm ăn, tôi đã xiêu lòng ngay từ đầu.

Sân khấu live của dàn Anh Tài Chông Gai khiến Anh Trai Say Hi lép vế vì 1 chi tiết

Tv show

10:48:42 05/07/2024
Không hề kém cạnh nhau về sân khấu trình diễn, nhưng Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai lại ghi nhiều điểm với khán giả hơn một chút bởi một chi tiết ít ai để ý.

Ý tưởng mặc đẹp công sở ngày giao mùa

Thời trang

10:41:06 05/07/2024
Những ý tưởng mặc đẹp dưới đây đảm bảo tiêu chí thanh lịch và chuyên nghiệp nơi công sở đồng thời vẫn có những đổi mới sáng tạo độc đáo.

Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay

Sao châu á

10:25:46 05/07/2024
Theo Non Inthanon, Baifern Pimchanok rất mong chờ 1 cái kết viên mãn cho chuyện tình cảm của cô và Nine Naphat, thậm chí mỹ nhân này đã tính đến chuyện kết hôn.

Hướng nhà t.uổi Nhâm Tuất 1982

Trắc nghiệm

10:19:30 05/07/2024
Một hướng nhà tốt sẽ là t.iền đề của sự sung túc và bình an cho gia chủ. Hướng nhà hợp t.uổi gia chủ nam Nhâm Tuất bao gồm:

Việt Nam bị cấm co-stream Esports World Cup 2024

Mọt game

10:18:50 05/07/2024
Esports World Cup 2024là sự kiện thể thao điện tử quốc tế lớn nhất trong tháng 7, với nhiều bộ môn và quy tụ những đội tuyển chuyên nghiệp hàng đầu thế giới.

Việt Hương điên cuồng tìm kiếm con gái bị 'ma da kéo giò'

Phim việt

10:15:20 05/07/2024
Phim điện ảnh Ma Da vừa chính thức tung ra teaser trailer vào sáng 3/7 đ.ánh dấu vũ trụ kinh dị Việt do Việt Hương thủ vai chính đang cận ngày trình làng đến với khán giả.

'Dự án mật: Thảm họa trên cầu' hé lộ chi phí sản xuất 'khủng', gia nhập hội phim bom tấn sinh tồn đáng xem của Hàn Quốc năm 2024

Phim châu á

10:09:15 05/07/2024
Trailer mới nhất của phim điện ảnh Dự án mật: Thảm họa trên cầu cho thấy mức đầu tư khủng của một dự án thương mại kinh phí lớn đến từ Hàn Quốc với những thước phim chân thực, sống động.

Sập bẫy kẻ l.ừa đ.ảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng

Pháp luật

10:07:01 05/07/2024
Ngày 4/7, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, mới đây, chị T. (ở quận Ba Đình) có nhận được cuộc gọi từ số điện thoại tự xưng là cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình hỗ trợ kiểm tra hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trực tuyến.

Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê

Sức khỏe

09:45:52 05/07/2024
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.