Ngành du lịch lữ hành châu Âu dần phục hồi sau đại dịch COVID-19
Công ty du lịch lữ hành TUI Group của Đức ngày 12/8 cho biết hoạt động kinh doanh đang phục hồi từ sau đại dịch COVID-19, nhờ nhu cầu đặt phòng tăng cao từ Đức và châu Âu.
Người dân và du khách bắt buộc phải đeo khẩu trang tại khu nghỉ dưỡng Saint-Tropez. (Nguồn: AFP)
Công ty du lịch lữ hành TUI Group của Đức ngày 12/8 cho biết hoạt động kinh doanh đang phục hồi từ sau đại dịch COVID-19, nhờ nhu cầu đặt phòng tăng cao từ Đức và châu Âu cùng với việc nới lỏng các hạn chế đi lại gần đây tại Anh.
TUI Group với trụ sở chính tại Hannover (Đức) cho hay lượng đơn đặt du lịch mùa Hè tăng thêm 1,5 triệu (đơn) kể từ tháng Năm và tin tưởng vào nhu cầu trong thời gian còn lại của kỳ nghỉ quan trọng này trong năm, qua đó giúp giảm bớt áp lực tài chính do cuộc khủng hoảng COVID-19 .
TUI Group đã vay hơn 4 tỷ euro (4,7 tỷ USD) và nhiều lần được Chính phủ Đức cứu trợ do đại dịch buộc công ty phải ngừng hoạt động trong các kỳ nghỉ năm ngoái.
Video đang HOT
Trong mùa Hè này, TUI Group nhận được 4,2 triệu lượt đặt phòng trước và nhận thấy nhu cầu cũng như xu hướng đặt chỗ tăng mạnh trong những tuần gần đây, giữa bối cảnh du lịch từ Anh, một trong những thị trường lớn nhất của công ty lữ hành Đức, được phép khởi động lại trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, TUI Group đã cắt giảm công suất phục vụ mùa Hè này xuống còn 60% so với chương trình năm 2019, giảm so với kế hoạch đạt 75% công suất được đưa ra trong tháng Năm, với nguyên nhân một phần được cho là do việc hạn chế đi lại ở Anh kéo dài hơn dự kiến.
Giám đốc điều hành TUI Group Fritz Joussen cho biết rằng công ty sẽ cân nhắc huy động vốn để trả nợ. Trong tháng Bảy, các ngân hàng đã đồng ý gia hạn hạn mức tín dụng cho TUI Group thêm hai năm đến năm 2024, nhằm cho phép công ty có thêm thời gian để phục hồi.
Lượng đặt chỗ từ Đức và phần còn lại của châu Âu giúp TUI Group lần đầu tiên kể từ khi bùng phát đại dịch ghi nhận dòng tiền dương trong giai đoạn tháng 4-6/2021. Theo đó, TUI Group ghi nhận dòng tiền 320 triệu euro.
IMF thông qua lần phân bổ Quyền Rút vốn đặc biệt lớn nhất lịch sử
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/8 đã thông qua lần phân bổ mới của Quyền Rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 650 tỷ USD.
Đây cũng là lần phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử IMF nhằm thúc đẩy tính thanh khoản toàn cầu giữa đại dịch COVID-19.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva khẳng định đây là "quyết định lịch sử" để kích thích nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Bà Georgieva cũng lưu ý rằng cơ chế phân bổ SDR mới sẽ mang lại lợi ích cho tất cả thành viên IMF, giải quyết nhu cầu toàn cầu trong dài hạn về dự trữ, xây dựng lòng tin và thúc đẩy sự linh hoạt và ổn định của kinh tế toàn cầu, qua đó sẽ đặc biệt giúp các nước bị ảnh hưởng nhất có thể ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.
Theo IMF, khoảng 275 tỷ USD trong lần phân bổ mới sẽ được chuyển đến các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, trong đó có các nước thu nhập thấp.
Trong cập nhật mới đây của báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới (WEO), IMF đánh giá nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng với mức nợ cao và nguồn lực hạn chế để tăng ngân sách y tế và xã hội, do đó việc tiếp cận được thanh khoản quốc tế có "ý nghĩa sống còn" để giúp các nước đó ứng phó khủng hoảng.
Báo cáo khẳng định cơ chế phân bổ SDR mới dự kiến bổ sung cho những nỗ lực của IMF và các tổ chức đa phương khác , như Sáng kiến tạm ngừng nghĩa vụ trả nợ của Nhóm G20, nhằm hạn chế tác động của đại dịch với các nền kinh tế đang gặp khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, IMF lưu ý cơ chế phân bổ SDR mới sẽ "giải quyết nhu cầu toàn cầu trong dài hạn" để bổ sung cho các tài sản dự trữ hiện tại.
Dù có sự không chắc chắn, IMF ước tính nhu cầu dài hạn trên toàn cầu với tài sản dự trữ ở khoảng 1.100 đến 1.900 tỷ USD (tương đương 800 đến 1.300 tỷ SDR) trong 5 năm tới. Lần phân bổ SDR mới trị giá 650 tỷ USD (tương đương 453 tỷ SDR) sẽ đáp ứng 30 đến 60% nhu cầu dự trữ toàn cầu ước tính.
Trước đó, đề xuất phân bổ SDR mới đã bị trì hoãn trong hơn 1 năm qua, do Mỹ, quốc gia thành viên có quyền phủ quyết duy nhất, đã bác bỏ hồi năm ngoái dưới thời chính phủ tiền nhiệm. Sau khi lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng đảo ngược quan điểm và bày tỏ ủng hộ kế hoạch này.
Tại hội nghị mùa Xuân trực tuyến giữa IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 4 vừa qua, đề xuất cũng đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm G20 cũng như giới chức các nước thành viên IMF khác.Theo IMF, cơ chế phân bổ SDR mới sẽ có hiệu lực từ ngày 23/8.
Đến nay, IMF đã phân bổ 204,2 tỷ SDR (tương đương 293 tỷ USD) cho các nước thành viên, trong đó 182,6 tỷ SDR được phân bổ vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rổ tiền tệ của SDR gồm đồng USD, đồng euro, đồng yên Nhật Bản, đồng bảng Anh và nhân dân tệ của Trung Quốc.
Đức cải thiện hệ thống cảnh báo lũ lụt Chính phủ Đức cam kết cải thiện hệ thống cảnh báo lũ lụt trong bối cảnh lực lượng cứu hộ khẩn cấp tiếp tục tìm kiếm những nạn nhân trong trận lũ lụt được đánh giá là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất tại nước này trong 60 năm qua, khiến 165 người thiệt mạng. Người phát ngôn Chính phủ Đức Martina...