Ngành điều sẽ phải hạ mục tiêu xuất khẩu?
Triển vọng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam năm nay phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19
Năm 2020, ngành điều Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức tiêu thụ hạt điều trên thị trường yếu hẳn so với cùng kỳ.
Để khích cầu thị trường buộc doanh nghiệp đã giảm giá điều xuất khẩu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu 4 tháng giảm. Do vậy, theo tính toán của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), ngành điều Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu xuống còn 3 tỷ USD.
“Các doanh nghiệp Việt Nam sau khi cân đối nếu thấy được thì chấp nhận bán với giá thấp, chính vì vậy mà trong 4 tháng qua khối lượng xuất khẩu điều tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng giá xuất khẩu chỉ tăng nhẹ”, ông Nguyễn Đức Thanh, nguyên Chủ tịch Vinacas, Tổng giám đốc Công ty TNHH Chế biến Nông sản thực phẩm xuất khẩu Tân An nói.
Lượng tăng cao, kim ngạch tăng thấp
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2020, ước xuất khẩu điều đạt 42.626 tấn, trị giá hơn 280,70 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 19,47%.
Cộng dồn 4 tháng đầu năm xuất khẩu điều ước đạt 137.533 tấn, trị giá gần 950 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 19,48% về lượng nhưng về trị giá chỉ tăng 5,31%.
Như vây, 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu điều tăng mạnh về lượng nhưng kim ngạch tăng nhẹ về do giá xuất khẩu điều giảm.
Video đang HOT
Hiện nay, dịch Covid-19 tuy đã được kiểm soát tại Trung Quốc, nhưng lại lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và châu Âu – thị trường xuất khẩu hạt điều truyền thống của Việt Nam. Tại Hoa Kỳ và EU, việc hạn chế đi lại của người dân khiến nhu cầu dự trữ thực phẩm thiết yếu tăng. Trong khi, hạt điều lại là thực phẩm phụ, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các thực phẩm quan trọng khác.
Giá hạt điều chế biến giảm mạnh trong bối cảnh giao dịch ảm đạm. Hiện một số nhà sản xuất lớn ở Việt Nam chào bán hạt điều nhân loại W320 từ 2,95 – 3,05 USD/pound (FOB tại TP.HCM); hạt điều loại W240 từ 3,30 – 3,40 USD/pound. Trong khi đó, giá chào bán hạt điều chế biến của các nhà máy nhỏ giao kỳ hạn từ tháng 4 đến tháng 10/2020 còn thấp hơn.
Hiện một số khách hàng trên thế giới yêu cầu các nhà máy giao hàng sớm nhất có thể do lo ngại việc vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu có thể gặp khó khăn, cước tàu vận tải tăng cao.
“Giá xuất khẩu điều có tốt hay không còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh trên toàn cầu. Nếu tình hình dịch bệnh ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc tốt lên có thể giá xuất khẩu điều sẽ khởi sắc trở lại, nếu không thì giá xuất khẩu cũng vẫn đứng ở mức này chứ không giảm nữa. Cụ thể điều mã 320 giá 3-3,1 USD/pound (FOB tại TP.HCM). Dự báo, trong quý II sản lượng xuất khẩu điều vẫn tốt, so với cùng kỳ năm ngoái chắc chắn sẽ tăng vì hiện nay, các thị trường châu Âu, Mỹ đang có dấu hiệu muốn mua trở lại, còn tại thị trường Trung Quốc bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên giá xuất khẩu còn tùy thuộc vào dịch bệnh Covid-19″, ông Thanh cho biết.
Cường quốc, nhưng đứng sau về chế biến sâu…
Theo Vinacas, Việt Nam là nước xuất khẩu điều số 1 trên thế giới nhưng chủ yếu là xuất dưới dạng nhân điều sơ chế, và các thị trường xuất khẩu chủ lực là châu Âu, châu Úc, Mỹ và Trung Quốc,…
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp điều tham gia lĩnh vực chế biến sâu tẩm ướp gia vị, như: điều rang muối, điều tẩm mật ong, sửa điều, điều wasabi… Các mặt hàng này nếu xuất vào thị trường Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á thỉ các doanh nghiệp vẫn giữ được thương hiệu của công ty, còn xuất đi các thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu, Úc… các công ty Việt Nam chủ yếu gia công chế biến sâu nên xuất bằng thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Do vậy, tuy là cường quốc điều nhưng người nông dân và các doanh nghiệp chế biến sâu của Việt Nam chỉ nhận được từ 40 – 50% trong chuỗi giá trị điều, phần còn lại thuộc về các tập đoàn, các nhà bán buôn, bán lẻ nước ngoài.
Chuỗi giá trị của hạt điều có thể chia ra 4 phần: Phần thứ nhất là của nhà sản xuất, đó là những người nông dân, thành phần này chiếm 30%; Phần thứ hai thuộc về người chế biến, chiếm từ 10 – 12% (họ là các nhà nhập khẩu điều thô hoặc mua của thương lái đưa về nhà máy chế biến); Phần thứ ba thuộc về các nhà nhập khẩu rang chiên chiếm chưa tới 10%; Thứ tư là phần của những nhà đóng gói bán lẻ, đây là phần chiếm đến 40 – 50% trong chuỗi giá trị điều.
“Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn xuất khẩu bằng chính thương hiệu của công ty mình, nhưng cũng phải nói rằng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam thật sự chưa mạnh nên trong đàm phán chưa thể đạt được. Trong khi đó các nhà nhập khẩu là các tập đoàn, siêu thị bán lẻ mạnh toàn cầu, khi mua hàng họ yêu cầu các công ty Việt Nam phải sử dụng bao bì, nhãn mác của họ, ví dụ như Costco, Walmart…”, một doanh nghiệp chế biến sâu chia sẻ.
Theo phân tích của Vinacas, sở dĩ khối lượng điều chế biến sâu sử dụng trong nước còn thấp là do văn hóa của tiêu dùng của người Việt chưa có thói quen ăn các loại hạt mà chủ yếu vẫn là ăn cơm nên chỉ dùng hạt điều trong các dịp lễ, tết.
Để tăng sức mua ở thị trường nội địa, Vinacas đã xây dựng “Chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước”, nhờ vậy mức tiêu thụ đã khởi sắc so với 5 năm về trước, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM sức mua đã tăng lên rõ rệt.
Xuất khẩu dệt may 4 tháng giảm gần 7% so với cùng kỳ
Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 giảm 6,6% về mức 10,64 tỷ USD. Thậm chí, mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành, ông Cẩm nhấn mạnh. Con số cụ thể phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Trong thời gian vừa qua, với tác động của dịch Covid-19, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh dịch Covid-19, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.
Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 giảm 6,6% về mức 10,64 tỷ USD. Thậm chí, mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành, ông Cẩm nhấn mạnh. Con số cụ thể phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Nhưng, trong nguy có cơ, doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn để đáp ứng nhu cầu trong nước và chuyển sang xuất khẩu, qua đó góp phần đem lại thu nhập, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Từ đầu năm đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang đã xuất khẩu là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính là Nhật, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Hong Kong, Singapore...
Với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29/4/2020, khẩu trang các loại, bao gồm cả khẩu trang vải và khẩu trang y tế, đã được tự do xuất khẩu. Trong đó, khẩu trang cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe, an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không có các chứng chỉ phù hợp, hàng hóa có thể bị khó khăn khi nhập khẩu, thậm chí bị trả lại.
Mặc dù vậy, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã lúng túng khi muốn xin cấp chứng nhận CE và FDA là những tiêu chuẩn phổ biến ở EU và Hoa Kỳ, thắc mắc về tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận, băn khoăn về việc giấy chứng nhận được cấp liệu có được nước nhập khẩu chấp nhận hay không... Nhiều trường hợp xuất đi rồi khi khách hàng yêu cầu chứng nhận CE hay FDA thì mới bắt đầu tìm hiểu và xin cấp.
Tại Hội thảo, để làm rõ về 2 tiêu chuẩn trên, các chuyên gia trong ngành cho biết tiêu chuẩn FDA chính là những quy định nghiêm ngặt, khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Đây là kết luận đưa ra, giám sát mức độ an toàn cho những sản phẩm nằm trong danh mục quản lý của mình và lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu không có giấy chứng nhận FDA và tuân thủ quy định của FDA thì sản phẩm đó sẽ không được lưu hành tại thị trường Hoa Kỳ.
Hình cắt từ slide trình bày của chuyên gia.
Còn với tiêu chuẩn CE, là viết tắt của Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu. CE Marking là tên chính thức của CE. Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.
Khi xuất khẩu khẩu trang sang EU, một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường của EU. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ về sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Cần nhấn mạnh, không phải tất cả các sản phẩm phải có dấu CE mà tùy vào sản phẩm được xuất khẩu. Trong đó, nếu doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang thường thì không cần nhãn CE, nếu xuất khẩu khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế thì cần nhãn CE.
Nói thêm tại Hội thảo, người trong cuộc cho hay hiện tại Anh do nhu cầu khẩu trang quá cấp thiết do đó những quy định đang được nới lỏng hơn. Song, muốn xuất khẩu một cách bài bản cũng như làm tiền đề cho thời gian tới, chuyên gia khuyên doanh nghiệp cần phải kỹ lưỡng rà sát, có sự chuẩn bị về kiến thức và hành động để xuất khẩu khẩu trang không chỉ là động thái nhất thời mùa dịch.
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc giảm mạnh, chỉ đạt 36,92 tỷ USD Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc thông báo trong tháng Tư vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ đạt 36,92 tỷ USD, giảm 24,3% so với cùng thời điểm của năm ngoái. Cảng hàng hóa ở Busan của Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 1/5, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc thông báo...