Ngành điện sẵn sàng ứng phó bão số 3
Cơn bão có tên quốc tế là YAGI đã vượt qua đảo Lu-Dông (Philippine) vào khu vực Đông Bắc biển Đông trở thành cơn bão số 3 hoạt động trên biển Đông trong năm 2024.
Nhân viên Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị tỉnh Thái Bình cắt tỉa cây tại địa bàn thành phố để phòng chống bão số 3. Ảnh minh họa: Thế Duyệt/TTXVN
Đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh. Để ứng phó kịp thời, ông Đinh Thế Phúc, Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị triển khai “bốn tại chỗ”; đặc biệt các điểm xa trung tâm, phải cung cấp đủ lương thực và đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên.
Đồng thời, các đơn vị lưu ý các dự án thi công phải có phương án chống sạt lở, các nhà kho, xưởng phải được rà soát, gia cố cẩn thận, không để bị động, bất ngờ.
Đại diện lãnh đạo EVN cũng đề nghị tất cả đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ. Các đơn vị cử cán bộ, lãnh đạo kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ từ khu vực Bắc Trung bộ đến Bắc bộ, đặc biệt các vùng có nguy cơ cao từ Quảng Ninh đến Nam Định. Tạm dừng những cuộc họp chưa cần thiết để tập trung toàn lực cho công tác chuẩn bị, ứng phó với cơn bão.
Ngoài ra, các đơn vị nhanh chóng rà soát lại nguồn điện dự phòng của nhà máy điện, thủy điện, có phương án sẵn sàng khi mất điện lưới trên diện rộng; tập trung vào công tác xử lý, khắc phục, cấp điện nhanh nhất trong trường hợp các sự cố xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân…
Để ứng phó với bão số 3 và mưa lớn do hoàn lưu bão, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra, khắc phục nhanh những điểm xung yếu tại các tỉnh phía Bắc. Các công ty điện lực phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành cắt tỉa cành cây, phát quang hành lang tuyến để đảm bảo an toàn cho đường dây, trạm biến áp…
Để chủ động ứng phó với khả năng diễn biến phức tạp của bão, lực lượng các tỉnh đang tập trung cao, lên phương án huy động 100% cán bộ công nhân viên các đơn vị trực thuộc, khẩn trương triển khai kiểm tra lưới điện, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực bảo đảm an toàn cho các công trình điện lực; tăng cường trực vận hành; bố trí phân công trực theo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời chuẩn bị vật tư thiết bị và các phương tiện sẵn sàng xử lý khi sự cố do bão gây ra.
Video đang HOT
Các đơn vị điện lực đã lên phương án tăng cường biện pháp phòng lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới lưới điện… phối hợp với địa phương tổ chức tuyên truyền phòng chống lũ lụt, chống tai nạn điện trong dân cư…
Ngoài ra, các đơn vị còn phối hợp chặt chẽ các địa phương tập trung kiểm tra, đôn đốc các hồ vận hành xả nước phù hợp với tình hình thực tế, theo hướng xả sớm để giảm lũ cho hạ du, đặc biệt là vận hành liên hồ chứa trên các hệ thống sông, kiểm tra hệ thống cảnh báo lũ, thông tin liên lạc, phương án sơ tán vùng hạ du để kịp thời cảnh báo và sơ tán dân khi xả lũ.
Cơn bão YAGI được dự báo có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 – 13 (118 – 149 km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5 – 10 km/h, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ nước ta.
Bộ trưởng NN&PTNT: 'Hành động không hối tiếc để ứng phó với bão Yagi'
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý, với cường độ và mức độ của cơn bão Yagi, cần phải "hành động không hối tiếc, chuẩn bị không hối tiếc".
Chiều 4/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức cuộc họp để ứng phó với bão Yagi (bão số 3).
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, theo dự báo hiện nay, bão Yagi là cơn bão rất mạnh và đã rất lâu mới có một cơn bão mạnh như vậy với mức độ ảnh hưởng cả trên đất liền, trên biển và cả miền Bắc.
Theo ông Hiệp, khu vực bão đổ bộ là trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội nên nếu chủ quan thiệt hại sẽ rất lớn.
"Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là tam giác phát triển, toàn bộ vùng trọng điểm nông nghiệp miền Bắc cũng ở vùng này. Theo thống kê, khoảng 20.000 lồng cá; gần 1 triệu ha lúa mùa, đến thời điểm này một nửa đang trổ bông, chỉ cần mưa ngập 24 giờ thì đã hỏng. Vụ hè thu còn khoảng 15 ha chưa thu hoạch, chưa nói đến lượng rau màu bà con chuẩn bị cho tết rất lớn. Trong vùng này, nếu bão đổ bộ lo lắng lớn nhất là ngập úng ở cả đô thị, đồng bằng và sạt lở ở miền núi", ông Hiệp cho biết.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Đình Hiếu
Thứ trưởng đề nghị, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cung cấp thông tin dự báo sớm nhất có thể.
Theo dự báo, đến 14h ngày 7/9, bão Yagi sẽ đổ bộ vào đất liền. Chính vì thế, bản tin 14h ngày 5/9 sẽ rất quan trọng trong việc quyết phương hướng chỉ đạo, cũng như lên các phương án.
Ông Hiệp đánh giá, nếu bão Yagi ở cấp hiện tại (cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4), sẽ lập Ban chỉ đạo tiền phương, tính toán kịch bản và phân công các bộ, ngành, đơn vị để kiểm tra nhưng nếu bão ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5 (cấp độ thảm hoạ) thẩm quyền sẽ cao hơn.
"Như các tỉnh đã báo cáo đang rất chủ động nhưng nhiều năm nay mới có một cơn bão lớn như vậy nên tôi đề nghị các tỉnh không chủ quan. Trước hết, làm thế nào để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản, các địa phương cần chủ động cắt tỉa cây xanh, chằng chống nhà cửa... để đảm bảo an toàn cho người dân", ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cũng đưa ra cảnh báo các khu đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ đứng trước nguy cơ ngập lụt nếu mưa lớn.
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan phát hiểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Đình Hiếu
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao sự chủ động của nhiều địa phương và các bộ, ngành liên quan trong việc ứng phó, phòng chống bão.
Theo ông Hoan, từ năm 2014 đến nay, chúng ta mới theo dõi một cơn siêu bão với cường độ rất lớn như bão Yagi.
"Ít có cơn bão nào mà các trung tâm dự báo quốc tế trùng khớp cả về phạm vi, cường độ, kịch bản hướng đi, tâm bão... như cơn bão này", ông Hoan đánh giá.
Ông Lê Minh Hoan đề nghị, với cường độ và mức độ của cơn bão số 3, cần phải: "Hành động không hối tiếc, chuẩn bị không hối tiếc".
Đặc biệt, ông Hoan đề nghị các địa phương cần chủ động ứng phó bão số 3, bởi không còn nhiều thời gian; cần đưa ra các tình huống, kịch bản cụ thể để hạn chế rủi ro về tính mạng con người cũng như cơ sở kinh tế, hạ tầng.
Bộ trưởng NN&PTNT nhấn mạnh, các địa phương cần di dời bà con đến nơi an toàn khi cần thiết, nhất là du khách ở đảo và người dân ở lồng bè.
Tùy theo kịch bản, nếu địa phương nào thấy cần thiết có thể cấm biển và thậm chí có thể cấm hoạt động liên quan đến đông người như họp chợ hay khai giảng.
Đồng thời, tích cực tăng cường truyền thông các kỹ năng trong việc chằng chống nhà cửa, tránh trú bão an toàn.
Ông Hoan đánh giá, bão Yagi có thể tác động từ biển đến ven biển, vùng núi với phạm vi lớn từ Bắc Trung Bộ đến Nghệ An nên đòi hỏi tính chủ động của các địa phương với tinh thần không hối tiếc.
TP Hồ Chí Minh: Mưa dông, cây xanh đổ đè ô tô và người đi đường Chiều ngày 4/9, TP Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kèm dông lốc giật mạnh khiến nhiều cây xanh bật gốc, ngã ra đường và đè trúng ô tô, người đi đường. Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, khoảng 15 giờ cùng ngày, cơn mưa lớn kèm dông lốc đã làm nhiều cây xanh ở Quận 1, 5,...