Ngành điện “đau đầu” vì điện than bị chối từ, điện mặt trời giá quá chát
Nhiệt điện than bị nhiều địa phương chối từ, trong khi điện gió, điện mặt trời lại đang có mức giá khá cao, phải tiến hành bù chéo… đã và đang là những khó khăn đối với ngành điện.
Quá tải lưới điện là bài toán nan giải hiện nay khi phát triển rầm rộ các dự án điện mặt trời tại một số địa phương. Ảnh: Nguyễn Thanh.
Nhiệt điện than bị nhiều nơi chối từ
Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Quốc hội môt sô nội dung liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương tại kỳ họp thứ 8, Quôc hôi khoa XIV, trong đó công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo được đề cập tới đầu tiên.
Bộ Công Thương nêu rõ: Các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thường bị chậm so với quy hoạch ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung ứng điện. Cụ thể, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành (chưa bao gồm các dự án năng lượng tái tạo).
Sau 3 năm thực hiện, nhiều dự án đã không được thực hiện do đề xuất, kiến nghị của địa phương như: Các dự án điện than ở Bạc Liêu, Quảng Ninh, Hà Tĩnh. Trong khi nhiều địa phương khác đề nghị bổ sung các trung tâm điện khí mới như Bạc Liêu, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận.
Hầu hết các dự án BOT do nước ngoài thực hiện đều bị chậm so với tiến độ trong Quy hoạch. Nhiều dự án đang thi công cũng bị chậm tiến độ như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Thái Bình 2.
Theo kết quả rà soát mới đây, tổng công suất các dự án điện có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 15.500 MW/21.650 MW (đạt gần 72%). Việc chậm tiến độ các dự án điện hoặc các dự án không được triển khai theo quy hoạch đang tạo ra các khó khăn, thách thức lớn trong việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đánh giá: “Trong giai đoạn sắp tới, hầu như chỉ có các dự án do EVN triển khai có thể đáp ứng tiến độ, các chủ đầu tư nguồn điện khác, đặc biệt là các nguồn điện BOT hầu hết đều chậm”.
Một trong những khó khăn nội cộm được Bộ Công Thương đề cập là câu chuyện huy động vốn cho các dự án. Theo tính toán trong Quy hoạch VII điều chỉnh, mức vốn đầu tư bình quân hàng năm của ngành điện gần 7,6 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá điện của Việt Nam mới chỉ đảm bảo cho các đơn vị của EVN có mức lợi nhuận khiêm tốn, các doanh nghiệp nhà nước khác như Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng khó khăn về tài chính thì việc huy động vốn cho các dự án điện của các doanh nghiệp này sẽ rất khó khăn.
Video đang HOT
Tương tự như vậy, các dự án nguồn điện do khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn do yêu cầu cao từ các bên cho vay (bảo lãnh Chính phủ, chuyển đổi ngoại tệ, …).
Năng lượng tái tạo giá chát
Thời gian qua, trong khi khai thác các nguồn điện truyền thống gặp khó khăn, nhiều quan điểm cho rằng đẩy mạnh năng lượng tái tạo, điển hình như điện gió, điện mặt trời là phương án khả thi góp phần bù đắp lượng điện thiếu hụt.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, giá cao và phải thực hiện cơ chế bù giá là một trong những tồn tại, hạn chế điển hình của năng lượng tái tạo.
Giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn,…). EVN đang được nhà nước giao thực hiện mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định.
“Như vậy, EVN đang thực hiện chức năng thay nhà nước, chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện”, Bộ Công Thương lưu ý.
Đáng chú ý, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.
Ngoài ra, cũng theo Bộ Công Thương, do phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, địa hình, khí hậu,… nên tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo thường tập trung ở một số tỉnh (phần lớn các tỉnh có phụ tải tiêu thụ tại chỗ nhỏ), hệ thống lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu về truyền tải công suất.
Một vấn đề nổi cộm được Bộ Công Thương đề cập tới là, đầu tư các dự án năng lượng tái tạo có nhu cầu về vốn lớn, rủi ro cao do công suất và sản lượng phụ thuộc thời tiết, khí hậu, khả năng thu hồi vốn lâu do suất đầu tư và giá điện cao hơn nguồn năng lượng truyền thống. Vì vậy, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại thường chưa sẵn sàng cho vay các dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia năng lượng Nguyễn Thế Mịch cho rằng: Riêng với năng lượng tái tạo, để phát triển bền vững, không rơi vào tình trạng bị động như thời gian vừa qua, mọi thứ cần có quy hoạch rõ ràng và làm đúng quy hoạch.
Thực tế, trong câu chuyện xây dựng quy hoạch, những đơn vị chuyên môn như EVN, Viện Năng lượng đều nắm được các thông tin như, quy hoạch bao nhiêu sản lượng điện thì cân bằng năng lực cần có của nền kinh tế, đề xuất xây dựng truyền tải điện ở đâu, như thế nào… EVN sẽ đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, cần có một đơn vị cầm chịch, chịu trách nhiệm như Ban năng lượng của Văn phòng Chính phủ hay Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương).
Thời gian tới, để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong phát triển năng lượng tái tạo, một trong những giải pháp được Bộ Công Thương đề cập đó là tham mưu Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm để các nhà máy điện gió và mặt trời bán điện trực tiếp cho khách hàng mua điện để tiến tới hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh…
Thanh Nguyễn
Theo Haiquanonline.com.vn
Ngành điện minh bạch thông tin
Những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó các yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất điện, cách tính giá điện... đều đã được công khai đến khách hàng. Nhiều chuyên gia trong nước cũng như tổ chức quốc tế đều đánh giá cao mức độ công khai, minh bạch của ngành điện trong thời gian qua.
Công thức tính giá điện rõ ràng
Là chuyên gia nhiều năm tham gia đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm do Bộ Công Thương tổ chức, ông Nguyễn Minh Đức - Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - có những ý kiến đáng chú ý về sự minh bạch của ngành điện.
Chia sẻ với phóng viên xoay quanh câu chuyện về giá điện thời gian qua, ông Nguyễn Minh Đức cho hay: Hiện tại, quy định về cách tính giá điện đã có, thể hiện trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến cơ chế điều chỉnh giá điện. Bộ Công Thương cũng đã có thông tư quy định tương đối rõ về cách tính giá điện. Nhưng dư luận đang có nhiều ý kiến thắc mắc, hiểu lầm về giá điện, thậm chí nhiều người không tìm hiểu các quy định ấy để thấy rằng rất nhiều vấn đề đã được giải quyết. Ví dụ, việc có tính đầu tư ngoài ngành vào giá điện không thì trong công thức tính giá điện đã rất rõ là "không".
Nhân viên EVN Hà Nội tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm
"Nói chung, công thức tính giá điện khá rõ ràng so với những gì dư luận đang có ý kiến. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều rằng, không phải ai đọc cũng hiểu công thức tính giá điện. Đó là thứ tương đối khó hiểu với quảng đại quần chúng, phải có một chút kiến thức về kế toán và phải hiểu một chút về ngành điện", đại diện VCCI khẳng định.
Nói về hoạt động của đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm, ông Nguyễn Minh Đức cho biết: Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn kiểm tra chi phí giá thành. Đoàn kiểm tra gồm đại diện Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, VCCI, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Thành phần tham gia đoàn kiểm tra như vậy là tương đối ổn, nhưng nên có thêm đại diện của các bên mua điện lớn như Hiệp hội Xi măng, Hiệp hội Thép.
Đại diện VCCI chia sẻ: "Tôi có tham gia vào đoàn kiểm tra đó và đánh giá việc kiểm tra khá nghiêm túc. Đoàn kiểm tra yêu cầu báo cáo các số liệu, rồi kiểm tra số liệu đó có khớp không. Các số liệu đó dựa trên báo cáo của Công ty Kiểm toán Deloite - 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Đoàn kiểm tra chỉ xác định có khoản nào không phù hợp được tính vào giá điện hay không; hay các mục có chuẩn không. Những năm qua, Công ty Kiểm toán Deloite đã vào làm việc, có báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những con số trên báo cáo. Deloite bảo đảm rằng đã làm đúng nghiệp vụ kiểm toán".
"Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trong 2-3 tuần, kiểm tra ở Hà Nội rồi đi một vài địa phương" - ông Đức cho biết thêm - "Mỗi đợt kiểm tra, tập tài liệu đoàn kiểm tra nhận được phải dày chừng 10cm, tương đối nhiều thông tin, con số chi tiết, thậm chí chi tiết đến mức từng khoản vay một sẽ có bảng thống kê chi phí lãi vay là bao nhiêu, chi phí mua điện của từng nhà máy... Ngay cả những bảng kê chi tiết của từng công ty cũng được cung cấp như chi phí nhân công là bao nhiêu, tiền ăn ca là bao nhiêu...".
Sau khi đoàn đi kiểm tra, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) tổ chức họp báo công bố các loại chi phí đó. Mọi phóng viên tham gia đều nắm được. Tuy nhiên, đại diện VCCI góp ý: Tại buổi họp báo, Bộ Công Thương có thể đưa ra nhiều con số hơn như báo cáo kiểm toán của Deloite, báo cáo của các tổng công ty, những con số liên quan đến giá mua điện, chi phí nhân công...
Một đại diện của Hiệp hội Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đánh giá: Ngành điện đã minh bạch rất nhiều, không có gì gọi là kém minh bạch cả. Bởi vì ngành điện đã bắt đầu thị trường hóa phần nguồn phát điện. Ai cũng biết xây dựng một nhà máy nhiệt điện hết bao nhiêu, vận hành tốn kém bao nhiêu, suy ra giá thành mỗi kWh điện là bao nhiêu, không hề "tù mù" như một số ý kiến bình luận.
WB chấp nhận báo cáo kiểm toán của EVN
Đánh giá về ngành điện Việt Nam, ông Franz Gerner - Trưởng nhóm chuyên gia năng lượng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - cho hay: Trong số các quốc gia đang phát triển, Việt Nam là một trong những nước có thị trường năng lượng phát triển thành công nhất trên thế giới. Trong vài thập niên qua, tiếp cận điện năng đã tăng từ mức 50% vào năm 1996 lên 99,6% vào năm 2018.
Vừa qua, WB đã hỗ trợ chiến lược tài chính bền vững cho EVN. Ban Năng lượng toàn cầu của WB cũng đã hỗ trợ quá trình xếp hạng tín dụng của EVN, giúp EVN được xếp hạng "Nhà phát hành nợ" (Issuer Default Rating, IDR) mức "BB" với "Viễn cảnh ổn định" về vay nợ dài hạn bằng ngoại tệ.
Đánh giá về mức độ minh bạch của EVN - một doanh nghiệp Nhà nước - đại diện WB cho biết: EVN đã cung cấp cho WB và các cổ đông khác báo cáo tài chính hằng năm được lập theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán quốc tế thuộc Big4 trước ngày 30/6 hằng năm.
"Chất lượng báo cáo này được WB chấp nhận" - ông Franz Gerner khẳng định - "EVN cũng được các tổ chức xếp hạng tín dụng đánh giá về khả năng phát hành trái phiếu doanh nghiệp và những kết quả này đều đã được công bố. Chúng tôi cũng biết rằng Bộ Tài chính yêu cầu EVN công bố báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hằng năm. Các ngân hàng đang hợp tác với Bộ Tài chính để các doanh nghiệp nhà nước lớn, chẳng hạn như EVN, sử dụng báo cáo tài chính quốc tế nhằm cải thiện thêm tính minh bạch của các thông tin tài chính".
Đánh giá chung về mức độ công khai minh bạch của ngành điện, ông Nguyễn Minh Đức nói: "Tôi thấy rằng, có rất nhiều điểm ngành điện đã công khai minh bạch, đặc biệt công thức tính giá điện đã công khai mà nhiều người không đọc, thậm chí đọc mà không hiểu, nhưng vẫn nói công thức tính có vấn đề. Đây là điều tôi cho rằng cần giải thích rõ. Nhưng tôi thừa nhận ngành điện vẫn còn không gian để minh bạch hơn rất nhiều. Cho nên tôi kiến nghị nên công khai thêm từ khâu tính chi phí giá điện đến việc quyết định giá điện. Bởi danh mục của ngành công thương vẫn coi phương án giá điện là mật. Vừa qua, dự thảo sửa đổi danh mục ngành công thương cũng vẫn giữ nguyên điều này".
Ông Nguyễn Minh Đức: "Tôi thừa nhận ngành điện vẫn còn không gian để minh bạch hơn rất nhiều. Cho nên tôi kiến nghị nên công khai thêm từ khâu tính chi phí giá điện đến việc quyết định giá điện. Bởi danh mục của ngành công thương vẫn coi phương án giá điện là mật. Vừa qua, dự thảo sửa đổi danh mục ngành công thương cũng vẫn giữ nguyên điều này".
Theo petrotimes.vn
Giá điện tăng, chỉ có EVN hưởng lợi? Dù giá điện tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua nhưng lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ. Điện tăng giá nhưng công ty ngoài EVN vẫn lỗ? Lãi giảm mạnh hoặc thua lỗ Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất điện đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2019 không khả quan....