Ngành dệt may Việt Nam sẽ bị cạnh tranh quyết liệt ở cả ’sân trong, sân ngoài’
Chia sẻ tại Đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025), tổng kết năm 2020, vượt lên thách thức, phát triển bền vững do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức ngày 12/12, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Vitas nhìn nhận: Trong tương lai, ngành dệt may Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, hình thành chuỗi liên kết… để tận dụng được những ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do.
Cạnh tranh lớn
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự báo quy mô của thị trường dệt may toàn cầu đến năm 2025 có thể đạt 2,6 triệu nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4%/năm. EU, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản hiện tại là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với 1/3 dân số nhưng chiếm tới 75% tổng giá trị dệt may toàn cầu.
Về sản xuất, các nước đang phát triển đã trở thành công xưởng sản xuất dệt may của thế giới từ những năm 1990. Thời gian gần đây, các quốc gia này đã chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu với tốc độ phát triển khoảng 8,3% trong khi các quốc gia còn lại chỉ khoảng 2,8%. Trung Quốc là quốc gia sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành có giá trị cao hơn. Đây là cơ hội cho các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia…
Ông Vũ Đức Giang -Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ tại đại hội.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 dự báo sẽ tác động tiêu cực đến thị trường dệt may thế giới, mức độ suy giảm hiện nay của thị trường dệt may thế giới khoảng 20% và theo các chuyên gia phải sau 1-2 năm mới có thể trở về mức đạt được của năm 2019.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, ước tính năm 2020, dung lượng thị trường hàng may mặc Việt Nam khoảng 5 – 5,5 tỷ USD và năm 2025 khoảng 1 – 7 tỷ USD. Mặc dù các doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực khai thác để làm chủ thị trường nội địa nhưng vẫn phải cạnh tranh không lành mạnh bởi hàng buôn bán tiểu ngạch, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia láng giềng.
Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mới có hiệu lực và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới được ký kết sẽ sớm có hiệu lực là cơ hội để các nhãn hàng lớn của 2 khu vực này thâm nhập vào thị trường Việt Nam cạnh tranh với tiềm lực và nhiều lợi thế hơn hàng dệt may trong nước.
Theo Chủ tịch Vitas, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức, khi nguồn cung nguyên liệu bị thiếu hụt và mất cân đối, tạo điểm nghẽn tại khâu dệt, nhuộm, trong khi nhiều địa phương không khuyến khích phát triển dệt nhuộm do lo ngại gây ô nhiễm môi trường và may gia công vẫn chiếm số lượng lớn. Cùng với đó, còn thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.
“Để hưởng lợi ích về thuế suất của CPTPP và EVFTA thì Việt Nam phải phát triển nguồn nguyên liệu trong nước hoặc sử dụng nguyên liệu nội khối hay các quy định ngoại lệ để đáp ứng quy tắc xuất xứ. Đây là vấn đề không dễ giải quyết ngay vì hiện nay Việt Nam nhập khoảng 75% vải và phụ liệu cho may xuất khẩu. Chưa kể dệt may Việt Nam vừa chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước xuất khẩu dệt may lớn vào CPTPP, EU như Trung Quốc, Ấn Độ… và tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn đến từ châu Âu và các nước CPTPP”, Chủ tịch Vitas nhấn mạnh.
Chú trọng thị trường nội địa, hình thành liên kết chuỗi
Trước những cơ hội, khó khăn và thách thức của ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, doanh nghiệp cần tận dụng các cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành… thì không có cách nào khác là doanh nghiệp phải tự vươn lên, thực hiện chuyển đổi số, đảm bảo năng lực sản xuất, chú trọng nguồn nhân lực, yếu tố môi trường và hướng tới kinh tế tuần hoàn.
Video đang HOT
Hiệp hội Dệt may kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương sớm phê duyệt Chiến lược phát triển dệt may Việt Nam đến 2030 tầm nhìn đến 2035, chỉ đạo địa phương có hạ tầng phù hợp xây dựng một số khu công nghiệp dệt may lớn từ 500-1000 ha có xử lý nước thải tập trung, thu hút các nhà đầu tư vào khâu dệt, nhuộm…
Cùng với đó, tăng cường hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp dệt may trong nướ với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và may, hình thành chuỗi liên kết tại các vùng, miền.
“Các doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị nhà nước cải cách thủ tục hành chính, thủ tục xuất nhập khẩu tạo thuận lợi cho thương mại nhằm giảm thời gian và chi phí”, Chủ tịch Vitas kiến nghị.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, bên cạnh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước, ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng mạng lưới bán lẻ, đổi mới phương thức tiếp thị. Xây dựng chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm may mặc phục vụ người dân.
Ở góc độ quản lý, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khuyến nghị, các doanh nghiệp cần ưu tiên phát triển thị trường trong nước trước sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu lớn đã vào Việt Nam như Uniqlo, Zara… Cùng với đó, cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các FTA, doanh nghiệp cần liên kết với nhau, từng bước giải quyết những chỗ thiếu hụt như nguồn nguyên phụ liệu… để sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu…
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng với doanh nghiệp bằng cách tiếp tục mở rộng thị trường bao gồm các hiệp định thương mại tự do, với những hiệp định thương mại tự do đã có Bộ Công Thương sẽ tiếp tục ghi nhận và ngồi với các doanh nghiệp để hoàn thiện các yêu cầu ví dụ như hoàn thiệu hơn các quy định về quy tắc xuất xứ… để đáp ứng yêu cầu của các FTA. Cùng với đó là cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh…
Tại đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025), Hiệp hội Dệt may đã thông qua tuyên bố và nghị quyết của đại hội. Đồng thời, thực hiện bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Theo đó, ông Vũ Đức Giang tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam và đại hội cũng bầu ra 16 phó chủ tịch.
Những cổ phiếu hưởng lợi từ đại dịch Covid-19
Một số sản phẩm có nhu cầu tăng vọt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, giúp các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội này "ăn nên làm ra".
10 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 1,13 tỷ chiếc khẩu trang y tế. Ảnh: Dũng Minh
Năm 2020, đại dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu suy thoái. Việt Nam sớm khống chế được dịch và kinh tế duy trì tăng trưởng dương, nhưng tác động của Covid-19 là không nhỏ. Dịch bệnh gây gián đoạn các chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, tác động trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực, không ít doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn đạt kết quả hoạt động khả quan, nhất là các doanh nghiệp ngay từ đầu đã nỗ lực thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh biến động mạnh bởi đại dịch.
Doanh nghiệp dược, vật tư y tế bội thu
Nhu cầu về sản phẩm khẩu trang, đồ bảo hộ y tế tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh đã giúp không ít doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này "làm không kịp bán". Trong đó, mặt hàng khẩu trang được đẩy mạnh xuất khẩu từ cuối tháng 4/2020, sau khi Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ cho phép xuất khẩu không giới hạn số lượng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10 vừa qua, Việt Nam có hơn 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng 143,33 triệu chiếc, tăng 0,3% so với tháng 9. Lũy kế 10 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 1,13 tỷ chiếc khẩu trang y tế, tập trung vào thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Một số doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, điển hình là Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco (Danameco). Nếu như các năm trước, doanh thu của Danameco chỉ quanh mức 200 tỷ đồng, riêng năm 2019 đạt 356 tỷ đồng do mở rộng mảng thiết bị y tế, thì trong quý II và III/2020, doanh thu lần lượt đạt 239 tỷ đồng và 208 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này thu về 573 tỷ đồng doanh thu và 31 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt gấp 3,8 lần và 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
"Nhu cầu thị trường tăng cao đã mang đến cơ hội tăng trưởng đột biến cho doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế như Danameco", bà Huỳnh Thị Li Li, Tổng giám đốc Danameco cho biết.
Không ít doanh nghiệp khác như Traphaco, Imexpharm cũng đạt kết quả kinh doanh khả quan. Riêng quý III/2020, Traphaco ghi nhận doanh thu 459 tỷ đồng, tăng 22%; lợi nhuận sau thuế 51 tỷ đồng, tăng 35% so với quý III/2019. Trong khi đó, Imexpharm ghi nhận lợi nhuận 51 tỷ đồng, tăng gần 23%.
Dệt may tận dụng thị trường ngách
Sản xuất khẩu trang đã trở thành "cứu cánh" để các doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng đơn hàng tại các thị trường trọng điểm.
Những doanh nghiệp dệt may chớp thời cơ chốt đơn hàng và xuất khẩu được một lượng đáng kể khẩu trang vải có thể kể đến như Tổng công ty May 10 - CTCP (M10), Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), Công ty Dệt kim Đông Xuân...
Ban lãnh đạo M10 chia sẻ, nhờ việc chuyển đổi sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế mà Công ty có thể bảo toàn lực lượng lao động, việc làm và thu nhập trong bối doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức lớn từ đại dịch Covid-19.
Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc sản xuất, xuất khẩu khẩu trang y tế là hướng dịch chuyển kịp thời của các doanh nghiệp trong đại dịch. Nhiều doanh nghiệp may xuất khẩu lớn bị sụt giảm đơn hàng đã "bẻ lái" thành công nhờ may khẩu trang xuất khẩu.
Mới đây, Ngân hàng Standard Chartered đã cung cấp cho Công ty cổ phần Tổng công ty May Đồng Nai (MDN) khoản tín dụng có hạn mức 70 tỷ đồng làm vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất khẩu trang y tế, khẩu trang vải và áo bảo hộ y tế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các thiết bị bảo hộ cá nhân trên toàn cầu, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát lần hai, lần 3 tại một số quốc gia.
Thực phẩm "ăn nên làm ra"
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mì gói, dầu ăn ghi nhận tăng trưởng ở mức hai con số.
Quý III vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) có doanh thu, lợi nhuận tăng vọt. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất đạt 55.618 tỷ đồng, tăng 111% so cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng trên tất cả các ngành hàng của công ty con là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH).
Theo MSN, xu hướng tiêu dùng thay đổi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như thay vì ăn tại hàng quán, nhiều người quyết định nấu ăn tại nhà, thể hiện qua sự tăng trưởng đáng kể của các loại thực phẩm tiện lợi và thịt chế biến.
Với Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOC), doanh nghiệp này ghi nhận 650 tỷ đồng doanh thu và 53 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III/2020, lần lượt tăng 25,6% và gần 43% so với quý III/2019.
Tại Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC), doanh thu quý III đạt 1.404 tỷ đồng, tăng 38%; lãi ròng 79 tỷ đồng, tăng 139% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế, các doanh nghiệp ngành thực phẩm nỗ lực chuyển đổi để thích ứng với những yêu cầu mới của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Khảo sát mới đây của Vietnam Report cho thấy, hơn 90% doanh nghiệp đã nhận ra những khó khăn mà ngành phải đối mặt và tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng cũng như mạng lưới phân phối để có thể thích nghi với khủng hoảng. Dịch Covid-19 đang thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số, đẩy nhanh đổi mới sáng tạo và chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp.
Theo Bộ Công thương, thực phẩm - đồ uống là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển, dự kiến có tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6% trong giai đoạn 2020 - 2025.
Không nên kỳ vọng quá nhiều
Bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tư vấn EY Việt Nam cho rằng, nhà đầu tư không nên kỳ vọng quá nhiều vào những doanh nghiệp chớp thời cơ từ dịch bệnh Covid-19 và đạt lợi nhuận chớp nhoáng.
"Chẳng hạn, đối với những doanh nghiệp tham gia sản xuất khẩu trang, cồn rửa tay, hôm nay có thể tận dụng để sản xuất các sản phẩm này, nhưng nếu ngày mai thế giới có vắc-xin phòng Covid-19, họ không thể chạy theo để sản xuất vắc-xin. Đó chỉ là hoạt động kinh doanh mang tính thời vụ. Trừ những doanh nghiệp từ trước đến nay chỉ sản xuất khẩu trang y tế, vật tư y tế thì có thể sẽ có những cơ hội để xuất sang các nước khác nhiều hơn", bà Dương nói.
Giá USD hôm nay 25/9 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng. Ảnh: TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ....