Ngành dệt may 40 tỷ USD gặp khó vì nhiều đơn hàng bị hủy, CEO Vinatex vẫn ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động
Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện nay, chúng ta xuất khẩu đi Châu Âu 60% bằng đường biển, 39% bằng đường hàng không. Trong thời gian tới, các chuyến bay bị hoãn, cắt giảm ảnh hưởng lưu thông hàng hoá. Việc giãn đơn hàng, nếu có chỉ là của một số công ty đơn lẻ, không phải chính sách chung của cả khối.
Trong 3 ngày từ ngày 16-19/3, Tập đoàn Dệt May Việt Nam ( Vinatex) bắt đầu ghi nhận có hiện tượng các khách hàng nhập khẩu từ thị trường Mỹ và Châu Âu thông báo giãn, hoãn đẩy lùi thời gian giao hàng và cá biệt có một số đơn hàng dự kiến kinh doanh ngay trong tháng 4 bị hủy đơn hàng nếu Vinatex chưa sản xuất, mới đang có nguyên liệu tại kho.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex đã khẳng định điều này với báo giới thông qua một bài phỏng vấn với VTV vào ngày 19/3 và chia sẻ sô lương đơn hang bi huy tương đương vơi năng lưc san xuât cua nhiêu đơn vi lên tơi môt nưa thang san xuât, tương ưng 3-3,5% san lương cua ca năm 2020.
Ông Trường nhận định, “đây là phản ứng của các nhà nhập khẩu do hiện tượng tại Mỹ và Châu Âu đang hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc, các trung tâm thương mại giảm thời gian hoạt động thậm chí đóng cửa, kênh phân phối bị thắt chặt lại và khả năng nhu cầu tiêu dùng của các thị trường này đều thấp đi. Việc này sẽ làm các nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn, vì vưa hêt lo thiêu nguyên liêu san xuât, thi lâp tưc rơi vao tinh thê gay go hơn, đo la thiêu đâu ra”.
Theo ông Trường, hai thị trường Mỹ và Châu Âu là thị trường hết sức quan trọng của dệt may Việt Nam. Năm 2019, thị trường Mỹ chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Châu Âu chiếm 18%, như vậy hai thị trường chiếm 63-64% tổng kim ngạch xuất khẩu, ảnh hưởng dịch Covid tại 2 thị trường này làm giảm lượng cầu. Trong thời gian hạn chế đi lại và khoanh vùng có dịch ở châu âu, sức cầu tiêu thụ rất thấp.
“Đây qua la môt khung hoang chưa tưng co tiên lê trong hơn 20 năm hoat đông cua Vinatex. Tâp đoan tưng trai qua khung hoang kinh tê châu A năm 1997, khung hoang kinh tê thê giơi năm 2008, nhưng thơi điêm đo, lương câu tuy giam, tiên đô giao hang giam, nhưng san xuât vân đươc duy tri. Trong cuôc khung hoang do đai dich Covid-19 năm nay, thi co hiên tương đây lui thơi gian giao hang, đăc biêt la huy hăn đơn hang khiên cac nha quan ly DN dêt may hêt sưc trăn trơ đê tim cach khăc phuc”, ông Trường chia sẻ.
Mỹ, Châu Âu chiếm 64% kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam
Để tìm hướng ra cho dệt may Việt Nam, ông Trường nhấn mạnh rằng, đối với ngành dệt may Việt Nam tỷ trọng năng lực xuất khẩu chiếm 90%, quy mô thị trường nội địa chỉ khoảng 5 tỷ USD/năm trong khi năng lực sản xuất trên 40 tỷ USD/năm.
“Dệt may Việt Nam hiện nay xuất khẩu trên 40 quốc gia (nếu tính EU là một), chúng ta xác định tổng cầu chung bị giảm, với 4 thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu của dệt may VN và là thị trường lớn nhất thế giới, rất khó tìm được thị trường đủ sức bù đủ lại quy mô các thị trường chính này. Các doanh nghiệp đơn lẻ có thể tìm được thị trường ngách nhưng phạm vi cả ngành thì việc đủ bù sự thiếu hụt của Mỹ và Châu âu là hết sức không khả thi”, ông Trường khẳng định.
Trước thông tin này, Bộ Công Thương đã họp và cho biết “Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nói rằng các hàng hoá, dịch vụ tới EU vẫn tiếp tục lưu thông, nhất là các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men…Các hoạt động vận chuyển và thông thương hàng hóa thì không bị hạn chế, đây chỉ là các biện pháp kiểm dịch để đảm bảo sức khỏe của người châu Âu”.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện nay, chúng ta xuất khẩu 60% bằng đường biển, 39% bằng đường hàng không. Trong thời gian tới, các chuyến bay bị hoãn, cắt giảm ảnh hưởng lưu thông hàng hoá. Còn đối với thị trường Mỹ, Phòng Kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã khẳng định họ cũng không áp dụng biện pháp nào để ngăn chặn việc tiếp cận thị trường với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Việc giãn đơn hàng, nếu có chỉ là của một số công ty đơn lẻ.
Đề xuất giãn đóng thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn đóng bảo hiểm xã hội năm 2020
Ông Trường cho biết, “Vinatex đã họp chỉ đạo các đơn vị tập đoàn tập trung sản xuất các sản phẩm phòng dịch trong nước và phát triển thị trường nội địa, đưa ra các chương trình khuyến mãi nhưng phải khẳng định rằng nội địa không thể gánh được sự sụt giảm của xuất khẩu đối với ngành dệt may. Mặc dù vậy Vinatex vân phải tiếp tục giữ ổn định lao động, có thể giảm giờ làm nhưng vẫn phải giữ thu nhập tối thiểu trên mức của Luật lao động để ổn định an sinh xã hội”.
Trươc măt, DN không tăng giơ lam, cho NLĐ nghi hai ngay/tuân, trong trương hơp kho khăn hơn nưa thi phai giam sô ngay lam viêc cua NLĐ, ca lanh đao va công nhân đêu chia se giam thu nhâp, nhưng vân phai đam bao cao hơn mưc lương tôi thiêu theo luât đinh, trên tinh thân cung nhau găn bo vươt qua điêm đay cua thi trương.
Cac lanh đao DN thanh viên Vinatex thông nhât kiên nghi vơi Chinh phu vê môt sô điêm sau, đê co thê giup DN tâp trung nguôn lưc duy tri san xuât, giư gia thanh hâp dân ban hang trong điêu kiên tông câu thi trương xuông thâp, bao toan lưc lương lao đông, va đam bao an sinh xa hôi:
Video đang HOT
Cac DN đươc miên đong Bao hiêm xa hôi, Bao hiêm Y tê, Bao hiêm thât nghiêp va phi công đoan trong năm 2020, đê tao dong tiên giup DN co thê thu xêp tra lương cho NLĐ trong điêu kiên thiêu viêc lam. (Vưa rôi, Bao hiêm xa hôi co đưa ra tiêu chi DN co 50% NLĐ thiêu viêc lam thi đươc miên đong bao hiêm, như vây thi vơi tiêu chi nay, DN dêt may vơi lương NLĐ lơn se rât ap lưc). Toan nganh DMVN co tơi 2,5 triêu NLĐ, nêu 50% không co viêc lam thi vô cung kho khăn.
Chinh phu nghiên cưu đê DN chưa phai nôp thuê thu nhập doanh nghiệp năm 2019 vao thơi điêm nay, ma gian nôp thuê đo tơi cuôi năm 2020. Cac săc thuê VAT, co thê vân ap dung, nhưng cung cho gian thu thuê tơi cuôi năm 2020. Khi đo, cac DN đa co thê vươt qua đươc kho khăn cua đai dich toan câu. Bên canh đo, tiên sư dung đât năm 2019 cung nên đươc gian nôp tơi năm 2021, 2022.
Cac ngân hang thương mai nên co chinh sach hô trơ doanh nghiêp, không chỉ gói 250.000 tỷ với doanh nghiệp khó khăn. Cac DN đang co dư nơ tai ngân hang, đươc hương ân hạn chưa phải trả phần tiền lãi và gốc đến hạn trả năm 2020 của các khoản đầu tư dài hạn, đê DN sẽ tiếp tục trả vào các năm sau. Keo dai vong quay cua vôn lưu đông, tư vôn quay vong trong 4-6 thang, nay cho vay 11 thang, giup cho cac DN bi anh hương cua viêc gian đơn hang, gian tiên đô tra tiên cua ngươi mua, không bi rơi vao tinh trang nơ ngăn han qua han tai cac ngân hang, không bi ha loai hoăc chuyên loai tin dung.
Chinh phu cho phep cac DN đươc tô chưc san xuât, xuât khâu măt hang phuc vu phong dich đê trang trai môt phân năng lưc san xuât trông trong thơi đoan kho khăn nay.
Ông Nguyên Đưc Tri CT HĐQT kiêm TGĐ Tông Công ty DM Hoa Tho cho biêt: “Từ ngày 16/3-18/3, đồng loạt các khách hàng tại thị trường Mỹ, đang giao dịch theo phương thức FOB thông báo về việc ngưng sản xuất, lùi giao hàng, hủy đơn hàng thành phẩm và ngưng việc đặt mua nguyên phụ liệu cho các đơn hàng đã xác nhận. Tổng số hàng bị hủy: 350,000 sản phẩm; Tổng số đơn hàng yêu cầu lùi thời gian sản xuất: 100,000 sản phẩm; Tổng số đơn hàng có nguy cơ bị dừng sản xuất hoặc hủy: 150.000 sản phẩm. Ho cung đề nghị được lùi thời gian thanh toán tiền thành phẩm từ 30 đến 60 ngày so với thời hạn đang được áp dụng. Tuy nhiên, các khách hàng tại thị trường Nhật vân ôn định, va các khách hàng tại thị trường châu Âu chưa co quyêt đinh huy hoăc hoan nhâp hang.”
Ông Thân Đưc Viêt – TGĐ Tông Công ty May 10 cho biết: “Việc Mỹ và EU quyết định tạm thời ngừng nhâp khâu hàng dệt may Việt Nam ảnh hưởng lớn đến tình hình xuât khâu của May 10 vào 2 thị trường này. Chung tôi găp khó khăn kép: trong tháng 2 các DN phải lo nhập khẩu NPL để đảm bảo san xuât đươc liên tục, đến nay thì có đủ NPL thì lại tạm dừng sản xuất và dừng giao hàng những lô hàng đã san xuât. Đơn cư, khach hủy toàn bộ các lô hàng đi bằng đường hàng không tới Mỹ. Các lô hàng đường biển trong tháng 3 lùi sang tháng 4 và 5.Điều chỉnh giảm số lượng mua hàng các tháng kế tiếp. Khach hang Han Quôc chưa chiu nhân 40.000 san phâm sơ-mi đa san xuât xong, va hoan luôn đơn hang 39.000 san phâm san xuât trong thang 4 theo kê hoach. Ngoai ra, hang trăm ngan san phâm khac san xuât cho khach hang My đang trên chuyên san xuât thi cung bi khach hang yêu câu dưng”.
Châu Cao
Khó khăn bủa vây doanh nghiệp niêm yết
Chi phí giá vốn tăng cao, trong khi số lượng đơn hàng sụt giảm, khiến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất gặp áp lực trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nhu cầu thị trường giảm đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất.
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp sụt giảm, thậm chí thua lỗ
Mới đây, Nikkei Việt Nam đưa ra kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng hiện nay của lĩnh vực sản xuất với chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) liên tục sụt giảm trong ba tháng 8,9 và 10/2019.
Ông Andrew Harker, Phó giám đốc HIS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát PMI cho rằng, giai đoạn trì trệ của lĩnh vực sản xuất tiếp tục kéo dài do các công ty giảm sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm và nhu cầu hàng hóa trên thế giới giảm.
Nikkei Việt Nam cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng lĩnh vực sản xuất của Việt Nam chậm lại khi số lượng đơn đặt hàng mới bị hạn chế và sản lượng giảm liên tục, với nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu khách hàng giảm và ảnh hưởng bởi căng thẳng thương chiến Mỹ - Trung.
Ghi nhận thực tế tại doanh nghiệp, có thể thấy khối các ngành sản xuất thép, dệt may, thủy sản, phân bón, giấy... đang đối mặt với tình trạng kinh doanh sụt giảm.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của toàn ngành dệt may nói chung, Vinatex và các thành viên nói riêng, nhất là các đơn vị sản xuất sợi.
Thực tế, kết quả kinh doanh của nhiều đơn vị sản xuất sợi trong quý III/2019 đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chung của toàn Tập đoàn.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, Vinatex đạt doanh thu thuần 5.049 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ 2018 (tương đương giảm 9.392 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế đạt 213,3 tỷ đồng, giảm 68,2%.
Thống kê của FiinGroup về kết quả kinh doanh quý III/2019 của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cũng cho thấy, khối doanh nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất, dầu khí, hàng tiêu dùng cá nhân và gia dụng đều bị sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ 2018.
Cụ thể, nhóm hóa chất giảm 35%, nhóm dầu khí giảm 28,4%, nhóm hàng tiêu dùng cá nhân và gia dụng giảm 1,7%...
Với ngành phân bón, tính chung 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu phân bón giảm cả về sản lượng và giá trị.
Tổng cục Hải quan cho biết, sản lượng xuất khẩu phân bón 9 tháng qua đạt 618.850 tấn, giá trị 199,77 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và 11,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu phân bón giảm mạnh ở các thị trường Campuchia, Malaysia, Philippines... Cụ thể, xuất khẩu phân bón tại Campuchia đạt 207.397 tấn, giảm 27,8% (giá trị giảm 24,9%); Malaysia đạt 56.210 tấn, giảm 39,4% (giá trị giảm 43,5%); Philippines đạt 7.017 tấn, giảm 83,7% (giá trị giảm 85,5%)...
Khó khăn chung của ngành đã phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2019.
Đơn cử, Tổng công ty Phân bón và hóa ch-ất dầu khí - Công ty cổ phần (DPM) ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.398 tỷ đồng, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2018 và lợi nhuận sau thuế đạt 152 tỷ đồng, giảm 73%.
Tính đến hết tháng 9/2019, Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (BFC) chỉ đạt 55,4 tỷ đồng lợi nhuận, giảm tới 72,7% so với cùng kỳ năm trước, cho dù doanh thu giảm nhẹ 8,8%, đạt 4.565 tỷ đồng.
Thậm chí, Công ty cổ phần Phân bón miền Nam (SFG) báo lỗ lũy kế 9 tháng ở mức 8,9 tỷ đồng.
Ở khối doanh nghiệp sản xuất thép, nhiều công ty cũng trong tình trạng thua lỗ. Đơn cử, Công ty cổ phần Thép Pomina (POM) báo lỗ 119 tỷ đồng trong quý III/2019, lũy kế 9 tháng lỗ 252 tỷ đồng và nằm trong nhóm doanh nghiệp thua lỗ nhiều nhất sau 9 tháng đầu năm.
POM cho biết, nguyên nhân gây lỗ là do có một nhà máy ngừng sản xuất, dẫn đến giảm sản lượng hàng bán, trong khi chi phí tài chính tăng cao do chuẩn bị cho một dự án tôn mới chuẩn bị đi vào hoạt động trong năm 2020.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) cũng ghi nhận lỗ 9 tỷ đồng trong quý III/2019, khiến lợi nhuận lũy kế 9 tháng giảm tới 82%, đạt 31 tỷ đồng.
Việc doanh thu tài chính lũy kế giảm 78%, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22% đã gây áp lực lớn cho TLH.
Tính đến hết tháng 9/2019, giá trị hàng tồn kho của TLH là hơn 1.912 tỷ đồng, tăng gần 26% so với hồi đầu năm.
Điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh 2019
Lo ngại khó có thể cán đích năm 2019 khi tình hình khó khăn ngày một gia tăng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đã điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm nay.
Tại Công ty cổ phần Camimex Group (CMX), đầu năm 2019, CMX đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu thuần 3.637 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 113,2 triệu USA, lợi nhuận sau thuế 198,7 tỷ đồng.
Ngày 19/11 vừa qua, HĐQT CMX đã thông qua nghị quyết về việc trình Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh giảm các chỉ tiêu kinh doanh năm 2019.
Theo đó, CMX giảm kim ngạch xuất khẩu xuống 40 triệu USD (tương đương giảm 65% so với kế hoạch ban đầu), sản lượng sản xuất điều giảm 51% (từ 8.400 tấn xuống 4.120 tấn), tổng doanh thu giảm 64% xuống 214,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 55% xuống 90 tỷ đồng.
CMX là doanh nghiệp sản xuất tôm, tình hình khó khăn chung của ngành thủy sản năm nay đã tác động trực diện đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Báo cáo quý III/2019 mới công bố của CMX cho thấy, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều sụt giảm mạnh, lần lượt giảm 25,5% và 55% so với cùng kỳ 2018.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, CMX ghi nhận gần 763 tỷ đồng doanh thu thuần (giảm 5%) và 76 tỷ đồng lợi nhuận. kết quả này tương đương 38% kế hoạch lợi nhuận trước điều chỉnh và 84% sau điều chỉnh.
Tính đến hết ngày 30/9/2019, tổng tài sản của CMX đạt 1.261 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn là 320 tỷ đồng, cao gấp đôi thời điểm đầu năm và hàng tồn kho tăng 19%, lên hơn 500 tỷ đồng và riêng 2 khoản mục này chiếm 65% tổng tài sản.
Bên cạnh đó, nợ vay tài chính ngắn hạn tăng 48%, lên 582 tỷ đồng và nợ dài hạn tăng 5 lần, lên 43 tỷ đồng. Tổng vay nợ chiếm 50% nguồn vốn của CMX.
Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) cũng vừa điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm 2019.
Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu điều chỉnh giảm từ 720 tỷ đồng xuống 619,6 tỷ đồng, tương đương giảm 14% so với kế hoạch ban đầu; lợi nhuận sau thuế giảm từ 93,5 tỷ đồng xuống 76,5 tỷ đồng, tương đương giảm 18%.
Lý giải việc điều chỉnh giảm doanh thu và lợi nhuận năm nay, SSC cho biết, là do thị trường tiêu thụ lúa thuần, lúa lai tại Đồng bằng sông Cửu Long không khả quan, dẫn đến khả năng khó hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra ban đầu.
Trước đó, báo cáo tài chính quý III/2019 của SSC ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 37,6% so với cùng kỳ 2018, đạt 10,2 tỷ đồng chủ yết do thị trường Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước để sản xuất, lượng hàng tiêu thụ chậm, dẫn đến doanh thu giảm và lợi nhuận gộp giảm (29%).
Bên cạnh đó, SSC cũng không còn được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, khiến chi phí thuế tăng cao.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, SSC đạt 421 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ 2018, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 5,6%, đạt 57 tỷ đồng.
Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ khép lại năm kinh doanh 2019, bên cạnh những doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm các chỉ tiêu để có thể hoàn thành kế hoạch đề ra, thì nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực khắc phục khó khăn để chạy đua về đích.
Công ty Chứng khoán KB nhận định, các ngành như sản xuất trang phục, đồ gỗ nội thất... sẽ duy trì được mức tăng trưởng ổn định.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Đà Nẵng: Ngân hàng hỗ trợ gì cho doanh nghiệp vượt qua Covid-19? Ngày 2/3, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng cho hay vừa có văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trước đó, ngày 28/2, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Miên có văn bản...