Ngành dầu khí Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt khả năng tiếp cận nguồn tài trợ và công nghệ tiên tiến để phát triển của Nga, cũng như khả năng duy trì hoạt động của các mỏ dầu khí của nước này.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Astrakhan. (Ảnh: TASS/TTXVN)
Báo Wall Street Journal ngày 23/3 đăng bài viết nhận định căng thẳng Nga-Ukraine và làn sóng trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu tác động vào động lực tăng trưởng kinh tế của Nga là ngành công nghiệp dầu khí.
Mỹ và Canada đã cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga, trong khi Liên minh châu Âu (EU) cũng đang xem xét lệnh cấm tương tự.
Mặc dù hầu hết các lệnh trừng phạt của phương Tây cho đến nay đều tránh việc trực tiếp hạn chế phần lớn hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, nhưng đã cắt đứt khả năng tiếp cận nguồn tài trợ và công nghệ tiên tiến để phát triển của Nga, cũng như khả năng duy trì hoạt động của các mỏ dầu khí của nước này.
Trong khi đó, việc các công ty năng lượng phương Tây rút dần khỏi Nga cũng đang làm gián đoạn các dự án lớn từ Bắc Cực đến Thái Bình Dương.
Giới thương nhân và ngân hàng cũng tìm cách tránh các chuyến hàng chở dầu của Nga trong những tuần gần đây. Những động thái này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất dầu của Nga, nước xuất khẩu 10% lượng dầu khai thác được.
Ông Mikhail Krutikhin, một đối tác của công ty tư vấn độc lập RusEnergy, cho biết điều này sẽ khiến ngành công nghiệp dầu khí của Nga bị ảnh hưởng trong nhiều năm vì giảm khả năng cạnh tranh.
Đây cũng là một đòn giáng mạnh vào kinh tế Nga khi lĩnh vực dầu khí đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách nước này. Các nhà phân tích cho biết khoảng 1,5 triệu người làm việc trong ngành này có thể mất việc làm vào năm tới.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng dầu của Nga, bao gồm cả dầu thô và dầu ngưng tụ, dự kiến sẽ giảm 15% trong năm nay, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003.
Video đang HOT
Các chuyên gia tư vấn của Rystad Energy cho rằng sản lượng có thể không bao giờ trở lại mức đỉnh cao như trước khi xảy ra xung đột nếu các lệnh trừng phạt kéo dài trong vài năm.
Khí đốt tự nhiên của Nga là nguồn cung cấp năng lượng chính cho châu Âu. Các nhà hoạch định chính sách đang gấp rút tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Đức đã đóng băng dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 trị giá 11 tỷ USD, vốn dự kiến có thể giúp tăng gấp đôi công suất của một tuyến đường ống hiện đang vận hành của Nga.
Mặc dù dầu Nga vẫn đang chảy sang châu Âu, nhưng nhiều thương nhân đã tránh các lô hàng này do các biện pháp trừng phạt gây khó khăn về thủ tục ngân hàng.
Hiện tại, dầu thô Urals chuẩn của Nga đang được bán với giá khoảng 85 USD/thùng, thấp so với giá dầu Brent chuẩn quốc tế ở mức 115 USD/thùng.
Điều này cho thấy loại dầu này không có đủ người mua. George Voloshin, một chuyên gia phân tích của công ty tư vấn Aperio Intelligence, nhận định: “Nếu xu hướng này tiếp tục, ngay cả khi không có các biện pháp trừng phạt trực tiếp nhằm vào xuất khẩu dầu, các bể chứa dầu trong nước của Nga sẽ đầy và nước này không có nơi nào khác để chứa dầu.”
Ngay sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát, BP PLC thông báo rút gần 20% cổ phần tại tập đoàn dầu khí Nga Rosneft, trong khi Shell PLC cho biết sẽ chấm dứt các liên doanh với Nga.
Exxon Mobil Corp cũng thông báo ngừng sản xuất tại một dự án dầu khí trị giá hàng tỷ USD mà tập đoàn này thực hiện trên đảo Sakhalin ở Bắc Thái Bình Dương.
Trong những ngày gần đây, các công ty dịch vụ dầu mỏ lớn nhất thế giới như Halliburton Co., Baker Hughes Co. và Schlumberger Ltd., cũng thông báo tạm ngừng đầu tư và triển khai công nghệ mới ở Nga.
Đây có thể là một cú giáng mạnh đối với lĩnh vực mà ở đó các công ty dịch vụ dầu mỏ nước ngoài cung cấp hỗ trợ quan trọng cho Nga.
Ông Audun Martinsen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dịch vụ năng lượng tại Rystad, cho biết: “Điều này sẽ tác động đến sản xuất dầu của Nga vì nước này sẽ thiếu các khoản đầu tư mới và thiếu công nghệ cần thiết.”
Về phần mình, các quan chức Nga cho biết, nước này sẽ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và cố gắng duy trì sản lượng dầu ổn định. Phó Thủ tướng Alexander Novak khẳng định Nga sẽ cố gắng hết sức để không giảm xuất khẩu.
Phó thủ tướng: Xây thêm nhà máy lọc dầu ở Vũng Tàu để làm chủ nguồn cung
Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ đang xúc tiến việc xây dựng thêm nhà máy lọc dầu thứ 3 tại Vũng Tàu để làm chủ nguồn cung xăng dầu trong nước.
Dự trữ đủ xăng dầu, điều tiết giá
Đại diện cho Chính phủ giải trình cuối phiên chất vấn về lĩnh vực công thương sáng 16.3, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết có 2 bất cập chính trong vấn đề xăng dầu là dự trữ, cung ứng và giá cả.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành giải trình tại phiên chất vấn sáng 16.3. Ảnh GIA HÂN
Về cung ứng, ông Thành cho biết, mặt hàng này vẫn phụ thuộc nhập khẩu, khi nguồn sản xuất trong nước mới được khoảng 13 triệu tấn xăng dầu 1 năm, khoảng 70% nhu cầu. Trong khi tổng nhu cầu khoảng 21 triệu tấn 1 năm.
Ngoài ra, nguồn dầu thô cho 2 nhà máy lọc dầu hiện vẫn phải nhập khẩu do khai thác trong nước cũng chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, ông Thành khẳng định, dự trữ xăng dầu vừa qua đáp ứng được các nhu cầu điều hành, dự trữ.
Đối với tình trạng một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, ông Thành giải thích, do sản xuất của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất, ảnh hưởng tới nguồn cung trong nước.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng thừa nhận nguyên nhân chính khiến các cửa hàng đóng cửa là do các kênh phân phối điều tiết chưa tốt, ảnh hưởng tới tâm lý người dân. "Phối hợp, điều phối giữa nhà phân phối cấp 1, 2 và 3 và các cửa hàng xăng dầu có vấn đề", ông nêu.
Đối với giá xăng dầu, ông Thành nhấn mạnh, giá xăng dầu trong nước là theo giá cả thế giới; song với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước phải có các giải pháp điều tiết, kiểm soát giá.
Khoan dầu để phục vụ sản xuất trong nước
Về giải pháp cho vấn đề xăng dầu, ông Thành cho hay, trước mắt Chính phủ đã chỉ đạo tăng sản xuất trong nước, tăng nhập khẩu để đảm bảo đủ lượng dự trữ xăng dầu trong 2 - 3 tháng.
Chính phủ cũng giao thanh tra, cơ quan pháp luật thanh, kiểm tra việc dự trữ đảm bảo đúng theo quy định cũng như việc đóng cửa "găm hàng" của các cửa hàng xăng dầu.
Đối với giá xăng dầu, ông Thành cho rằng, đây là mặt hàng phải kiểm soát, bình ổn giá. "Chúng ta bảo đảm cơ chế thị trường nhưng so sánh ảnh hưởng tới sản xuất, lạm phát, thì phương châm xử lý là cố gắng không để mặt hàng xăng dầu ảnh hưởng tới sản xuất, lạm phát. Chính phủ đã sử dụng Quỹ bình ổn giá, giảm phí và có nghị quyết báo cáo cấp thẩm quyền giảm thuế cho phù hợp. Trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng, Chính phủ sẽ có cơ chế chính sách vào đối tượng để đảm bảo giá thành ổn định", ông nói.
Về dài hạn, ông Thành cho biết, Chính phủ đã làm việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với phương châm "dứt khoát làm chủ nguồn xăng dầu sản xuất trong nước". Theo đó, Chính phủ quy hoạch phát triển thêm một nhà máy lọc dầu tại Vũng Tàu với sản lượng 10 triệu tấn/năm.
"Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã triển khai, cố gắng trong 10 tháng sẽ xong thủ tục đầu tư. Nếu có thêm 10 triệu, cộng 13 triệu hiện nay chúng ta có 23 triệu tấn, đủ nhu cầu trong nước. Đây là giải pháp dài hơi đang tiếp tục triển khai", ông Thành nói.
Bên cạnh đó, ông Thành cho biết, sẽ tăng việc khoan dầu và khai thác dầu thô, do lượng dầu thô khai thác hiện nay mới đáp ứng 50% nguyên liệu sản xuất xăng dầu.
"Vẫn còn một số bất cập trong điều hành khoan thăm dò. Vừa qua, Chính phủ đã làm việc trực tiếp với Tập đoàn Dầu khí để điều chỉnh cơ chế khi khoan dầu thì phục vụ trực tiếp sản xuất trong nước chứ không xuất khẩu nữa", ông Thành nhấn mạnh.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh - Người điềm đạm nhất thế giới: Dành cả cuộc đời cho hoạt động hòa bình Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người thầy của Phật giáo ở phương Tây. Những người từ khắp nơi trên thế giới tìm tới những điều ông đúc kết, giảng dạy để học "nghệ thuật của cuộc sống chánh niệm". Dành cả cuộc đời hoạt động vì hòa bình Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với...