Ngành công thương và nông nghiệp chịu trách nhiệm trước nhân dân không để đứt gãy chuỗi cung ứng
Sáng 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã họp trực tuyến với các Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường phía Nam nhằm tìm giải pháp đảm bảo hàng hóa thiết yếu chuẩn bị cho việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg tại 19 tỉnh, thành phố từ 0h ngày 19/7.
Cung ứng chưa sát thực tế
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Thông tin tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, sau 7 ngày thực hiện áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, việc cung ứng hàng hóa bị đứt gãy nghiêm trọng. Có những thời điểm người dân rất bức xúc vì hàng hóa cung ứng không kịp thời do các chợ đầu mối đã dừng hoạt động, chỉ còn các siêu thị và cửa hàng tiện lợi mở cửa.
Đối với lực lượng phục vụ cho việc cung ứng hàng hóa cho người dân, mỗi ngày có từ 200.000 – 210.000 người hoạt động trong các chợ đầu mối. Tuy nhiên, những ngày qua chỉ có 2.000 người hoạt động ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Các vùng ven đô xung quanh TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách nên xảy ra thiếu hụt và đứt gãy nghiêm trọng nguồn lao động.
Bên cạnh đó, việc lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố, các vùng và 3 miền khó khăn, gây “hỗn loạn” cho khu vực, nếu không có biện pháp kịp thời tình hình sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, tại chợ đầu mối, việc mua bán ở chợ là cuộc sống của người dân ven đô, nay đóng cửa khiến hàng vạn người bị ảnh hưởng. Do vậy, từ 6h30 ngày 18/7, thành phố đã nhất trí cho mở lại một số chợ truyền thống khiến bà con tiểu thương rất phấn khởi.
Thế nhưng, nếu mở lại chợ đầu mối sẽ phải kèm theo những điều kiện phòng, chống dịch, áp dụng biện pháp 5K, khử khuẩn thường xuyên, tiêm vaccine và xét nghiệm cho tiểu thương.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, diễn biến dịch đang phức tạp và nghiêm trọng. Vì thế, việc cung ứng hàng hóa là vấn đề hết sức khó khăn, nếu thiếu hàng hóa thiết yếu người dân sẽ không đủ lực dập dịch và kéo theo nhiều hệ lụy.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đây không phải là lần cách ly đầu tiên theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhưng chúng ta phải xác định tính chất hoàn toàn khác so với lần cách ly trước. Dịch có thể bùng phát mạnh hơn, có thể đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thuốc men… Do đó, việc lưu thông sẽ khó khăn hơn và nếu không giải quyết được sẽ nảy sinh vấn đề xã hội nên trong mọi tình huống không được để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng thiết yếu.
Người tiêu dùng chọn mua rau củ quả tại siêu thị ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN
Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Trưởng ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam cho biết, TP Hồ Chí Minh đã có kinh nghiệm chống dịch, nhưng các tỉnh, thành phố mới áp dụng Chỉ thị 16 ít nhiều sẽ gặp khó khăn và tình hình sẽ thay đổi từng giờ. Bởi thế cần xác định tính chất thời điểm hiện nay như đang là “thời chiến” vì dự kiến hàng hóa sẽ có những xáo trộn.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện nay khác và rất khác so với bình thường nên có một vài nơi hàng hóa thiếu, giá cao là chuyện bình thường. Hơn nữa, tại các chợ đầu mối ở TP Hồ Chí Minh dừng hoạt động làm thiếu hụt hàng hóa cho người dân và cũng gây khó khăn cho các tỉnh, thành phố khác do thiếu đầu ra và nơi cung cấp hàng hóa. Do đó, đề nghị không đóng cửa tất cả các chợ đầu mối, chợ truyền thống tại 16 tỉnh, thành phố mới áp dụng Chỉ thị 16. Các chợ đầu mối, chợ truyền thống phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; tăng giờ bán tại các siêu thị, trung tâm thương mại và các điểm bán lưu động.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Phó Ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam nhấn mạnh: Mặc dù có nhiều kinh nghiệm, kịch bản và trải qua thực tiễn nên lược hàng hóa cung ứng đã được chuẩn bị tăng gấp 3 lần. Dù vậy, tại một số thời điểm vẫn có tình trạng thiếu hàng cục bộ.
Theo ông Trần Duy Đông, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi là công cụ chính; có việc giá cả tăng 5- 10%, rau, củ, quả tươi sống tăng mạnh có nơi lên đến 50 – 60% do thiếu nguồn cung cục bộ bởi thời gian vận chuyển tăng, chi phí nhân công tăng cao liên tục từ kho đến cửa hàng, chi phí lấy giấy xét nghiệm chỉ có tác dụng trong 3 ngày.
Do đó, ông Trần Duy Đông kiến nghị thiết lập kho trung chuyển ngay cạnh các chợ đầu mối, sớm mở chợ đầu mối với 3 biện pháp kiểm soát và Tp. Hồ Chí Minh hỗ trợ các hệ thống phân phối như SaigonCo.op, Strata có thêm mặt bằng để lưu kho, vận chuyển; cung cấp danh sách các nhà cung ứng đảm bảo.
Cũng theo ông Trần Duy Đông, trước thực trạng TP Hồ Chí Minh thông báo thiếu 200 triệu quả trứng gà, Ban chỉ đạo đã liên hệ với các đơn vị lớn như Dabaco, Ba Huân, kết hợp với VnPosst chuyển ngay vào TP Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu của người dân.
Tại cuộc họp trực tuyến, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cho hay, Thành phố gặp khó khăn về việc thu mua hàng hóa, đáp ứng nhu cầu. Do đó, khi áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố cần bảo vệ vùng sản xuất, vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất, trồng trọt.
Ông Nguyễn Minh Phương cũng chia sẻ thêm rằng, do doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu mua nên hàng hóa tăng giá. Trong khi đó, danh sách cung ứng hàng hóa mà Bộ cung cấp không phù hợp, không sát thực tế, có đơn vị năng lực cung ứng là chục nghìn tấn, nhưng khi liên hệ cung cấp chỉ được rất ít.
Nhân viên siêu thị giúp người dân đi chợ online. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN
Còn theo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh Trương Văn Ba, khi mở lại các chợ truyền thống phải kết nối được các nhà cung cấp để cung ứng đủ hàng hóa mới ngăn chặn được tình trạng tăng giá. Do đó, ông Trương Văn Ba đề nghị Bộ Tài chính điều tra các vụ nâng giá không hợp lý, Sở Công Thương thành phố cần có đủ nguồn hàng, tạo mọi điều kiện ưu tiên trong vận chuyển.
Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh đã chuẩn bị các phương án cụ thể về cung ứng hàng hóa trên cơ sở nhu cầu của người dân và khả năng cung cấp nguồn hàng hóa trên địa bàn cũng như các tỉnh lân cận. Vì vậy, thời gian qua việc cung ứng hàng hóa không quá khó khăn. Khó khăn của xã thì huyện giải quyết, khó khăn của huyện thì tỉnh giải quyết.
Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị 16 thì tỉnh gặp 2 khó khăn lớn là lượng mua của người dân quá lớn dẫn đến không kịp cung ứng. Ngoài ra, một số mặt hàng tỉnh không sản xuất được, phải vận chuyển từ tỉnh khác nhưng việc lưu thông, vận chuyển khó khăn dẫn đến giá cả bị đẩy lên cao.
Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang cho biết, tại Hậu Giang một số mặt hàng tăng giá do tâm lý người dân tăng mua tích trữ. Giá bán tại chợ các mặt hàng nông sản cần thiết tăng từ 30 – 40%, nhưng giá thu mua trong dân không tăng.
Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp đang vào vụ thu hoạch lúa Hè thu và chuẩn bị gieo sạ vụ lúa Thu đông, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến nông sản đảm bảo cung cấp. Vật tư đầu vào sản xuất tăng, nhất là phân bón. Không chỉ vậy, việc vận chuyển nông sản gặp khó do kiểm soát qua chốt kiểm dịch, làm kéo dài thời gian, tỷ lệ hư hỏng cao làm đội giá bán. Bởi vậy, kiến nghị ngành y tế tạo điều kiện, thủ tục thuận lợi hơn cho xe vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Không để đứt gãy chuỗi cung ứng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, lúc này cần tạo sự thông suốt thị trường bởi thực tế dịch bệnh diễn biến rất nhanh nên địa phương phải nắm chắc tình hình, đi xuống địa bàn, vùng nguyên liệu lớn để nắm thông tin, xử lý thông tin, kết nối thông tin cung cầu hàng hóa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh tới 3 khâu thu hoạch, vận chuyển và phân phối phải cùng kích hoạt để thực hiện, cùng ngồi với nhau để xử lý vướng mắc.
Vì thế các đơn vị phải phối hợp đồng thời giữa việc điều tiết của thị trường và Nhà nước, khi tình thế khó khăn hơn Nhà nước phải nắm vai trò điều tiết thị trường, cho lực lượng tham gia vào vận chuyển, phân phối hàng hóa.
Trên cơ sở các ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, diễn biến dịch ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực Nam đang rất phức tạp và tình hình có thể nghiêm trọng hơn trong các ngày tới. Vì vậy, việc cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu là nhiệm vụ lớn nên cần xác định tâm thế đây là “thời chiến” chứ không phải trong điều kiện bình thường.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trong mọi tình huống hai ngành chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân là không để đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là lương thực, thực phẩm, rau củ quả, hàng tươi sống, thuốc men.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ, phối hợp và tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương, tập trung thực hiện các nhiệm vụ. Trước hết là khẩn trương đánh giá dự báo tình hình, khảo sát và nắm bắt đúng nhu cầu hàng hóa thiết yếu từng địa bàn, từ đó đưa ra cân đối cung cầu tại chỗ.
“Quan trọng là địa phương phải kê được cái gì mình có, cái gì mình thiếu, cần mua, cần bán, trên cơ sở đó Tổ công tác tiền phương và Ban chỉ đạo hai Bộ mới có thể điều tiết được”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, các địa phương phải xây dựng kịch bản trong tình huống mức độ cao hơn. Trước hết có thể áp dụng cơ chế thị trường, phân phối hàng hóa mua bán trao đổi, nhưng nếu tình hình phức tạp, vai trò của Nhà nước rất quan trọng. Đồng thời, nhất trí với đề xuất tiếp tục duy trì chợ đầu mối kèm theo điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đơn cử như áp dụng biện pháp giãn cách, cấp mã QR hoặc phát thẻ cho người dân vào chợ, đảm bảo an toàn giao dịch ở chợ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các ngành giao thông, y tế, công an, quân đội làm tốt việc lưu thông phân phối, điều tiết hàng hóa từ nơi dồi dào đến nơi thiếu hụt một cách kịp thời, cái gì cần bán phải kết nối nơi cần mua để giải quyết bài toán thừa – thiếu.
Với vùng nuôi trồng bị đứt gãy chuỗi cung ứng phải báo cáo ngay với hai Bộ, trong trường hợp cần thiết kiến nghị huy động lực lượng quân đội tại chỗ, sẵn sàng.
Nhấn mạnh vai trò của quản lý thị trường là lực lượng chủ công, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần chủ động, bám sát tình hình, xử lý nghiêm hiện tượng găm hàng, nâng giá, trục lợi, hàng gian, hàng giả, kém chất lượng. Đặc biệt, ngay trong hôm nay Tổng cục Quản lý thị trường phải cử thêm lực lượng vào khu vực phía Nam để kiểm tra, xử lý kịp thời việc vi phạm, găm hàng nâng giá, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Lập đoàn kiểm tra thủy điện Thượng Nhật 'chây ì' tích nước trái phép
Bất chấp các chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế, thủy điện Thượng Nhật vẫn tích nước trái phép. Do đó, Bộ Công Thương sẽ lập đoàn kiểm tra vào ngày mai (17.11).
Liên quan đến trường hợp thủy điện Thượng Nhật tỉnh Thừa Thiên - Huế tích trữ nước trái phép bất chấp chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định thành lập đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý an toàn, vận hành, phòng chống thiên tai tại công trình thủy điện Thượng Nhật tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ thành lập Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý an toàn, vận hành, phòng chống thiên tai tại công trình thủy điện Thượng Nhật tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Thủy điện Thượng Nhật tích trữ nước trái phép bất chấp chỉ đạo. Ảnh: Báo Thanh Niên
Trong đó, ông Tô Xuân Bảo - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp làm Trưởng đoàn. Các thành viên trong đoàn kiểm tra bao gồm: Ông Trần Hoài Trang - Trưởng phòng Thủy điện (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo); Ông Nguyễn Ngô Phong - Trưởng phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng (Cục Điều tiết điện lực); Ông Hoàng Thế Giang - Chuyên viên phòng An toàn điện và Đập (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp); Đại diện Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Theo đó, đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra hiện trường tại công trình thủy điện Thượng Nhật sau các đợt bão, lũ vừa qua; Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hồ đập, công tác phòng chống thiên và việc tuân thủ các chỉ đạo của các cơ quan quản lý về công tác vận hành hồ, đập trong đợt bão, lũ vừa qua.
Đặc biệt, đoàn sẽ xử lý hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng các giải pháp xử lý các vi phạm trong công tác quản lý an toàn, vận hành, phòng chống thiên tai đối với các vi phạm theo thẩm quyền.
Đoàn kiểm tra sẽ bắt đầu thực thi từ ngày mai (17.11.2020) và báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra sau khi kết thúc đợt kiểm tra.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần đầu tư thủy điện Miền Trung Việt Nam sẽ phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản, các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và cử người đại diện theo pháp luật làm việc với Đoàn.
Như đã đưa tin trước đó, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã có công văn đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ việc chấp hành của chủ hồ thủy điện Thượng Nhật, đồng thời xử lý nghiêm khắc theo quy định, tránh để xảy ra tình trạng tương tự.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu dừng ngay việc tích nước, đồng thời vận hành mở hoàn toàn 5 cửa van đập tràn dự án thủy điện Thượng Nhật theo quy trình vận hành hồ chứa đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt để đưa mực nước hồ chứa về cao trình 114m (bằng cao trình ngưỡng tràn).
Như vậy, Nhà máy thủy điện Thượng Nhật do Công ty Cổ phần đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam làm chủ đầu tư, đã nhiều lần không chấp hành lệnh điều tiết lũ của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đó là tích nước trái phép.
Sáng 16.11, lãnh đạo huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết thủy điện Thượng Nhật tiếp tục tích nước trái phép trong ngày 15.11. Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có chỉ đạo lực lượng công an giám sát 24/24 việc xả nước của thủy điện này.
Tuy nhiên, ngày 14 và 15.11 ở khu vực này có mưa rất to và dễ xảy ra nguy cơ sạt lở núi. Để đảm bảo an toàn cho lực lượng chức năng nên UBND huyện Nam Đông đã cho rút người về. Ngay sau khi lực lượng chức năng rút đi thì thủy điện này lại cho tích nước.
Tuần tới, sẽ có thêm 12 chợ được thí điểm hoạt động trở lại Thông tin vừa được cập nhật từ Sở Công thương cho hay, dự kiến trong tuần tới, sẽ có thêm một số chợ được mở điểm bán các mặt hàng tươi sống, rau củ quả. Bán hàng tươi, rau củ quả tại chợ Bình Thới (quận 11) sáng 18.7. ẢNH: T.NHAN Cụ thể, tại quận Bình Tân có chợ Kiến Thành, quận 5...