Ngành công nghiệp ô tô điện: Thái Lan tham vọng ‘bành trướng’ toàn cầu
Thái Lan đang đặt mục tiêu sẽ trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô điện toàn cầu vào năm 2035.
Ngành công nghiệp ô tô điện: Thái Lan tham vọng ‘bành trướng’ toàn cầu
Năm 2035 sẽ có hơn 18,4 triệu xe điện lăn bánh tại Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đang thực hiện tham vọng mọi chiếc xe điện bán ở quốc gia này phải được sản xuất trong nước vào năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu sau khi hoàn tất bộ tiêu chí cấp chứng nhận xanh, sạch cho phương tiện giao thông.
Theo Bangkok Post, Ủy ban Xe thế hệ mới quốc gia do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Năng lượng Supattanapong Punmeechaow chủ trì đã chấp thuận yêu cầu của khu vực tư nhân về việc đẩy nhanh sản xuất xe điện của đất nước. Uỷ ban đã đặt ra mục tiêu 50% ô tô sản xuất, phân phối tại Thái Lan từ năm 2030 sẽ là xe chạy điện.
Thái Lan tham vọng trở thành trung tâm sản xuất ô tô điện toàn cầu vào năm 2035
Ông Supattanapong cho biết: “Chúng tôi cũng cần phải đẩy nhanh việc sản xuất, sử dụng ô tô điện để đạt được mục tiêu cao đó”. “Kế hoạch tham vọng mới cũng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất, kinh doanh làm việc chăm chỉ hơn để bắt kịp xu thế của thời đại”, ông nói.
Chủ tịch của Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI), Supant Mongkolsuthree ca ngợi mục tiêu mới vì sự táo bạo. Ông cũng cho biết mục tiêu này sẽ giúp hiện thực hóa tầm nhìn đưa Thái Lan – từng được mệnh danh là “Detroit của châu Á” trở thành một trong những cơ sở sản xuất xe chạy điện toàn cầu trong vòng 15 năm tới.
Chủ tịch FTI cho biết kế hoạch mới của Thái Lan là sản xuất 1,051 triệu xe điện vào năm 2025. Trong đó, sẽ có 400.000 xe ô tô và xe bán tải, 620.000 xe máy và 31.000 xe buýt và xe tải chạy điện.
Đến năm 2030, tổng số phương tiện giao thông điện tử ở Thái Lan sẽ tăng lên 6,22 triệu chiếc. Trong đó, sẽ có 2,93 triệu ô tô và xe bán tải, 3,13 triệu xe máy và 156.000 xe buýt và xe tải chạy điện.
Đến năm 2035, tổng số phương tiện giao thông ô tô điện sẽ tăng gấp đôi lên 18,41 triệu chiếc. Trong đó, 8,62 triệu ô tô và xe bán tải, 9,33 triệu xe máy và 458.000 xe buýt và xe tải điện.
Kế hoạch sản xuất, sử dụng xe điện tại Thái Lan giai đoạn 2015 – 2035
Ủy ban cũng đang đặt mục tiêu nâng cao nhu cầu sử dụng phương tiện xe điện tại địa phương khi đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có khoảng 1,05 triệu xe điện trên các tuyến đường của Thái Lan, bao gồm: 402.000 ô tô và xe bán tải, 622.000 xe máy và 31.000 xe buýt và xe tải điện.
Đến năm 2030, số lượng xe điện tại địa phương là 5,41 triệu chiếc, bao gồm: 2,05 triệu ô tô và xe bán tải, 3,2 triệu xe máy và 160.000 xe buýt và xe tải điện.
Video đang HOT
Đến năm 2035, tổng số phương tiện giao thông chạy bằng điện được sử dụng trên cả nước dự kiến đạt 15,58 triệu chiếc, trong đó có 6,4 triệu ô tô con và xe bán tải, 8,75 triệu xe máy và 430.000 xe buýt và xe tải điện.
Để thực hiện mục tiêu này, Ủy ban Xe thế hệ mới quốc gia Thái Lan cùng các thành viên đã thông qua việc thành lập bốn tiểu ban, sẽ phối hợp với nhau để nghiên cứu các vấn đề như cơ sở hạ tầng cho xe điện, đặc quyền và thuế, đồng thời phát triển một hệ sinh thái phù hợp cho việc sản xuất xe chạy điện.
Trong số này sẽ có một tiểu ban thực hiện việc thúc đẩy sản xuất xe và các linh kiện xe chạy điện. Tiểu ban thứ hai sẽ chịu trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng và pin. Tiểu ban thứ ba sẽ đánh giá tác động của xe chạy điện đối với xăng dầu và khí nhà kính. Tiểu ban cuối cùng sẽ đảm trách truyền thông, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng xe chạy điện.
SAIC Motor-CP tiếp tục “đổ tiền” vào Thái Lan
Mới đây, Liên doanh Thái-Trung SAIC Motor-CP đã chớp cơ hội khi tham vọng củng cố chỗ đứng của thương hiệu MG trong ngành công nghiệp xe điện (EV) của Thái Lan với kế hoạch đầu tư vào sản xuất pin cho xe điện plug-in hybrid (PHEV). Theo đó, công ty sẽ tăng công suất sản xuất pin lên 700-800 chiếc mỗi tháng.
Zhang Haibo, Chủ tịch SAIC Motor-CP và MG Sales Thái Lan, cho biết: “MG đang trong quá trình sửa đổi kế hoạch kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh, vì vậy chúng tôi đã quên mất ngân sách đầu tư cho dự án pin PHEV”.
“Công ty quyết tâm tăng công suất sản xuất pin vì doanh số bán PHEV tại Thái Lan không ngừng tăng lên”, ông Haibo cho biết them.
Công ty cũng đang chuẩn bị sản xuất thêm xe điện ở Thái Lan sau khi được Uỷ ban đầu tư (BoI) của Thái Lan cấp đặc quyền về thuế cho việc sản xuất trong vài năm trước.
Ông Haibo cho biết việc sản xuất này là một phần trong kế hoạch của công ty nhằm phục vụ thị trường xe điện đang phát triển trong nước bằng cách tăng số lượng cửa hàng sạc xe điện lên 500 trong năm 2021. Trước đó, MG đã đặt mục tiêu lắp đặt 100 điểm sạc trên toàn quốc vào 2020.
Việc phát triển cơ sở sạc điện sẽ được công ty thực hiện trong hai giai đoạn. Đầu tiên MG sẽ thiết lập cơ sở vật chất tại các phòng trưng bày của MG để phục vụ khách hàng, sau đó sẽ mở rộng sang các địa điểm khác như cao ốc văn phòng và trung tâm mua sắm.
MG kỳ vọng ngành công nghiệp ô tô Thái Lan sẽ từ từ phục hồi sau đại dịch, đồng thời ban lãnh đạo công ty cũng hy vọng các biện pháp kích thích kinh doanh sẽ củng cố niềm tin kinh doanh và tăng sức mua của người dân trong thời gian tới.
Các quốc gia Đông Nam Á chạy đua phát triển xe điện
Hãng xe Việt - VinFast vừa tung ra mẫu ô tô điện đầu tay VF e34, trong khi các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đang chạy đua sản xuất, từng bước thay đổi cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển xe điện.
Hãng xe Việt - VinFast vừa tung ra mẫu ô tô điện đầu tay VF e34
Bên cạnh tình trạng kẹt xe, tắc nghẽn giao thông thường xuyên diễn ra tại các thành phố lớn, việc chất lượng không khí ngày càng xấu đi, đe dọa đến môi trường sống, sức khỏe người... là vấn đề nhức nhối tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt.
Sự gia tăng của các phương tiện chạy bằng xăng hoặc dầu (diesel)... được xem là một trong những nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng ở các thành phố lớn ở Đông Nam Á.
Theo The ASEAN Post , điển hình như ở Indonesia, việc gia tăng các loại ô tô dùng động cơ đốt trong ở Jakarta đã khiến chất lượng không khí thành phố này trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã lên kế hoạch loại bỏ dần xăng pha chì cách đây 10 năm nhưng chất lượng không khí ở Jakarta vẫn không được cải thiện nhiều. Một nghiên cứu của Khoa Y tế Công cộng thuộc Đại học Indonesia cho thấy, 58% tất cả các bệnh tật ở những người sống trong thành phố có liên quan đến ô nhiễm không khí. Với nhu cầu về ô tô ngày càng tăng, điều này sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
Các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang trong giai đoạn manh nha, phát triển điện khí hóa ô tô
Tại Việt Nam, cũng như Thái Lan, chất lượng không khí ở những thành phố lớn ngày đến mức báo động khi lượng ô tô, xe máy chạy bằng xăng, dầu... ngày càng gia tăng. Thực trạng này đòi hỏi Chính phủ các quốc gia cũng như những nhà sản xuất, phân phối ô tô tại Đông Nam Á cần có bước chuyển đổi để phù hợp với xu hướng tương lai. Trong đó, các phương tiện giao thông xanh, vận hành bằng điện... là mục tiêu được nhiều quốc gia hướng đến. Cuộc đua điện khí hóa ô tô đang bắt đầu manh nha và diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Chạy đua làm xe điện
Tại một hội thảo diễn ra tại Thái Lan vào năm ngoái, các chuyên gia đã nhắc nhở Chính phủ Thái Lan - một trong những quốc gia tiên phong trong việc phát triển xe điện tại Đông Nam Á, về những rào cản vẫn tồn tại khiến ô tô điện khó có thể phổ biến tại quốc gia này. Trong đó, giá thành sản phẩm cao cùng với việc thiếu các trạm sạc xe điện là một trong những lý do khiến xe điện chưa thể phổ biến tại Thái Lan.
Các phương tiện giao thông xanh, vận hành bằng điện... là mục tiêu được nhiều quốc gia hướng đến
Không muốn rơi vào cảnh "đi trước, về sau" khi Indonesia đang tăng cường thu hút đầu tư và hoạch định chính sách ưu đãi dành cho việc sản xuất, tiêu dùng ô tô điện... Mới đây, Ủy ban Xe thế hệ mới Quốc gia do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan - ông Supattanapong Punmeechaow chủ trì đã yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân đẩy nhanh tiến trình sản xuất xe điện của Thái Lan.
Theo đó, Thái Lan đặt mục tiêu sẽ sản xuất 1,051 triệu xe điện vào năm 2025. Đến năm 2035, tổng số phương tiện giao thông điện sẽ tăng lên 18,41 triệu xe, gồm: 8,62 triệu ô tô, xe bán tải; 9,33 triệu xe máy và 458.000 xe buýt và xe tải điện. Để thực hiện mục tiêu này, Ủy ban Xe thế hệ mới Quốc gia cùng các thành viên cũng thông qua việc thành lập 4 tiểu ban, sẽ phối hợp với nhau để nghiên cứu các vấn đề như cơ sở hạ tầng cho xe điện, đặc quyền và thuế, đồng thời phát triển một hệ sinh thái phù hợp cho việc sản xuất xe chạy điện.
Ở Indonesia, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu sẽ tăng 20% sản lượng xe, bao gồm xe điện và xe hybrid vào năm 2025. Con số này bao gồm 20% trong số 1 triệu xe xuất khẩu được nhắm tới đồng thời sẽ dần tăng lên hơn 25% vào năm 2030.
Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu sẽ tăng 20% sản lượng xe, bao gồm xe điện và xe hybrid vào năm 2025
Bên cạnh những lợi thế về quy mô thị trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào với các mỏ coban, kẽm, mangan - nguyên liệu thô cho pin xe điện, được coi là thế mạnh giúp Indonesia thu hút đầu tư vào lĩnh vực xe điện.
Tại Việt Nam, dù còn khá non trẻ về tuổi đời nhưng VinFast đang nổi lên thành hãng xe tiên phong trong xu hướng chuyển đổi điện khí hoá ô tô. Mới đây, hãng xe Việt đã đầu từ hệ thống trạm sạc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và tiến đến việc mở rộng ra cả nước. Song song đó, VinFast vừa tung ra thị trường mẫu ô tô điện đầu tay với chính sách bán hàng khá hấp dẫn.
Trước đó, VinFast cũng đã lên kế hoạch sẽ sản xuất 250.000 chiếc xe máy điện mỗi năm và từng bước tung ra thị trường nhiều dòng ô tô chạy điện thuộc những phân khúc khác nhau. Ngoài thị trường nội địa, hãng xe Việt còn tham vọng hướng đến việc xuất khẩu xe điện sang các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tại Việt Nam, VinFast đang phát triển hệ thống trạm sạc song song với việc tung ra thị trường các dòng xe điện mới
Trước sự chuẩn bị rầm rộ của các quốc gia láng giềng, mới đây Chính phủ Malaysia đang nỗ lực xây dựng chính sách ưu đãi để phải triển ô tô điện. Theo Datuk Madani Sahari, Giám đốc điều hành Viện công nghiệp ô tô Malaysia (MARii), Chính phủ Malaysia hiểu tầm quan trọng của điện khí hóa và sẽ điều chỉnh chính sách, đặc biệt đối với phân khúc xe điện, nhằm thu hút đầu tư vào xe điện.
So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia đang cho thấy dấu hiệu tụt lại phía sau trong cuộc đua điện khí hoá ô tô. Trong khi đó, Brunei cũng đang bắt đầu chuyển hướng sang xe điện.
Brunei vừa đưa ra chính sách tập trung vào 10 lĩnh vực chiến lược cốt lõi với các mục tiêu sẽ được thực hiện trong 15 năm tới, trong đó có lĩnh vực xe điện. Có thông tin cho rằng Brunei đang tìm cách nâng tổng thị phần xe điện lên 60% tổng doanh số bán xe hàng năm tại quốc gia này.
Các chuyên gia dự báo doanh số bán ô tô ở Đông Nam Á sẽ vượt xa tất cả các khu vực khác trên thế giới
Đông Nam Á - thị trường tiềm năng để phát triển ô tô điện
Khu vực Đông Nam Á từ lâu đã được các nhà sản xuất ô tô đánh giá là một trong những thị trường ô tô đang phát triển và tiềm năng bậc nhất thế giới.
Theo dự báo của các chuyên gia, doanh số bán ô tô ở Đông Nam Á sẽ vượt xa tất cả các khu vực khác trên thế giới. Với lợi thế về quy mô thị trường và nhiều quốc gia đang bước vào giai đoạn ô tô hoá, tỉ lệ sở hữu ô tô tại Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng hơn 40% vào năm 2040.
Trong khi đó, một nghiên cứu do hãng xe Nissan thực hiện vào năm 2018 cho thấy rằng một phần ba người tiêu dùng Đông Nam Á sẵn sàng mua một chiếc xe điện. Nghiên cứu có tên 'Tương lai của xe điện ở Đông Nam Á', phân tích rằng, mặc dù doanh số bán xe điện ở các nước thành viên ASEAN nhìn chung vẫn khá nghèo nàn nhưng người tiêu dùng ở Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia lại tỏ ra hào hứng với tương lai của xe điện.
Việt Nam có xe điện, Thái Lan đẩy nhanh kế hoạch điện hóa ô tô trong nước Sau khi hoàn tất bộ tiêu chí cấp chứng nhận xanh, sạch cho phương tiện giao thông, Thái Lan đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô điện toàn cầu vào năm 2035 và tất nhiên xe điện bán ra thị trường này đều được sản xuất trong nước. Thái Lan đặt mục tiêu sẽ trở thành...