Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư FDI lớn nhất, đạt 9.132,5 triệu USD
Trong 10 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 9.132,5 triệu USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/10/2019 thu hút 3.094 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 12.833,8 triệu USD, tăng 25,9% về số dự án và giảm 14,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 1.145 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư so với số vốn tăng thêm đạt 5.468,6 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 10 tháng năm nay đạt 18.302,4 triệu USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng ước tính đạt 16,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Trong 10 tháng còn có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó có 1.673 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là hơn 6,5 tỷ USD và 5.836 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 4,3 tỷ USD.
Trong 10 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 9.132,5 triệu USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.281,8 triệu USD, chiếm 10%; các ngành còn lại đạt 2.419,5 triệu USD, chiếm 18,8%.Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 10 tháng đạt 13.872,9 triệu USD, chiếm 75,8% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1.235 triệu USD (có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn đăng ký điều chỉnh giảm 46,8 triệu USD), chiếm 6,7%; các ngành còn lại đạt 3.194,5 triệu USD, chiếm 17,5%.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.952,3 triệu USD, chiếm 55,0% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.748 triệu USD, chiếm 16,2%; các ngành còn lại đạt 3.111,9 triệu USD, chiếm 28,8%.
NGUYỄN THANH
Theo baodansinh.vn
FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh qua góp vốn, mua cổ phần
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nguồn: internet
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 10 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 29,11 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 16,21 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính lũy kế đến ngày 20/10/2019, cả nước có 30.136 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 358,53 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 208 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Trong đó, 10 tháng năm 2019, cả nước có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 10,81 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 37,1% tổng vốn đăng ký.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể: năm 2017 đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,02% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,78%, 10 tháng năm 2019 chiếm 37,1% tổng vốn đăng ký.
Trong 10 tháng năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 18,83 tỷ USD, chiếm 68,1% tổng vốn đầu tư đăng ky. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,98 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,...
N. Ánh
Theo tapchitaichinh.vn
Khối ngoại góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam trên 8,5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 78% Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư ngoại đã góp vốn, mua cổ phần tại gần 4.390 dự án tại Việt Nam, tổng giá trị trên 8,5 tỷ USD, tăng 78% so với cùng kỳ. Trong 7 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư...