Ngành Công nghệ thông tin và ngành Khoa học máy tính có khác nhau không?
Một thí sinh dự thi THTP quốc gia 2019 và đăng ký xét tuyển ĐH,CĐ băn khoăn: Năm nay, em muốn đăng ký học ngành khoa học máy tính. Nhưng em không biết ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin khác nhau như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, PGS. Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết:
Đã từ lâu, ở Việt Nam, khi muốn trở thành lập trình viên, hay chuyên gia phát triển phần mềm, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc theo học ngành Công nghệ Thông tin (CNTT).
Tuy nhiên, nếu theo dõi các chương trình đào tạo của các trường đại học trên Thế giới, đặc biệt các trường ĐH kỹ thuật – công nghệ nổi tiếng của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…, chúng ta sẽ thấy họ hầu như không đào tạo ngành CNTT (Information Technology) mà đa phần cung cấp các chương trình đào tạo về Khoa học Máy tính (Computer Science).
Rõ ràng ở đây có sự khác nhau về cách hiểu trong đào tạo ĐH liên quan đến lĩnh vực CNTT giữa Việt Nam và Thế giới. Sự khác nhau này có thể gây ra đôi chút khó khăn khi chuyển đổi bằng cấp, hoặc công nhận tương đương khi sinh viên có nhu cầu đi du học chuyển tiếp hoặc xin việc tại thị trường lao động quốc tế.
Ở đa phần các ĐH trên Thế giới, các nội dung đào tạo liên quan đến máy tính, như toán rời rạc,giải thuật, cấu trúc dữ liệu, kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, trí tuệ nhân tạo… được cung cấp trên cơ sở ngành đào tạo Khoa học Máy tính (KHMT).
Học ngành này, sinh viên sẽ có khả năng làm chủ mọi khâu để phát triển một phần mềm, một chương trình, và một hệ thống thông tin xử lý các vấn đề trong thực tiễn, ví dụ: phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, trò chơi video, website thương mại trực tuyến, phần mềm nhận dạng chữ viết…
Video đang HOT
Sinh viên ngành CNTT
Còn CNTT là nghề mang tính kỹ thuật viên nhiều hơn, ví dụ: cài đặt, vận hành, quản trị hệ thống máy tính, hệ thống mạng, hệ thống cơ sở dữ liệu. Vì vậy, nếu muốn học để trở thành lập trình viên, và nhà phát triển phần mềm thì nghĩa là học KHMT, chứ không phải học CNTT.
Ngoài ra, nếu người học muốn hiểu biết thêm về phần cứng, bên cạnh phần mềm thì có thể chọn ngành Kỹ thuật Máy tính (Computer Engineering): ngành này là lai giữa ngành Khoa học Máy tính (nghiêng về phần mềm), và ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử (Electrical &Electronic Engineering, nghiêng về phần cứng).
Ngành KTMT hướng tới việc phát triển các hệ thống tính toán tích hợp tối ưu giữa phần cứng và phần mềm. Nghĩa là, học về ngành này, sinh viên sẽ nắm được cả về cách viết phần mềm, làm phần cứng, và làm thế nào để tích hợp phần mềm và phần cứng này thành một hệ thống tối ưu để giải quyết một vấn đề thực tiễn.
Ví dụ: phát triển camera thông minh truyền hình ảnh về trung tâm dữ liệu: kỹ sư phải làm phần cứng (tích hợp các mô-đun thu nhận ảnh, mô-đun vi xử lý, mô-đun truyền thông), viết phần mềm thu nhận hình ảnh, xử lý hình ảnh, và truyền hình ảnh về trung tâm.
Cuối cùng, trong thời gian gần đây, sự bùng nổ của Internet và các hệ thống thu thập dữliệu đã tạo ra các nguồn dữ liệu khổng lồ (big data), mà nếu được khai thác hợp lý sẽ tạo ra những thông tin vô cùng giá trị, ví dụ: dự báo nhu cầu nhân lực ngành KHMT, KTMT tại Việt Nam và trên Thế giới; dự báo điểm chuẩn thi đại học các trường theo từng ngành…
Vì vậy, các lĩnh vực xử lý dữ liệu, vốn nằm trong KHMT đã tách ra để tạo thành một ngành mới: Khoa học Dữ liệu (Data Science). Học về KHDL, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán (đặc biệt về xác suất, thống kê), khoa học máy tính (đặc biệt về học máy, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo…), và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của một số lĩnh vực để có thể trở thành các nhà khoa học dữ liệu.
Triển vọng nghề nghiệp của sinh viên ngành KHDL không chỉ dừng lại ở việc làm cho các các công ty về CNTT, mà trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 này, sinh viên ra trường còn có thể làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn sâu của mọi tổ chức có nhu cầu khai thác dữ liệu, như: tài chính – ngân hàng – bảo hiểm – chứng khoán, phân tích thị trường, tư vấn-dự báo-hoạch định chính sách…
Vì vậy, có thể nói rằng, dù còn có thể có một số cách hiểu khác biệt (như ở Việt Nam), nhưngphổ biến trên Thế giới hiện nay, liên quan đến đào tạo nhân lực trong lĩnh vực CNTT nói chung, các trường đại học đang cung cấp các chương trình đào tạo trong 3 ngành cốt lõi: KHMT, KTMT, và KHDL.
Trong đó: KHMTchuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin…; KTMT chuyên sâu về hệ nhúng và IoT, mạng máy tính, an toàn thông tin…; và KHDL chuyên sâu về xử lý dữ liệu, và trí tuệ nhân tạo.
Hiện tại, ở Việt Nam, một số trường kỹ thuật trong đó có Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã theo cách phân ngành như trên để vừa đảm bảo thiết kế chương trình theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy đổi bằng cấp tương đương, và quan trọng hơn, giúp các em sinh viên định hướng ngay từ đầu lĩnh vực đúng với năng lực, phù hợp với đam mê để phát triển sự nghiệp của mình.
Theo tiền phong
Ba vấn đề doanh nghiệp Việt ưu tiên hàng đầu khi chuyển đổi số
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang từng bước đầu tư vào đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm, phần cứng CNTT trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số.
Ông Bidhan Roy
Ngày 4/4, Công ty Cisco đã ra mắt báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số của DNVVN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" trong đó chỉ rõ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang từng bước đầu tư vào đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm, phần cứng CNTT trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số.
Đáng chú ý, đám mây là công nghệ được các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất (18%). Điều này phù hợp với xu hướng áp dụng điện toán đám mây trên toàn khu vực, bởi công nghệ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng CNTT.
Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thực hiện số hóa, họ cũng áp dụng các công nghệ an ninh mạng với 12,7% số doanh nghiệp cho rằng an ninh mạng là một trong ba công nghệ hàng đầu nên được đầu tư nhiều nhất.
"Điều này khẳng định họ đặt vấn đề bảo mật lên trên và làm trọng tâm của hành trình chuyển đổi kỹ thuật số", báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc sở hữu cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và đảm bảo thành công lâu dài. Các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng này và có 10,7% cho biết đang đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm và phần cứng CNTT.
Tại sự kiện công bố báo cáo, bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam nhận định cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tập đoàn công nghệ như Cisco, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng đang số hóa nhanh chóng, khai thác sức mạnh của công nghệ để mở rộng doanh nghiệp, cơ hội tiếp cận khách hàng.
Học viện Mạng Cisco đã đào tạo gần 36.000 học viên tại Việt Nam và hỗ trợ phát triển các kỹ năng số cho nguồn nhân lực CNTT. Ngoài ra Cisco cũng đưa ra giải pháp công nghệ được thiết kế riêng cùng mức giá hợp lý để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ứng dụng.
Ông Bidhan Roy, Giám đốc mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ và phân phối khu vực ASEAN của Cisco cũng khuyến cáo việc sở hữu giao thức an ninh mạng và cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp sẽ không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ lớn hơn mà còn cho phép trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của các công ty lớn trên toàn cầu.
Theo ICTNews
Thái-lan: Chi tiêu cho công nghệ thông tin đạt 540 tỷ baht năm 2022 Với sự chuyển đổi sang kỹ thuật số thông qua các dịch vụ phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, đám mây và di động, Thái-lan dự đoán mức chi tiêu cho dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) của nước này sẽ đạt mức 540 tỷ baht vào năm 2022. Thái-lan dự đoán mức chi tiêu cho công nghệ thông tin...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Gemini sắp có mặt trên các thiết bị sử dụng hằng ngày

Apple khuyên người dùng iPhone xóa trình duyệt Chrome

Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

Tiết kiệm 122 tiếng đồng hồ mỗi năm nhờ sử dụng AI

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Yahoo ngỏ lời muốn mua lại trình duyệt Chrome từ Google
Có thể bạn quan tâm

Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ
Tv show
12:59:11 28/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm
Phim việt
12:48:04 28/04/2025
Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Thế giới
12:15:12 28/04/2025
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát
Pháp luật
12:11:41 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
12:06:35 28/04/2025
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm
Ôtô
11:58:24 28/04/2025
Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"
Sao âu mỹ
11:53:56 28/04/2025
Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại
Xe máy
11:51:41 28/04/2025
Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc
Netizen
11:30:07 28/04/2025