Ngành chip Trung Quốc dốc sức trước thương chiến leo thang
Ngay cả khi ông Donald Trump chưa chính thức quay lại Nhà Trắng, ngành chip bán dẫn Trung Quốc đã đối mặt khó khăn lớn nhưng có thể cũng là động lực để Bắc Kinh tăng cường tự chủ trong lĩnh vực này.
Ngày 16.11, tờ Nikkei Asia đưa tin Chỉ số CSI ngành bán dẫn của Trung Quốc (CSI931865) vừa qua đã tăng 6 phiên liên tiếp kể từ sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5.11. Đây là một chỉ số đán.h giá nhóm doanh nghiệp bán dẫn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Lấy khó khăn làm động lực ?
Tính từ đầu năm, CSI931865 đã tăng 26% kể từ đầu năm, vượt trội so với mức tăng 12% của chỉ số chứng khoán chung của sàn chứng khoán Thượng Hải. Mức tăng trên cũng cao hơn cả mức tăng 20% của SOX – một chỉ số tương tự trên sàn chứng khoán NASDAQ (Mỹ).
Bên trong một nhà máy sản xuất chip bán dẫn ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). ẢNH: REUTERS
Việc CSI931865 tăng cao được cho là vì các doanh nghiệp ngành bán dẫn của Trung Quốc sẽ có cơ hội tăng trưởng khi đóng vai trò ngày càng lớn hơn ở thị trường nội địa giữa bối cảnh nước này sẽ bị hạn chế tiếp cận công nghệ, nguồn cung ứng và sản phẩm chip bán dẫn tiên tiến.
Video đang HOT
Điển hình, Công ty Empyrean Technology (sản xuất các công cụ tự động hóa để thiết kế chip) đã có mức tăng cao thứ 3 trên tổng thể thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây. Vì doanh nghiệp này được kỳ vọng sớm chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc khi những đối thủ đến từ Mỹ như Synopsys và Cadence Design Systems bị hạn chế tiếp cận thị trường đại lục. Xếp thứ 4 về tốc độ tăng giá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là Công ty Nexchip Semiconductor đã tăng hơn 20% kể từ khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2023.
Tích cực chuẩn bị nhưng thách thức không nhỏ
Có lẽ, do rút kinh nghiệm từ đối mặt các biện pháp trừng phạt từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump (2017 – 2021) cũng như nhiệm kỳ tiếp đó của Tổng thống Mỹ Joe Biden (từ 2021), các công ty bán dẫn Trung Quốc đang tận lực chuẩn bị khi thương chiến Mỹ – Trung dự kiến leo thang hơn nữa dưới thời ông Trump.
Theo Reuters dẫn dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc, nước này đã tăng cường mua thiết bị bán dẫn từ nước ngoài. Từ tháng 1 – 9.2024, nhập khẩu thiết bị bán dẫn của Trung Quốc đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, lên 24,12 tỉ USD. Trong số thiết bị này, có đến 7,9 tỉ USD được chi ra cho máy in thạch bản vốn cần thiết để sản xuất các chip tiên tiến nhất. Mức đầu tư của Trung Quốc cho máy in thạch bản tăng 35,44% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các máy in thạch bản mà Trung Quốc mua đều đến từ Công ty ASML (Hà Lan) – có giá trị lên đến 7 tỉ USD, chiếm hơn 88% trong tổng giá trị 7,9 tỉ USD trên.
Tuy nhiên, ASML Holding đã cung cấp các máy in thạch bản cực tím sâu (DUV) tiên tiến nhất của tập đoàn này đến Trung Quốc trong năm nay. Theo yêu cầu do Mỹ đưa ra từ năm 2023, ASML chỉ được cung cấp một số DUV thế hệ cũ đến Trung Quốc. Từ năm 2019, Mỹ cũng yêu cầu ASML ngưng bán các máy in thạch bản siêu cực tím (EUV) cho Trung Quốc. Việc bị hạn chế tiếp cận các máy in thạch bản tiên tiến gây khó khăn cho ngành chip bán dẫn Trung Quốc. Đây cũng là một thách thức lớn của Trung Quốc trong quá trình tự chủ ngành chip bán dẫn. Bởi thực tế phát triển của Trung Quốc suốt nhiều năm qua, thì đến gần đây chỉ mới ra mắt được máy in thạch bản hoạt động ở bước sóng 193 nm, đạt độ phân giải dưới 65 nm và lớp phủ mỏng có độ chính xác dưới 8 nm.
Trong khi đó, DUV của ASML có thể đạt độ phân giải dưới 38 nm và lớp phủ mỏng có độ chính xác dưới đến 1,3 nm. Các máy EUV của ASML còn có độ phân giải cao hơn nữa. Và khi thiếu những máy in thạch bản đạt cấp độ như thiết bị của ASML thì Trung Quốc khó có thể tự sản xuất chip bán dẫn tiên tiến.
Không những vậy, ngay cả khi ông Trump chưa nhậm chức, Reuters vừa dẫn nguồn tin riêng tiết lộ từ ngày 11.11, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm TSMC (Đài Loan) – tập đoàn sản xuất chip bán dẫn tiên tiến lớn nhất thế giới – cung cấp chip bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc đại lục. Điều này khiến cho ngành công nghệ Trung Quốc gặp không ít khó khăn khi vẫn cần thêm rất nhiều thời gian để tăng năng lực tự chủ.
Mỹ tài trợ 6,6 tỉ USD cho TSMC
Bộ Thương mại Mỹ hôm qua thông báo chính phủ nước này đã quyết định cung cấp khoản tài trợ 6,6 tỉ USD cho đơn vị tại Mỹ của Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) để sản xuất chất bán dẫn ở TP.Phoenix thuộc bang Arizona, theo Reuters. Vào tháng 4, TSMC đã đồng ý mở rộng đầu tư ở Mỹ và xây thêm nhà máy thứ ba tại Arizona vào năm 2030.
Liên minh bán dẫn Mỹ- Nhật Bản và mục tiêu cân bằng
Hầu hết mọi người đều hiểu rằng công nghệ đã thay đổi cơ bản cuộc sống ở mọi nơi trên thế giới khi những chiếc điện thoại iPhone và mạng không dây 5G đang tạo ra những mạng lưới siêu kết nối.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu có một bộ phận rất quan trọng trong những thiết bị này, với kích thước siêu nhỏ nhưng lại sở hữu những năng lực vô hình "siêu khủng"- đó là những con chip bán dẫn.
Ngoài việc giúp biến những chiếc ôtô thành phương tiện tự hành, cho phép mọi người sử dụng điện thoại di động và sử dụng nhiều công cụ được coi là đương nhiên trong nền kinh tế hiện đại, những con chip chính là bộ phận "thổi bùng" các khái niệm mới nổi như siêu dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI). Đó là lý do vì sao ngành công nghiệp này nhận được sự chú trọng đáng kể từ chính phủ các nước, đặc biệt là những nền kinh tế đang cạnh tranh ngôi vị thống trị toàn cầu, trong đó không thể bỏ qua Mỹ và Nhật Bản - những quốc gia đồng minh đang hướng tới một mô hình "Liên minh bán dẫn của tương lai" .
IBM hợp tác với Rapidus để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển chip thế hệ mới.
Trong bối cảnh cuộc chiến chip bộc lộ lỗ hổng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà ở đó sự tiến bộ của Trung Quốc đang áp đảo trong khi môi trường địa chính trị thiếu ổn định đang đ.e dọ.a tương lai của trung tâm sản xuất chíp Đài Loan (Trung Quốc), có thể nói, tất cả đang tập trung vào mối quan hệ hướng tới tương lai của Nhật Bản và Mỹ.
Về mặt địa chính trị, liên minh Mỹ - Nhật nằm ở một bên của phương trình, bên kia là Trung Quốc và Đài Loan ở giữa. Điều này giải thích tại sao liên minh công nghiệp bán dẫn Mỹ- Nhật Bản lại quan trọng đến vậy đối với tương lai. Quan hệ đối tác này thậm chí được coi là sự hợp tác của hai đồng minh có tiềm năng trở thành các nước dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực chip bán dẫn, đại diện cho những gì tốt nhất mà loạt giải pháp thế hệ mới sẽ mang đến cho nhân loại.
Mặc dù vai trò của đổi mới công nghệ được nhấn mạnh là "thúc đẩy liên minh trong thế kỷ XXI", nhưng khó có thể hình dung vấn đề này như những đổi mới về quân sự và không gian hữu hình hơn đang được chú ý. Một phần là do ở cả Mỹ và Nhật Bản, khu vực tư nhân - chứ không phải chính phủ - sẽ là chìa khóa thúc đẩy sự tiến bộ. Khi nói đến công nghệ, "cạnh tranh" là một điều chưa được đề cập nhiều, không giống như trong lĩnh vực quân sự hay chính trị vì điều này không phải do chính phủ mà do khu vực tư nhân thúc đẩy. Đó cũng là do có rất nhiều chủ thể, bao gồm cả các tập đoàn khổng lồ của hai bên đã cam kết đầu tư lớn xuyên biên giới như Microsoft, Google, Daiichi Sankyo, Amazon Web Services, Toyota và Honda.
Hiện nay, mối quan hệ hợp tác công nghệ chủ chốt Mỹ - Nhật Bản với những ý nghĩa quan trọng đáng được quan tâm nhiều nhất có thể kể đến chính là mô hình hợp tác giữa IBM và Rapidus - tập trung vào chất bán dẫn. Rapidus - nhà sản xuất chất bán dẫn được chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn đang phát triển sản xuất chất bán dẫn "tiên tiến" và các công nghệ liên quan, đồng thời đang đa dạng hóa trong lĩnh vực này thông qua quan hệ đối tác với IBM. Hai công ty đã hình thành một thỏa thuận vào cuối năm 2022 để cùng phát triển công nghệ bán dẫn 2 nm. Rapidus ở Nhật Bản là đại diện cho mối quan hệ hợp tác giữa khu vực công và tư nhân. Đây thậm chí còn là một lý do hấp dẫn và phù hợp hơn để IBM và rộng hơn là Mỹ tìm đến Nhật Bản như một đối tác tự nhiên.
Đáng chú ý, giới phân tích tin rằng Mỹ và Nhật Bản còn có khả năng tiến xa hơn nữa bởi hiện nay, cơ sở hạ tầng xử lý công nghệ ở cả 2 nước đều chưa đạt đến mức cần thiết, tức là còn nhiều dư địa hợp tác phát triển. Và để nắm bắt được lợi ích của cái gọi là "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4", mối quan hệ Mỹ - Nhật cần phải mở rộng hơn ra ngoài khuôn khổ Rapidus - IBM để những nỗ lực thực sự mang lại kết quả có ý nghĩa. Đây chính là điều thú vị nhất về mối quan hệ hợp tác này, tức là không chỉ có hai công ty mà còn có hai hệ sinh thái - hai chính phủ, mạng lưới trường đại học và chính quyền địa phương đang tạo ra cơ chế "1 1=3".
Khoản đầu tư lớn vào Đạo luật Chips của Mỹ chính là điều thúc đẩy mối quan hệ đối tác này ở cấp độ vĩ mô, đại diện cho một bước tiến lớn về hoạt động đầu tư vào công nghệ tiên tiến do Mỹ phát triển. Với việc các nhà lãnh đạo của cả hai nước đã đạt được một loạt thỏa thuận công nghệ mới, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản Saito Ken sẽ gặp nhau trong các cuộc đàm phán kinh tế "2 2", bây giờ là lúc đi theo sự dẫn dắt của mô hình IBM-Rapidus ở cấp độ xã hội, tạo ra nhiều không gian hơn cho các khu vực tư nhân, phi lợi nhuận và xã hội dân sự. Khi được mở rộng quy mô và kết hợp với những bộ óc và đối tác quyền lực nhất từ Mỹ và Nhật Bản, mối quan hệ này hứa hẹn sẽ viết tiếp chương tiếp theo trong hợp tác giữa 2 đồng minh, đưa đến thành công cuối cùng là có thể sản xuất ra những con chip hỗ trợ những thứ mà hiện nay được cho là không tưởng.
Cũng giống như chính cuộc hành trình, đích đến sẽ là sản xuất ra những con chip có năng lực vô hình siêu khủng và đích đến cũng cần được điều chỉnh linh hoạt để gắn kết các công ty, người dân và chính phủ hai nước. Cái kết của câu chuyện về mối quan hệ hợp tác hấp dẫn này thành công hay không rất cần sự tới sự quan tâm nhiều hơn từ các cộng đồng Mỹ - Nhật rộng lớn hơn
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc) tác động ra sao đến ngành sản xuất chip bán dẫn Nhiều chuyên gia bày tỏ quan ngại rằng các thiết bị điện tử thông minh sẽ tăng giá trong vài tháng tới sau trận động đất độ lớn 7,4 tại Đài Loan (Trung Quốc) sáng 3/4. Hòn đảo này vốn là nơi sản xuất 80 - 90% vi mạch tiên tiến của thế giới, vốn vô cùng quan trọng với điện thoại thông...