Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ: Tái cơ cấu sau dịch theo 3 trụ cột
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, dư địa cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ còn rất lớn, ngành chuẩn bị sẵn các điều kiện để khai thác tốt các thị trường sau khi dịch Covid-19 lắng xuống.
Là một trong những ngành được đánh giá chịu tác động rất lớn do dịch Covid-19, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đang gặp phải những khó khăn lớn chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây. Theo Bộ trưởng, việc này có tác động đến mục tiêu tăng trưởng ngành đặt ra cho năm 2020 không?
-Trong vài năm trở lại đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến gỗ, từ chỗ rừng chỉ cung cấp một số lâm thổ sản nhất định đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, từ chỗ chỉ có các làng nghề thủ công chế biến gỗ đã phát triển lên thành một ngành công nghiệp với 4.600 doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị.
Chế biến sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Sông Hiếu (Nghệ An). Ảnh: K.L
Ngành chế biến gỗ đã nắm bắt, tiếp cận được với công nghệ hiện đại của thế giới, tạo việc làm trực tiếp cho 500.000 lao động và hàng triệu người liên quan đến sinh kế từ rừng.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản xác lập kỷ lục mới, 11,3 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước lớn thứ tư thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản, là nước thứ hai ở Đông Nam Á ký hiệp định VPA/FLEGT với EU về thương mại gỗ bền vững, đó là nền tảng, động lực để ngành đặt ra mục tiêu xuất khẩu tới 12,5 tỷ USD trong năm 2020.
Nhưng không ai có thể lường trước được sự xuất hiện của dịch Covid-19, khiến mọi hoạt động giao thương ngừng trệ.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tăng trưởng của ngành gỗ từ đầu năm đến nay thì chúng tôi tin rằng vẫn có cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Theo đó, 2 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt hơn 19%, một con số rất ấn tượng. Quý I/2020, xuất khẩu vẫn tăng 14,8%, tác động của dịch chỉ đến từ cuối tháng 3, tháng 4, kim ngạch xuất khẩu giảm 20% so với cùng kỳ.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu, sau quý II phải quyết tâm cao nhất phấn đấu tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2019; quý IV phải đạt tốc độ tăng trưởng 15%. Năng lực sản xuất của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được điều này, quan trọng là phải tiếp cận, giữ bằng được đơn hàng.
Rất đáng mừng là, trong gian khó, vẫn có những doanh nghiệp xoay chuyển tình thế, kiếm được đơn hàng, dù nhỏ và có những ngành như ván dán vẫn tăng trưởng.
Theo Bộ trưởng, để khai thác tốt tiềm năng của ngành gỗ, cần tập trung vào những nhóm giải pháp nào?
- Để khai thác hiệu quả tiềm năng ngành hàng gỗ, khắc phục những khó khăn hiện nay, cần tập trung 4 nhóm giải pháp lớn.
Thứ nhất, tháo gỡ ngay những khó khăn cho 4.600 doanh nghiệp cùng các cơ sở sản xuất. Các nhóm chính sách đó bao gồm tín dụng, an sinh, tài chính, thuế sử dụng đất. Tất cả những nhóm chính sách này, các ngành phải đồng bộ tháo gỡ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất một cách nhanh nhất.
Thứ hai, khác thác tập trung khe hở các thị trường tới đây. Trước tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, thị trường nào, quốc gia nào khống chế được dịch thì cần phải tập trung khai thác được ngay thị trường đó.
Thứ ba, tất cả hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần rà soát lại chiến lược kinh doanh để có nguồn lực tốt nhất, sẵn sàng bùng nổ vào quý III, IV/2020, nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là “lò xo bật lên” khai thác tốt nhất dư địa còn lại, đạt mục tiêu cao nhất.
Thứ tư, tiếp tục tái cơ cấu ngành hàng theo hướng hiện đại bền vững bằng cả ba trụ cột: Vùng nguyên liệu phải tổ chức lại chiến lược phát triển bền vững đủ sức cung ứng nguyên liệu, đa dạng hóa ngành và đưa ra những giá trị cho những phân khúc của các đối tượng tham gia khu vực nguyên liệu. Về khu vực chế biến, hình thành được những tập đoàn lớn, khu công nghiệp lớn mang tầm cỡ khu vực và toàn cầu, đủ năng lực về công nghệ, tầm quản trị, sản phẩm, thương hiệu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng thời rà soát lại, củng cố phát triển hình thức thương mại hiện đại, bao gồm các thiết chế cứng như hội chợ, trung tâm, triển lãm, chợ đầu mối… và thiết chế mềm ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử cùng với xây dựng thương hiệu.
Việt Nam có tham vọng trở thành trung tâm đồ gỗ của thế giới, tuy nhiên, chúng ta chưa có một trung tâm chế biến, thương mại gỗ đúng nghĩa. Theo Bộ trưởng, cần khắc phục điều này như thế nào?
- Để làm được điều đó cần có nhiều giải pháp, trong đó có việc phải hình thành những cụm, trung tâm lớn gắn liền với phát triển logistic.
Vừa qua Nghệ An là địa phương đi đầu trong việc xây dựng một trung tâm chế biến, thương mại gỗ hiện đại, công nghệ cao.
Ngoài ra, Bình Dương, TP.HCM cũng có nhiều tiềm năng để phát triển, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tới đây, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tháo gỡ kịp thời những kiến nghị của doanh nghiệp, sớm hình thành các trung tâm công nghiệp chế biến gỗ lớn ở Việt Nam.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Bóng đèn Điện Quang (DQC): Đặt kế hoạch thua lỗ do lo ngại Covid-19, tái cấu trúc sang công ty cung cấp giải pháp công nghệ
Năm 2019, lợi nhuận Bóng đèn Điện Quang (DQC) về đáy 10 năm với vỏn vẹn 27 tỷ đồng. So với kế hoạch thận trọng (chấp nhận đi chậm lại 1-2 năm), DQC vẫn chỉ mới thực hiện chưa đến 50% chỉ tiêu.
Bóng đèn Điện Quang (DQC) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên. Ghi nhận tại biên bản họp, đánh giá dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp DQC chia kế hoạch kinh doanh 2020 thành 2 kịch bản. Chi tiết:
Kịch bản 1: Dịch Covid-19 được kiểm soát và Công ty hoạt động bình thường trở lại vào quý 3, DQC đặt kế hoạch doanh thu 610 tỷ - giảm 26% và lợi nhuận trước thuế 1,86 tỷ - giảm mạnh đến 95% so với thực hiện năm 2019.
Kịch bản 2: Dịch Covid-19 kéo dài và ảnh hưởng quá độ đến quý 3, Công ty hoạt động bình thường trở lại vào quý 4, doanh thu dự giảm 35% về 543 tỷ, lỗ trước thuế 9,6 tỷ đồng.
Song song, bên cạnh việc tích cực gia tăng nguồn thu, Công ty dự rà soát, cắt giảm tối thiểu 20% chi phí. Công ty dự không chia cổ tức trong năm 2020.
Kết thúc quý 1/2020, doanh thu thuần DQC đạt 191 tỷ, giảm 15% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, LNST Công ty chỉ còn hơn 3 tỷ, giảm mạnh 65%. Theo giải trình từ phía Công ty doanh thu giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lợi nhuận giảm do chi phí tài chính tăng cao do giá cổ phiếu bị giảm mạnh bởi đại dịch Covid-19 nên Công ty phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn theo quy định. Chi phí quản lý tăng do công ty phân bổ chi phí bản quyền phần mềm ERP cũng như phát sinh thêm chi phí phòng dịch bệnh Covid-19.
Thành lập từ năm 1973, DQC là một trong những đơn vị sản xuất, kinh doanh các loại bóng đèn, thiết bị chiếu sáng lớn nhất cả nước. Với vị thế dẫn đầu về năng lực sản xuất, thương hiệu tên tuổi, DQC nhận được rất nhiều kỳ vọng khi kinh tế trong nước duy trì mức tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện khiến nhu cầu thiết bị chiếu sáng tăng theo.
Tuy nhiên, những năm gần đây, DQC liên tục giảm sút kinh doanh. Nguyên nhân do cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt trước sự giảm sút nặng nề của tiêu thụ sản phẩm truyền thống, thay thế bằng xu thế chuyển sang led, bộ đèn luminare, sản phẩm thông minh (giảm dùng bóng). Chưa kể, trước đây đèn truyền thống chỉ chịu thuế nhập khẩu 25%, trong khi đèn led là thuế 0%; trong khi không thể giảm giá bán nhằm đảm bảo thương hiệu, DQC đối mặt với cạnh tranh gay gắt về giá cả.
Năm 2019, lợi nhuận DQC về đáy 10 năm với vỏn vẹn 27 tỷ đồng. So với kế hoạch thận trọng (chấp nhận đi chậm lại 1-2 năm), DQC vẫn chỉ mới thực hiện chưa đến 50% chỉ tiêu.
Tại Đại hội năm nay, trả lời cổ đông về chiến lược kinh doanh thời gian tới, lãnh đạo DQC cho hay từ năm 2016, trong khi xu thế phát triển của chiếu sáng LED đang thể hiện ưu thế thì HĐQT Công ty đã nhận xét là mức độ cạnh tranh trong ngành chiếu sáng LED sẽ rất lớn khi rào cản kỹ thuật và thuế quan tham gia ngành là rất thấp (trước đây đối với đèn compact và đèn huỳnh quang thì công nghệ sản xuất khó tham gia hơn và có hàng rào thuế quan nên cả nước chỉ có ít đơn vị sản xuất còn lại đều nhập từ Trung Quốc với mức thuế là 25% nên Công ty có lợi thế cạnh tranh hơn). Cho nên mặc dù doanh thu đèn LED vẫn tăng trưởng nhưng lợi nhuận ngày càng giảm dần do cạnh tranh khốc liệt về giá.
Vì vậy, Công ty đã xác định chiến lược kinh doanh mới, theo đó ngoài mảng chiếu sáng LED, Công ty cần tìm ra các hướng đi mới để khai thác các thế mạnh của mình. Đó là lý do mà Công ty xây dựng chiến lược chuyển đổi từ một công ty sản xuất sản phẩm thuần túy thành đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể và từ một công ty cung cấp sản phẩm thông thường sang cung cấp giải pháp công nghệ thông minh.
Để thực hiện chiến lược này, Công ty đã tiến hành nhiều công tác đầu tư: từ xây dựng nhà máy Điện Quang công nghệ cao đến việc tái cấu trúc hệ thống phân phối để phù hợp với định hướng mới, cũng như đầu tư mạnh cho NCPT với việc thành lập các khối công nghệ như IOT và Homcare.
Phó TGĐ Vinatex: Cho phép xuất khẩu trang là quyết định hợp lý gia tăng giải pháp giữa dịch COVID-19, nhưng vẫn chưa thể xem đây là mặt hàng chiến lược "Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong các giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may duy trì việc làm cho người lao động, chờ dịch bệnh qua đi để khôi phục lại sản xuất, chưa thể coi là mặt hàng chiến lược khi nhu cầu khẩu trang chỉ mang tính thời điểm", đại diện Vinatex nhấn mạnh. Ông Cao Hữu Hiếu...