Ngành chăn nuôi ứng phó với thách thức
Dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng hàng hóa; giá thức ăn tiếp tục tăng cao trong khi giá gia cầm, giá thịt lợn có xu hướng đi xuống, nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn…
Nghịch lý này đang đặt ra nhiều thách thức mới với lĩnh vực chăn nuôi, đòi hỏi các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ chăn nuôi cần điều chỉnh kế hoạch sản xuất, linh hoạt ứng phó trong tình hình mới.
Chăm sóc lợn tại một trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Quốc Oai. Ảnh: Quỳnh Dung
Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã có 10 lần điều chỉnh tăng. Trong khi đó, dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến việc vận chuyển, lưu thông động vật và sản phẩm động vật giữa các vùng, miền nên giá gia súc, gia cầm có nhiều biến động, khiến người chăn nuôi lo lắng.
Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi sản xuất tiêu thụ trứng vịt Liên Châu (huyện Thanh Oai) Lê Văn Trẻo, cách đây khoảng 1 tháng, nông dân bán ra thị trường với giá 3.600-3.800 đồng/quả, nhưng hiện nay giá bán đã giảm tới 20-30% và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ.
Với các hộ chăn nuôi lợn, không chỉ tiêu thụ chậm mà giá lợn hơi còn giảm 50% so với cùng kỳ năm 2020 – mức thấp nhất trong 4 năm qua. Ông Nguyễn Văn Lâm (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai) cho biết, với giá dao động trong khoảng 55.000-56.000 đồng/kg, chăn nuôi trang trại khép kín từ con giống tới sản phẩm thương mại mới bảo đảm có lãi, còn chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ lấy công làm lãi.
Video đang HOT
Về tình hình sản xuất trên địa bàn thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhận định, chăn nuôi của Hà Nội thời điểm này tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang đối diện với nhiều thách thức trong tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh nguy cơ tái phát dịch bệnh gia súc, gia cầm rất cao.
Cũng về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT) Nguyễn Văn Trọng nêu thêm khó khăn: Hiện giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng phi mã và chưa có dấu hiệu chững lại, làm gia tăng chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi. Trong khi đó, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh…
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ông Hoàng Mạnh Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần Giống gia cầm Ngọc Mừng (huyện Đông Anh) cho rằng, các trang trại, hợp tác xã tùy theo nhu cầu của thị trường để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Hiện nay, tiêu thụ là trở ngại lớn nhất đối với các hộ chăn nuôi do chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, các cơ quan chức năng cần tham mưu cho thành phố có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương khi đã bảo đảm đầy đủ yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.
Về phía cơ quan quản lý, Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm khuyến cáo, người chăn nuôi phải tiếp tục điều chỉnh kế hoạch sản xuất, thay vì tăng tổng đàn, cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Huyện đã và sẽ hỗ trợ về giống, kỹ thuật; đồng thời hướng dẫn người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Nhấn mạnh hơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Thủ đô đạt 4,2% trở lên, trong đó chăn nuôi tăng khoảng 6%, trước mắt Sở NN&PTNT sẽ đẩy mạnh các giải pháp phối hợp liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến thị trường; đồng thời phối hợp với các hội đoàn thể địa phương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tới người tiêu dùng. Còn về lâu dài, Sở sẽ rà soát chiến lược phát triển ngành cho từng đối tượng vật nuôi cụ thể để điều chỉnh quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường; đồng thời phối hợp với các địa phương phát triển vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực…
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin, từ nay đến cuối năm, ngành Nông nghiệp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như diễn biến dịch Covid-19 tại từng tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm ổn định cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Mặt khác, cơ quan chức năng của Bộ sẽ theo dõi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để có chỉ đạo kịp thời, tránh tình trạng tăng đột biến về giá nhưng lại không bảo đảm về chất lượng. Cùng với đó, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng kịch bản tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cũng như tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền đối với các sản phẩm đang gặp khó khăn về tiêu thụ để đưa lên các sàn thương mại điện tử, giúp “đầu ra” thuận lợi hơn.
Giải pháp hỗ trợ các hợp tác xã trong chuỗi cung ứng hàng hóa
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã thể hiện rõ vai trò trong chuỗi cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm cho người dân cả nước trong bối cảnh dịch COVID-19.
Xã viên Hợp tác xã rau an toàn Văn Đức đóng gói sản phẩm rau - quả để cung cấp cho các siêu thị Thủ đô trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, để ứng phó, tăng khả năng chống chịu và giảm thiệt hại trong mùa dịch, các hợp tác xã đã sử dụng quỹ dự phòng để trả lương và hỗ trợ tài chính cho người lao động. Đồng thời, ứng dụng công cụ trực tuyến để quản trị, hỗ trợ người lao động phương tiện phòng, chống dịch; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và sử dụng nguồn dự phòng tài chính để trang trải...
Tuy vậy, trước những khó khăn chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn; trong đó, có tới 90% hợp tác xã bị giảm doanh thu, lợi nhuận; thu nhập của người lao động và thành viên gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, một số chính sách hỗ trợ trong tình hình hiện nay không thực hiện được do ảnh hưởng của dịch bệnh như: các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, tuần hàng nông sản...; việc tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã, các địa phương và bộ, ngành thiếu nguồn lực để hỗ trợ hợp tác xã.
Trước những khó khăn trên, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho hay, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đã và đang huy động mọi nguồn lực để chống chịu, giảm thấp nhất thiệt hại và số lượng hợp tác xã ngừng hoạt động.
Bên cạnh đó, các hợp tác xã tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong các ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế và địa bàn, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Từ đó, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, sản xuất gắn với chuỗi giá trị.
Đặc biệt, các hợp tác xã cần củng cố, tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay và khi dịch COVID-19 được ngăn chặn và đầy lùi.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo cũng đề nghị các địa phương và các ngành chức năng khẩn trương khôi phục, duy trì các chuỗi cung ứng thị trường tiêu dùng và sản xuất trong nước, xuất khẩu; hỗ trợ các hợp tác xã và thành viên duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng đề nghị các địa phương có thông tin thường xuyên và kịp thời về sản lượng sản xuất, tiêu thụ, tồn kho các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
Đồng thời, ưu tiên tiêm vaccine phòng, chống dịch COVID-19 cho thành viên và người lao động tham gia chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, giữ vệ sinh môi trường; cán bộ, nhân viên của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh như: tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm và nông sản thiết yếu khác; hợp tác xã vận tải đường thuỷ, vận tải đường bộ...
Cùng đó, các ngành chức năng thực hiện gói tín dụng từ chính sách tiền tệ hoặc bảo lãnh của nhà nước từ chính sách tài khoá với lãi suất thấp (3%/năm).
Đặc biệt, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi cho các hợp tác xã vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động làm việc trong hợp tác xã; xây dựng kho bãi, nhà xưởng chế biến, bảo quản nông sản, tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp; hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ngay sau khi khôi phục sản xuất trong trạng thái bình thường mới.
Trước phản ánh của các doanh nghiệp bao gồm cả khu vực hợp tác xã tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp diễn ra ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: Thời gian tới, Chính phủ sẽ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ các khu vực này trong lúc khó khăn, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Giảm áp lực nợ xấu ngân hàng thời COVID-19 Các đợt bùng phát dịch COVID-19, nhất là từ nửa đầu năm 2021 đến nay đang tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng, tạo áp lực nợ xấu lên hoạt động tín dụng ngân hàng. Giải pháp nào để giảm áp lực nợ xấu cho hệ thống ngân hàng nhưng vẫn hỗ trợ hiệu quả người dân và...