Ngành chăn nuôi: Chọn hướng đi đúng, vượt nhiều rào cản khó
Những chuyển động mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thời gian qua cho thấy, ngành đã có quá trình tái cơ cấu vô cùng đúng hướng khi lần đầu tiên thịt lợn Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar, trong khi thịt gà thẳng tiến Nhật Bản.
Đón những tin vui
Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 10.2018 ước đạt 46 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng năm 2018 đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Chín tháng năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm gần 22,3 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2017; giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 2,44 triệu USD và 31,99 triệu USD.
Trước đó, một bước ngoặt lớn đã đến với ngành chăn nuôi nước ta khi lần đầu tiên, thịt lợn tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar sau khi vượt qua nhiều rào cản về kiểm dịch thú y và thương mại. Đại diện doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cho biết, theo hợp đồng ký kết hợp tác, mỗi tháng phía Việt Nam sẽ xuất khẩu tối thiểu 1 container 40 feed (khoảng 26 tấn thịt lợn tươi đông lạnh) sang thịt trường của Myanmar.
Ngành chăn nuôi đang tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh liên kết chuỗi. Ảnh: T.L
Video đang HOT
Trước đó, năm 2017, lần đầu tiên, Việt Nam xuất khẩu được thịt gà sang một thị trường rất khó tính là Nhật Bản. Đến nay, Công ty TNHH Kyou & Unitex đã xuất khẩu được hơn 600 tấn thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản. Điều đáng nói là, sự mở đường của Kyou & Unitex đã tạo động lực cho hàng loạt doanh nghiệp khác muốn tham gia vào thị trường này.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định: Ngành chăn nuôi đang được tái cơ cấu đúng hướng, theo đó, các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ngày càng phát triển; chất lượng sản phẩm được nâng lên; tới đây, với việc một doanh nghiệp xây dựng nhà máy chăn nuôi,mổ, chế biến thịt lợn hiện đại nhất Đông Nam Á, chắc chắn ngành sẽ có bước tăng trưởng đáng kể.
Hoàn thiện hành lang pháp lý
Cùng với việc đổi mới sản xuất, chế biến, Bộ NNPTNT cũng rất nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo động lực, nền tảng để ngành chăn nuôi phát triển. Thực tế, ngành chăn nuôi mới chỉ có Pháp lệnh 16/2004/PL-UBTVQH, bên dưới có một số văn bản quy phạm pháp luật. Qua 10 năm thực hiện pháp lệnh cho thấy còn nhiều điểm không còn phù hợp với yêu cầu phát triển. Vì vậy, việc xây dựng Luật Chăn nuôi là vô cùng cấp thiết.
Theo TS Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, dự thảo Luật Chăn nuôi đưa ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng để giúp cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, quản lý trong xã hội biết rõ về quyền hạn, trách nhiệm của mình, hiểu rõ những hoạt động gì được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và những hoạt động gì không được phép, hoặc cần hạn chế. Đây là một bước tiến quan trọng trong chuyển từ điều hành bằng những chính sách, chương trình phát triển mang tính ngắn hạn thành những khuôn khổ pháp lý định hướng dài hạn, có thể đoán biết trước.
“Tuy nhiên, muốn thực sự giúp thay đổi mạnh mẽ ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự cạnh tranh của ngành, cần có những đột phá trong chính sách, thể chế kèm theo những thay đổi quan trọng trong các luật khác” – ông Sơn nói.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phân trần về các HTX "không chịu lớn"
Chiều nay (30/10), khi trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận đúng là yêu cầu phát triển các HTX chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, cần phấn đấu nhiều hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Lê Hiếu
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Công Định (đoàn ĐBQH Long An) về tình trạng nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) chưa phát triển, nguyên nhân và giải pháp của thực trạng này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, HTXNN là một trong những yếu tố tham gia tích cực cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Đây là thành tố không chỉ giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay mà cả trong những giai đoạn tới, vì chúng ta là đất nước nông nghiệp đi lên từ hộ nhỏ lẻ, nếu không có HTX cùng với các doanh nghiệp làm hạt nhân, để các hộ nông nghiệp đứng riêng lẻ thì chúng ta không thể hội nhập vào thị trường toàn cầu.
Có một điều rất mừng là từ khi có Luật HTX 2012 đến nay, tốc độ phát triển HTX khá nhanh, đặc biệt năm 2016 - 2017 vừa qua, khi chúng ta tổng kết 5 năm thực hiện Luật HTX, trực tiếp do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo tổng kết ở các vùng thì các HTX của chúng ta phát triển rất nhanh.
"Đến giờ này nước ta đã có 13.120 HTXNN ở các vùng, trong đó tại khu vực ĐBSCL có nhiều HTX phát triển nhanh và hoạt động rất hiệu quả. Ví dụ như tại Sóc Trăng, có 1 HTX có tới 1.200 thành viên tham gia. Đó là những kết quả rất khả quan" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận: "Đúng như đồng chí Lê Công Định nói, so với yêu cầu thì cần phấn đấu hơn nữa, vì trong số 13.120 HTX hiện nay có 1/3 là số HTX kiểu cũ chuyển sang, cần phải củng cố chất lượng hoạt động. So với 7,6 triệu hộ nông dân thì nhu cầu số lượng HTX cũng cần phải nhiều hơn nữa, hoạt động chất lượng hơn nữa".
Một tín hiệu vui nữa là trong 3 năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp của nước ta đã tăng lên gấp 3 lần. Đây là hạt nhân, động lực quan trọng để liên kết, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của HTX. Tôi ví dụ ở Long An, từ khi ra đời nhà máy Lavifood với công suất chế biến gần 200.000 tấn rau quả, nhiều HTXNN đã được hình thành theo, cùng với một loạt HTX khác đang cùng với doanh nghiệp này liên kết sản xuất cùng bà con nông dân.
Lãnh đạo Lavifood và đối tác Ilmi Farming & Fishery Co. Ltd (Hàn Quốc) khảo sát vùng trồng rau củ. Lavifood từng tuyên bố sẽ thu mua toàn bộ củ cải của nông dân tại các vùng sản xuất gần nhà máy của mình như Hà Nội (Mê Linh, Phúc Thọ), Hưng Yên, Hải Dương. Ảnh: I.T
Bộ NN đang tích cực chỉ đạo thực hiện Quyết định của Thủ tướng thực hiện nhgij quyết của QH, đó là từ nay đến năm 2020 thành lập cho được 15.000 HTX hoạt động chất lượng. Thứ 2, riêng vùng ĐBSCL, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 445 là phải thực hiện bằng được mục tiêu hình thành 1.200 HTX phải hoạt động thật tốt làm nòng cốt. Hai việc này phải cố gắng thực hiện để cùng với 9.000 doanh nghiệp xúm vào thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bộ NN&PTNT sẽ kết hợp cùng Liên minh HTX, Hội Nông dân Việt Nam, các địa phương và cùng bà con nông dân tập trung hình thành chuỗi liên kết sản xuất, gắn với các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Đón nhiều tin lành, người nuôi tôm, cá tra hốt bạc Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, thị trường thế giới đang diễn biến rất nhanh theo hướng có lợi cho ngành cá tra, tôm nên cần tăng cường sản xuất hai mặt hàng này để tranh thủ cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu. Không sử dụng chất cấm trong nuôi cá tra Đầu năm 2018, ngành hàng cá tra gặp khó khăn, như...