Ngành cá tra ‘rục rịch’ phục hồi nhưng khó thoát tăng trưởng âm
Tháng 9/2020, xuất khẩu (XK) cá tra mặc dù tiếp tục giảm nhưng đã bớt sâu hơn so với các tháng trước, dấu hiệu khả quan ‘nhen nhóm’ trở lại ở những thị trường lớn. Tuy nhiên, dự báo cả năm nay XK cá tra vẫn giảm hai con số.
Từ đầu năm đến nay, XK cá tra Việt Nam trầm lắng theo COVID-19 khi giá trị XK sang nhiều thị trường lớn chìm trong mức tăng trưởng âm. Trong đó, XK sang 3 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ và ASEAN đều giảm ở mức hai con số, trong khi thị phần tại Trung Quốc chiếm đến hơn 30% tổng XK cá tra Việt Nam.
Đây là đợt giảm kỷ lục của ngành cá tra và là mặt hàng giảm sâu nhất trong các sản phẩm thủy sản XK. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP) cho biết, XK cá tra quý I giảm 29%, quý II giảm 32%, tiếp tục giảm 27% trong tháng 7 và giảm 29% vào tháng 8. Sang tháng 9 có khả quan hơn khi đạt 135 triệu USD (giảm 14%), đưa tổng XK cá tra 9 tháng đầu năm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 28,2%.
Nhu cầu cá tra sụt giảm mạnh tại các thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN do giãn cách xã hội, trong khi nguồn cung trong nước, lượng tồn kho tăng khiến XK càng khó khăn.
Dấu hiệu phục hồi ‘le lói’ khi giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ bắt đầu có chiều hướng tăng trở lại trong tháng 7 (tăng 4,4%) và tháng 8 (tăng 2,4%). Theo ông Ong Hàng Văn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang, từ tháng 2-7/2020, các nhà máy thường chỉ xuất được khoảng 50% sản lượng so cùng kỳ 2019. Sang tháng 8, tình hình chuyển biến tích cực trở lại ở các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc.
Video đang HOT
Chế biến cá tra xuất khẩu. ẢNH: CK
Nếu như trước thời điểm tháng 8, DN này chỉ xuất khoảng 2.000 tấn/tháng thì sang tháng 8 đã tăng lên khoảng 2.500 tấn và tháng 9 tăng lên 3.000 tấn. Mặc dù vẫn còn thấp hơn khối lượng XK bình quân của DN năm trước (khoảng 4.000 tấn/tháng) nhưng đã cho thấy tín hiệu tích cực và đại diện DN này kỳ vọng trong những tháng tới, tình hình sẽ tiếp tục khả quan.
Đại diện một DN XK cá tra khác cũng xác nhận, hơn một tháng trở lại đây, tình hình đã khởi sắc trở lại, sức mua của thị trường tăng khoảng 15% so với những tháng trước đó. Lý do được cho là dịch COVID-19 đã ổn định hơn (như ở Trung Quốc), bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm thường tăng cao nên các nhà nhập khẩu gia tăng mua hàng.
Một điểm sáng là XK cá tra sang thị trường Anh tăng trưởng 24% sẽ bù đắp phần nào cho sự sụt giảm của các thị trường khác trong những tháng cuối năm, cùng với thị trường Mỹ cũng có xu hướng hồi phục từ tháng 7 dù chỉ tăng nhẹ 2-4%.
Theo tìm hiểu của PV Tiền phong, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL hiện ở mức 17.500-18.500 đồng/kg trong khi giá thành sản xuất gần 21.000 đồng/kg, tức người nuôi lỗ từ 2.500-3.500 đồng/kg. Tình trạng này đã kéo dài từ năm 2019 đến nay.
Theo VASEP, sản phẩm cá tra tập trung chủ yếu vào kênh dịch vụ thực phẩm (không chế biến ở nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện…) nên đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Dự báo XK cá tra quý IV đạt 365 triệu USD, giảm 31% và cả năm 2020 sẽ đạt hơn 1,4 tỷ USD, giảm 29,5% so với năm 2019.
Tôm Việt dẫn đầu xuất khẩu sang canada
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada trong hơn 8 tháng năm 2020 tăng gần 27% so với cùng kỳ năm ngoái và đang dẫn đầu tại thị trường này.
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta - thành viên của PAN Group
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Canada là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 7 của Việt Nam, chiếm 4,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam.
Trong 8 tháng năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada đạt 110,6 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ tháng đầu năm, từ tháng 2 đến nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada liên tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Canada đứng thứ 13 về nhập khẩu tôm trên thế giới, chiếm khoảng 2% tổng giá trị nhập khẩu tôm thế giới. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Canada. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam luôn duy trì vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho Canada.
Chính phủ Canada đang có nhu cầu đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc nhập khẩu từ Mỹ, và Việt Nam là một trong những quốc gia được các doanh nghiệp Canada quan tâm muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Canada là thị trường có khả năng chi trả cho các sản phẩm có giá trị cao và là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các quốc gia châu Mỹ khác.
Về vị trí địa lý, Canada sát với Mỹ, thu nhập người dân cao lại được hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP nên cơ hội cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này còn nhiều.
Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,6 tỷ USD trong năm 2020 Theo thống kê, 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Với các tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD trong năm 2020, tăng 8% so...