Ngành bia “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”?
Các chỉ số kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020 của các DN ngành bia cho thấy một bức tranh tài chính bớt u ám hơn so với trước đó. Tuy nhiên, “hồi thái lai” của khối DN ngành này có vẻ vẫn còn xa khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm mạnh.
Phục hồi chông chênh
Năm 2020 là một năm không mấy vui vẻ của các DN ngành bia khi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng kép của Nghị định 100 và dịch Covid-19. Sau quý 1 sụt giảm hầu hết các chỉ số, đến cuối quý 2/2020, các DN bia đã nỗ lực cải thiện kết quả kinh doanh dù vẫn còn chông chênh.
Tại Tổng Công ty CP Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội ( Habeco- Mã CK: BHN), mặc dù doanh thu sụt giảm nhưng nhờ tiết kiệm chi phí và có lãi liên doanh liên kết nên Habeco báo lãi 246 tỷ đồng trong quý 2. Riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 2.118 tỷ đồng giảm 13% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt 568 tỷ đồng giảm 14,4% so với quý 2/2019. Do quý 1 chịu ảnh hưởng kép bởi Nghị định 100 và dịch Covid 19 khiến Habeco lỗ gần 100 tỷ đồng, nhưng nhờ lãi quý 2 mà lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 Habeco lãi ròng gần 152 tỷ đồng, giảm 55% so với nửa đầu năm 2019, EPS cũng giảm mạnh từ 1.448 đồng xuống còn 655 đồng.
Dây chuyền sản xuất bia Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Kém lạc quan hơn, trong quý II/2020, Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Mã chứng khoán: SAB – sàn HOSE) tiếp tục ghi nhận mức giảm doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 21,5% và 20,5% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 6 tháng, doanh thu của Sabeco đạt là 12.043,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.932,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 34,6% và giảm 31,5% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Với Heineken, DN đứng thứ hai về thị phần ở Việt Nam sau Sabeco cũng trong hoàn cảnh tương tự. Tổng lượng bia tiêu thụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước, đưa doanh thu thuần cả khu vực giảm hơn 10% so với cùng kỳ.
Đường dài gian nan
Về triển vọng lợi nhuận 2020 của các DN ngành bia, báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, nhu cầu đối với bia bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi dịch Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó, quý 2 là quý xấu nhất do giãn cách xã hội trên toàn quốc trong 3 tuần đầu tiên của tháng 4, và do các cơ sở kinh doanh đồ uống bị yêu cầu đóng cửa trong thời gian dài hơn các cơ sở kinh doanh khác (giữa tháng 3 đến đầu tháng 6). Các yêu cầu đóng cửa đối với các cơ sở kinh doanh đồ uống như vậy tiếp tục được ban hành tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao trong đợt bùng phát dịch bệnh hiện tại.
Video đang HOT
Quý 2 là quý xấu nhất đối với lợi nhuận của Sabeco do DN này không tích cực đẩy mạnh kênh bán hàng và phân phối. Tuy nhiên, theo Sabeco mức tiêu thụ bia gần như đã phục hồi về mức trước khi có dịch Covid-19 vào tháng 6. Biên lợi nhuận cao hơn cũng được ghi nhận do nỗ lực cắt giảm chi phí của công ty. Tương tự, hầu hết các công ty sản xuất bia niêm yết đều phục hồi dần trong quý 2.
Trong năm 2021, các chuyên gia phân tích cho rằng, ngành này có thể phục hồi 20% do sự phục hồi từ mức cơ sở thấp ước tính trong năm 2020. “Mặc dù vậy, chúng tôi không kỳ vọng mức tiêu thụ bia sẽ đạt mức trước khi có dịch Covid-19 trong năm 2021. Chúng tôi cho rằng mức tiêu thụ bia có thể mất vài năm để phục hồi về mức trước khi có dịch Covid-19 và trước khi ban hành Nghị định 100″- báo cáo của SSI đánh giá.
Các chiến lược đối phó với việc tiêu thụ sụt giảm mạnh cũng đã được các DN ngành này thực hiện. Lãnh đạo Habeco cho hay, Habeco sẽ tiếp tục định hướng vào sản phẩm bình dân và làm tốt công tác tiêu thụ bởi cũng xác định, do ảnh hưởng của dịch Covid nên thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Habeco sẽ lập các công ty thương mại ở khu vực miền Trung và miền Nam để thâm nhập và củng cố các thị trường này.
DN này cũng định hướng đẩy nhanh công tác thoái vốn tại các công ty thành viên hoạt động kém hiệu quả nhằm bảo toàn và thu hồi vốn đầu tư, từ đó vừa có thêm nguồn vốn kinh doanh, vừa giúp cơ cấu tổ chức tinh gọn và hiệu quả hơn.
Phía Heineken cũng cho ra mắt sản phẩm mới không cồn “Heineken 0 độ” tại Việt Nam sau khi Nghị định 100 có hiệu lực. Trong khi đó, Sabeco giới thiệu sản phẩm khác có tên là “Lạc Việt” phục vụ thị hiếu người Việt. “Chúng tôi nhận thấy mọi thứ đang trở lại bình thường. Sabeco sẽ phục hồi song hành với sự phục hồi của nền kinh tế”- người đứng đầu Sabeco cho biết tại đại hội cổ đông hồi cuối tháng 6/2020.
Doanh nghiệp bia báo lãi quý I thấp kỷ lục, thậm chí lỗ
Nghị định 100 và dịch Covid-19 là 2 vấn đề chưa có tiền lệ doanh nghiệp bia phải đối mặt trong năm 2020.
Doanh thu và lợi nhuận của loạt doanh nghiệp bia giảm mạnh trong quý I.
Tình hình quý II dự báo còn khó khăn hơn nữa và kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối năm.
Quý I lãi giảm trên 50%, thậm chí lỗ
Ảnh hưởng bởi Nghị định 100 và đại dịch Covid-19, lợi nhuận hàng loạt doanh nghiệp bia từ quy mô lớn đến nhỏ đều giảm mạnh, thậm chí lỗ ngay quý đầu năm 2020 sau năm 2019 tăng mạnh.
Tổng công ty Bia - R ượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) cho biết do ảnh hưởng khủng hoảng không mong đợi của đại dịch Covid-19, doanh thu hợp nhất giảm 47% xuống mức 4.909 tỷ đồng. Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giảm chi phí để bù đắp, cắt bớt chi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ nhưng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ vẫn giảm 43% xuống 700 tỷ đồng, ghi nhận mức thấp nhất kể từ quý I/2016 đến nay.
Đơn vị: tỷ đồng
Báo cáo tài chính quý I của Tổng CTCP Bia - R ượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HoSE: BHN) ghi nhận doanh thu giảm phân nửa cùng kỳ xuống 773,7 tỷ đồng và lỗ quý đầu tiên từ khi có báo cáo tài chính theo quý.
Đơn vị: tỷ đồng
Ngoài ra, một loạt doanh nghiệp bia khác cũng giảm từ 50% đến 80% lợi nhuận quý I như Bia Sài Gòn Quảng Ngãi (UPCoM:BSQ), Bia Sài Gòn Tây Đô (STD), Bia Sài Gòn Miền Trung (SMB)...
Đơn vị: tỷ đồng
Kỳ vọng phục hồi từ nửa cuối năm
Sabeco nhận định xu hướng tiêu thụ bia thời gian tới là các dòng bia cao cấp tiếp tục tăng nhờ nhu nhập bình quân tăng trong vài năm qua. Đồng thời, doanh nghiệp bia tiếp tục đối mặt với tình trạng cạnh canh gay gắt để giành thị phần.
Thị trường bia năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ 2 vấn đề chưa từng có tiền lệ. Thứ nhất là Nghị định 100 có hiệu lực từ 1/1 đặt ra các quy định chặt chẽ hơn đối với tiếp thị và quảng cáo bia, cũng như áp dụng các hình phạt nặng hơn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông dưới ảnh hưởng của bia rượ u với bất kỳ nồng độ cồn nào trong máu và hơi thở. Thứ 2 là dịch cúm Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch, hạn chế đi lại, gián đoạn chuỗi cung cùng hoạt động kinh doanh và gây trì trệ các hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm các biện pháp ngăn chặn sự lây lan như đóng cửa các quán bia, rư ợu, karaoke và câu lạc bộ đêm tại nhiều tỉnh thành.
Trong bối cảnh đó, ông Neo Gim Siong Bennett, Tổng giám đốc Sabeco nhận định tình hình sẽ tiếp tục khó khăn hơn trước khi có thể bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2020.
Tương tự, xác định năm 2020 là năm khó khăn, Habeco cho biết sẽ rà soát các kế hoạch chi phí thực sự cần thiết cho sản xuất kinh doanh, cắt giảm các chi phí chưa cần thiết; tạm dừng hạng mục đầu tư chưa thực sự cấp bách, theo dõi gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ để cơ cấu khoản vay nợ; rà soát nhu cầu sử dụng lao động, có phương án giảm nhân sự phù hợp theo kế hoạch sản xuất.
Cả Sabeco và Habeco đều chưa đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể cho năm 2020. Trong khi đó, nhiều đơn vị thành viên của 2 "ông lớn" ngành bia trên đã đề ra chỉ tiêu cho năm nay đều giảm sâu so thực hiện 2019.
Như, Công ty bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB), đơn vị do Sabeco sở hữu 51% vốn, đề ra mục tiêu sản xuất và tiệu thụ 128 triệu lít bia trong năm 2020, giảm 5-6% so với năm trước. Theo đó, tổng doanh thu giảm 7% xuống 967 tỷ và lợi nhuận sau thuế 112 tỷ đồng, giảm 31%.
Công ty thành viên Habeco, Công ty bia Hà Nội - Nam Định (UPCoM: BBM) lên kế hoạch tổng doanh thu thuần giảm 12% xuống 54,6 tỷ đồng, lãi trước thuế giảm 32% về 1,9 tỷ đồng cho năm 2020. Công ty bia Hà Nội - Hải Dương (HNX: HAD) đề ra chỉ tiêu doanh thu 140,2 tỷ đồng, giảm 12%; lợi nhuận sau thuế 3,3 tỷ đồng, giảm 67% năm trước.
Kinh doanh ngành bia đang phục hồi? Việc tích cực đưa thêm sản phẩm mới và thay đổi tiếp cận kênh phân phối được kỳ vọng sẽ kéo doanh thu - lợi nhuận của doanh nghiệp ngành bia cải thiện hơn trong các tháng cuối năm 2020 và dần phục hồi vào năm 2021. Nửa đầu năm kinh doanh không thuận lợi Theo ghi nhận từ các doanh nghiệp ngành...