Ngành bị đánh giá “nóng” về tham nhũng phải tự điều chỉnh mình
“Kết quả khảo sát tham nhũng tuy không chuyển thành những kiến nghị cụ thể với các ngành nhưng sẽ tác động đến chính sách chung, sẽ tạo ra tác động tới những ngành “điểm nóng”, buộc họ phải tự xem lại mình”, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Ngô Mạnh Hùng trao đổi.
Từ khi công bố kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” với thông tinh 4 ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng, Thanh tra Chính phủ có nhận được nhiều phản hồi từ “cơ quan chủ quản” về vấn đề này không thưa ông?
Đến thời điểm này chúng tôi chưa nhận được thông tin phản hồi hay phản ứng nào từ phía các cơ quan nhà nước liên quan đến kết quả khảo sát về tham nhũng mới công bố. Theo dõi thông tin trên báo chí thì đa số ý kiến người dân phản ánh sự đồng tình, cho rằng đây là kết quả quan trọng, như một kênh thông tin mới đến với người dân.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục những cuộc khảo sát như thế này. Tất nhiên cuộc khảo sát này cũng còn nhiều hạn chế và chúng tôi đang tiếp tục tính toán để làm sao tăng tính chính xác hơn.
Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ Ngô Mạnh Hùng.
Một tuần trước, đại diện Tổng Cục Cảnh sách có phát biểu phân trần rằng kết quả khảo sát đã “gom” cả vấn đề tham nhũng và tiêu cực quy hết thành tham nhũng cho CSGT?
Vấn đề này, đúng như Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Lượng đã khẳng định, kết quả điều tra xã hội học không phải là đánh giá của cơ quan có thẩm quyền, cũng không đại diện cho ý kiến của mọi người dân, vì chúng tôi chỉ khảo sát trên hơn 5.000 người, thực hiện ở 5 bộ, ngành, 10 địa phương.
Còn với câu hỏi, có phải tham nhũng trong lĩnh vực này phổ biến hơn nhiều lĩnh vực khác, thì có một vấn đề cần xem xét là đặc thù đây chính là những cơ quan, đơn vị tiếp xúc nhiều nhất với người dân hàng ngày. CSGT là lực lượng tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ.
Ý kiến phản ánh của phía Tổng Cục cảnh sát, thực ra, hiện tại, pháp luật ở mỗi nước lại có những quan niệm rất khác nhau về hành vi tham nhũng. Vì vậy, qua cuộc khảo sát này, chúng tôi cũng điều tra thêm về cách hiểu về tham nhũng của những người được hỏi và nhận thấy rằng, phạm vi tham nhũng theo quan điểm của người dân rộng hơn nhiều so với khái niệm đưa ra trong luật. Cụ thể, pháp luật quy định, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn mà lợi dụng quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi (phải đảm bảo cả 3 yếu tố cấu thành này). Còn tham nhũng theo cách hiểu của người dân hiện tại bao gồm cả những biểu hiện tiêu cực khác.
Lần khảo sát trước, phản ứng của xã hội cũng như các cơ quan chức năng khi Thanh tra công bố kết quả những lĩnh vực có cảm nhận tham nhũng nhiều nhất khác hẳn về mức độ so với lần khảo sát này. Ông đánh giá gì về chuyển biến này, có phải xã hội đã nhàm với cách thức khảo sát, thăm dò này?
Video đang HOT
Không phải. Lý do là vì cuộc khảo sát trước tiến hành khi chưa có Luật Phòng chống tham nhũng. Sau khi có luật và việc tuyên truyền được đẩy mạnh, nâng cao nhận thức trong người dân cũng như phổ biến, triển khai rộng rãi các giải pháp phòng ngừa, tầng lớp cán bộ công chức có nhận thức về tham nhũng đã thay đổi khác hẳn, đúng đắn hơn.
Khi nhận thức đúng đắn rồi thì phản ứng sẽ không có những biểu hiện như lần trước. Trước kia, khi đưa ra vấn đề, do nhận thức của các bộ phận, tầng lớp dân cư trong xã hội khác nhau quá nên có chuyện quan điểm của mọi người khác nhau. Còn lần khảo sát này, chắc chắn chuyện như thế sẽ không xảy ra, hay nói cách khác, dư luận sẽ đồng thuận hơn.
Tôi đã đọc rất nhiều bài báo sau khi có kết quả khảo sát này và thấy những ý kiến trái chiều, đối lập nhau không nhiều. Tôi cũng chưa đọc được thông tin nào thể hiện sự phản ứng mạnh mẽ về kết quả này.
Như ông nói, kết quả khảo sát đã được dư luận xã hội, người dân tỏ ra ghi nhận, đồng tình với nhận định về những lĩnh vực có tham nhũng nhiều hiện nay. Vậy khi có kết quả này rồi, động thái tiếp theo của Thanh tra Chính phủ là gì?
Có thể nói ý nghĩa việc khảo sát này là để phục vụ công tác sơ kết đánh giá tình hình phòng chống tham nhũng giai đoạn vừa rồi và xây dựng chính sách cho giai đoạn tiếp theo. Ví dụ, trong báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội vừa qua, những đánh giá về tính hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhiều thông số, nội dung được chúng tôi sử dụng từ kết quả khảo sát tham nhũng này. Đương nhiên cũng phải kết hợp với các kênh thông tin khác nữa.
Việc xây dựng dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng mà Quốc hội mới thông qua vừa rồi cũng dựa rất nhiều vào kết quả cuộc khảo sát này. Mặc dù đây không phải là kênh thông tin chính thức nhưng sử dụng cho việc tham khảo để phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách rất tốt.
Chúng tôi cũng đang làm chương trình hành động giai đoạn 2012 – 2016 để trình Chính phủ, trong đó, cách thực hiện các cuộc khảo sát về dư luận xã hội để phục vụ cho việc hoạch định chính xác được xem là một đầu mục việc rất quan trọng mà chúng tôi tập trung chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Việc “chỉ mặt” tham nhũng ở các lĩnh vực, ví dụ cảnh sát giao thông, là phản ánh tiếng nói của người dân rất rõ ràng. Thanh tra có đưa ra kiến nghị gì với Chính phủ để trấn chỉnh trực tiếp với những ngành này hay chỉ dừng ở việc khảo sát để nghiên cứu?
Việc tác động đến chính sách chung sẽ tạo ra tác động tới tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có cả những lĩnh vực điểm nóng đưa ra trong khảo sát.
Ngoài ra, mục tiêu của cuộc khảo sát lần này, chúng tôi cũng muốn thể hiện vai trò của xã hội của người dân trong công tác phòng chống tham nhũng. Khi dư luận, người dân đã thể hiện sự đồng tình về việc này cũng là yếu tố quan trọng tác động đến cơ quan quản lý của chính ngành, lĩnh vực này.
Trách nhiệm này không chỉ của Thanh tra Chính phủ mà của các bộ ngành khác. Với kết quả như vậy, chắc chắn các đơn vị như Bộ Công an, ngành Hải quan, Thuế… cũng phải có chính sách điều chỉnh với ngành mình, một là để ngành phải làm tốt hơn, hai là nếu thấy kết quả chưa chính xác thì cũng phải có cách thể hiện, tuyên truyền lại để người dân nhận thức đúng hơn về ngành mình.
Ghi nhận hiệu quả tích cực như vậy, Thanh tra Chính phủ dự định khi nào sẽ tiến hành khảo sát tương tự?
Hiện nay, trong kế hoạch trình Chính phủ, chúng tôi đã vạch ra đầu việc đó. Còn thời điểm cụ thể phải chờ Chính phủ xem xét phê duyệt. Chúng tôi cho rằng nên giữ định kỳ qua mỗi giai đoạn nhất định sẽ làm một cuộc khảo sát như vậy để có căn cứ đánh giá của dư luận.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Đời nữ cử nhân mang án tù chung thân
Mở gói quà người đàn ông mang đến tặng, thấy là chiếc đài, em trai chủ nhà đã bật lên để nghe thử. Tiếng nổ xé trời khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có em bé 2 tháng tuổi. Liên quan đến vụ án, Lan phải lãnh án chung thân.
Từ nhỏ, Lại Thị Kiều Lan (35 tuổi, ở huyện Thịnh Đán, Thái Nguyên) đã học giỏi, chăm ngoan, được mọi người yêu mến. Tốt nghiệp THPT, cô thi đỗ vào ĐH Nông nghiệp 3 (nay là ĐH Nông lâm Thái Nguyên) với số điểm cao.
Xinh đẹp, Lan khiến nhiều nam sinh chết mê chết mệt. Thế nhưng suốt thời sinh viên cô bỏ qua những lời ong bướm để dồn hết tâm sức cho nghiệp đèn sách.
Phạm nhân Kiều Lan.
Ra trường, cô được gia đình xin cho vào làm việc tại Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Hà Nội trên đường Nguyễn Phong Sắc. Cũng thời gian này, mối tình đầu đã gõ cửa trái tim cô. Người đàn ông của mối tình đầu mà Lan trao gửi là anh Phát (cán bộ làm việc tại một công ty ở KCN Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội).
Mối tình chưa đầy một năm nhưng dư âm để lại trong lòng người con gái biết bao cay đắng và tiếc nuối. Bởi Lan đã trót trao gửi tất cả cho người đàn ông và vẫn hy vọng ở mối tình này. Tuy nhiên, khi cô vừa giận hờn chút đòi chia tay, anh Phát đã cưới người con gái khác.
Phần vì quá tuyệt vọng, muốn chạy trốn mối tình đầu tan vỡ, phần vì làm ở Hà Nội trái ngành trái nghề, thu nhập không đủ tiền thuê nhà và trang trải cuộc sống nên sau đó Lan được gia đình xin cho về làm tại Công ty khoáng sản Bắc Kạn. Ở môi trường làm việc mới mà phần đông cán bộ công nhân là nam giới, cô kỹ sư nông nghiệp xinh đẹp, mặn mà 25 tuổi mang tên Kiều Lan được nhiều chàng trai quan tâm săn đón.
Sau những sóng gió tình đầu, Lan gặp chàng kỹ sư trẻ Ngô Mạnh Hùng (sinh năm 1971, ở Quỳnh Phụ, Thái Bình). Hùng là nhân viên công ty tư vấn xây dựng Bắc Kạn, đẹp trai, chu đáo và từng trải. Ở bên Hùng, Lan luôn có cảm giác được che chở, vỗ về. Hai người đã tính chuyện sẽ cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Yêu nhau không lâu, Lan dọn về chung sống với Hùng tại căn phòng tập thể của chàng kĩ sư. Quá trình chung sống, biết Lan không còn trinh trắng, Hùng đã căn vặn cô gái nhiều về chuyện trước đây khiến Lan phải thú nhận về mối tình đầu cay đắng của mình.
Thấy Lan khóc đau đớn cho mối tình đầu, Hùng nổi cơn ghen. Chàng trai cho rằng Phát là kẻ "sở khanh", chẳng đáng mặt làm đàn ông khi lừa gạt, phụ bạc một người con gái ngây thơ, trong trắng như Lan. Hùng càng căm tức hơn khi bị Phát đáp trả: "Tao thải nó ra cho mày đấy".
Sau cuộc cãi vã qua điện thoại với thứ ngôn ngữ ngoài đường, ngoài chợ, Hùng tuyên bố với Lan sẽ đi tìm Phát để "dạy" cho một bài học. Lan lúc đó cũng chỉ nghĩ cùng lắm chỉ nói chuyện với nhau bằng nắm đấm nên không can ngăn.
Trưa cuối tháng 10/2003, theo yêu cầu của Hùng, Lan đã soạn "quà" để cùng nhau xuống Hà Nội tặng cho Phát. Khi gần đến, Hùng bảo Lan đứng chờ ở ngoài, còn anh ta thuê xe ôm đến giao quà. Ngay sau đó, cả hai vội trở về Bắc Kạn và sinh hoạt bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
Không như toan tính của Hùng, hôm đó Phát không có nhà. Thấy gói quà đẹp và sang trọng, em trai Phát mở ra phát hiện đó là chiếc đài nên đã bật nút. Một tiếng nổ đinh tai nhức óc làm ba người thiệt mạng (em trai, vợ và đứa con mới 2 tháng tuổi của Phát). Ngoài ra, một cháu bé hàng xóm 14 tuổi đến chơi cũng bị thương tật 94%.
Với tội ác trên, Ngô Mạnh Hùng bị TAND TP Hà Nội tuyên án tử hình. Lại Thị Kiều Lan với vai trò đồng phạm phải nhận mức án tù chung thân về tội Giết người.
Tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Kiều Lan, luật sư Nguyễn Thị Xuân Thu (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, nếu không vướng vào tội ác, có lẽ Lan cũng đã có một gia đình nhỏ yên ấm hạnh phúc.
Trước phiên tòa phúc thẩm, nữ bị cáo Kiều Lan khóc mà nói với luật sư của mình rằng, với cái án tù chung thân, chẳng biết đến bao giờ cô mới có cơ hội về nhà để gặp cha già mẹ yếu. Lan nói, sau tất cả những bi kịch xảy ra, cô chẳng còn dám mong hạnh phúc cho riêng mình nữa, chỉ mong cải tạo tốt để sớm được trở về với gia đình, sống thanh thản quãng đời còn lại.
Theo VNE
Kết luận vụ Phó Cục trưởng Cục thuế Cần Thơ tự tử Chiều 24/10, nguồn tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, đã có báo cáo kết luận vụ ông Nguyễn Viết T., Phó Cục trưởng Cục Thuế Cần Thơ nhảy lầu tự tử. Theo đó, do buồn phiền chuyện gia đình, vợ con, nợ nần và bệnh tật nên ông T. đã chủ động tự tử chứ không bị ai tác động...