Ngành bất động sản khu công nghiệp duy trì triển vọng tích cực trong dài hạn, giá cổ phiếu đã điều chỉnh về mức hợp lý
VDSC tin tưởng các chủ đầu tư bất động sản khu công nghiệp có sẵn quỹ đất lớn, sạch, đã đền bù giải phóng mặt bằng và nộp tiền sử dụng đất sẽ hưởng lợi nhiều hơn nhờ chi phí thấp trong khi giá thuê tăng dần.
Tại hội thảo diễn ra trong tuần kế cuối tháng Năm của Diễn đàn BĐS Công nghiệp Việt Nam năm 2022, hầu hết các diễn giả đều cho rằng tiềm năng bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đồng tình với quan điểm trên, cho rằng tiềm năng bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất lớn với hai phân khúc chính sẽ được khai thác bao gồm cho thuê đất và cho thuê nhà xưởng xây sẵn.
Giá thuê đất khu công nghiệp tăng trưởng tốt nhờ nguồn cung thiếu hụt trong ngắn hạn và nhu cầu tích cực trong dài hạn
Theo VDSC, mặt bằng giá cho thuê đất kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng, không chỉ bởi nhu cầu vẫn đang tăng mà bên cạnh đó là nguồn cung có phần hạn chế. Bằng một cách tự nhiên, chi phí đền bù cũng như tiền thuê đất phải nộp tăng hàng năm cũng góp phần đẩy mặt bằng giá cho thuê tăng. Từ đó, VDSC tin tưởng các chủ đầu tư bất động sản khu công nghiệp có sẵn quỹ đất lớn, sạch, đã đền bù giải phóng mặt bằng và nộp tiền sử dụng đất sẽ hưởng lợi nhiều hơn nhờ chi phí thấp trong khi giá thuê tăng dần.
Dẫn số liệu từ CBRE, VDSC cho biết giá thuê bình quân tại các khu vực miền Nam tăng lần lượt 13%, 15% và 21% trong quý 4/2021. Các dự án khu công nghiệp trong phạm vi 1 giờ di chuyển tới trung tâm thành phố đã có mức giá thuê tăng từ 17% tới 32%.
Tương tự, việc thiếu hụt nguồn cung cũng xảy ra trong khu vực miền Bắc. Trong dài hạn, VDSC kỳ vọng khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách “Trung Quốc 1″ của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia.
Video đang HOT
Khả năng thu hút vốn FDI vẫn duy trì và sự phát triển của thương mại điện tử thúc đẩy nhu cầu thuê đất và nhà xưởng xây sẵn
VDSC đánh giá, tiềm năng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam còn rất lớn, với tỷ lệ thâm nhập thấp và tăng trưởng cao. Hiện tại tỷ lệ thâm nhập của thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ chỉ đạt mức 5,5%, tức chỉ ở mức của Trung Quốc cách đây 10 năm.
Đại dịch Covid đã trở thành yếu tố góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng, giúp cho thương mại điện tử phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Theo dự báo từ báo cáo E-economy SEA 2021 thì giá trị thương mại điện tử có thể đạt mức tăng trưởng kép 32%/năm giai đoạn 2021 – 2025.
Sự phát triển của ngành thương mại điện tử sẽ là động lực tăng trưởng đối với nhóm ngành kho vận, và kéo theo nhu cầu thuê đất KCN để làm nhà kho. Cụ thể, Becamex-Warburg Pincus (BWI), một doanh nghiệp đầu ngành trong việc phát triển nhà xưởng xây sẵn và nhà kho, đã tăng diện tích từ hơn 200ha lên gần 800ha từ năm 2018 tới 2021.
Trong khi đó, vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng cải thiện trong 5 tháng đầu năm 2022. VDSC kỳ vọng hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thu hút dòng vốn FDI sẽ diễn ra tích cực nhờ RCEP, hiệp định FTA lớn nhất thế giới, chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Ngoài ra, với lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí sản xuất (nhân công, thuê đất, điện, nước, …) thấp hơn các quốc gia trong khu vực, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi từ chính sách “Trung Quốc 1″ của các tập đoàn đa quốc gia.
Hiện tỷ lệ sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn còn thấp nếu so với Trung Quốc. Việt Nam cũng có định hướng phát triển công nghiệp với mục tiêu tới năm 2030 mục tiêu tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 30% (Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2018).
Cùng với tốc độ phát triển của thương mại điện tử kèm theo sự dịch chuyển của các doanh nghiệp FDI lớn vào Việt Nam, những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có định hướng phát triển mảng nhà xưởng xây sẵn và có sẵn quỹ đất ở khu vực lân cận thành thị được cho rất đáng để quan tâm.
Xét về diễn biến trên thị trường chứng khoán, tương đồng với diễn biến điều chỉnh của thị trường, giá cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản, khu công nghiệp đã điều chỉnh giảm mạnh từ mức đỉnh thiết lập trong năm. Do đó, VDSC nhận định giá cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đã được đưa về mức hợp lý hơn cho mục tiêu nắm giữ trung – dài hạn.
Đề xuất doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi đầu tư bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư bất động sản và quy định bảo hiểm bắt buộc trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan đề xuất cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư bất động sản.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, hiệp hội tán thành việc bãi bỏ quy định về việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để "kinh doanh bất động sản", nhưng đề nghị cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để "đầu tư bất động sản" theo quy định của Chính phủ để phù hợp với nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị.
Theo ông Châu, dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định doanh nghiệp bảo hiểm "không được phép đầu tư bất động sản" là chưa phù hợp với chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế.
Hiệp hội cho rằng rất cần thiết cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản (nhưng không được thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản), tương tự như nhiều nước cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư tài chính.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.
Theo ông Châu, nguồn vốn bảo hiểm cũng là một nguồn vốn xã hội hóa rất lớn cần được khai thác, sử dụng hiệu quả sẽ bổ sung một nguồn vốn đầu tư, góp phần chia sẻ bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào lĩnh vực bất động sản vẫn đảm bảo phù hợp với quy định "không cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để kinh doanh bất động sản".
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm không được trực tiếp kinh doanh bất động sản mà chỉ được đầu tư vốn, được phân chia lợi nhuận (hoặc chịu lỗ) theo hợp đồng góp vốn đầu tư.
Về mức vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, theo HoREA, quy định doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư tài chính, góp vốn vào lĩnh vực bất động sản với mức tối đa 10% đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tối đa 20% đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là phù hợp và đảm bảo thực hiện nguyên tắc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản.
Ngoài ra, ông Châu cho hay HoREA cũng lần nữa kiến nghị bổ sung quy định về "bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" để bảo vệ quyền lợi người mua nhà.
Nói về lý do đưa ra đề xuất này, ông Châu cho hay trong thị trường bất động sản thì khách hàng thường là bên yếu thế, nhất là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ lẻ so với chủ đầu tư dự án bất động sản thường là bên có lợi thế.
Theo ông Châu, rất cần thiết bổ sung biện pháp "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm "bảo hiểm rủi ro" là chủ đầu tư trong trường hợp "không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng". Đây cũng là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ", mà biện pháp "bảo hiểm rủi ro" theo quy định của pháp luật về bảo hiểm chính là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" được thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức "xã hội hóa", giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng.
Cú ngã đau khi đầu tư bất động sản theo lời hứa ra sổ của "cò"
Chuyên gia bất động sản: "Lượng tiền trong dân vẫn còn lớn" "Lượng tiền trong dân vẫn còn lớn. Thực tế là như vậy. Vì đầu tư vào chứng khoán, hay các ngành kinh doanh sản xuất khác không hiệu quả và thiếu ổn định". Đó là một trong những nhận định của ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản. Trước câu hỏi "phải chăng thị trường đang lặp lại diễn biến của...