Ngang trái cô nàng ‘nghiện’ mua hàng hiệu nhưng toàn dùng hàng fake
Mỗi lần có tiền Nga lại mua hàng hiệu, thậm chí có lần cô mua cái túi cả trăm triệu nhưng chỉ để ngắm còn lại toàn thân dùng đồ fake.
Chị Nguyễn Quỳnh Nga, sinh năm 1983 ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là một tín đồ của hàng hiệu. Chị Nga hiện làm việc cho một công ty tài chính nước ngoài, thu nhập khoảng 45 triệu đồng/tháng. Gia đình chị Nga khá giả, bố chị từng làm giám đốc một doanh nghiệp nhưng nay đã về hưu.
Chị Nga chưa lập gia đình, không áp lực về tài chính nên số tiền chị kiếm được phần lớn dùng để thỏa mãn thú vui mua hàng hiệu. Mỗi tháng chị đều mua cho mình 1 món hàng hiệu, chủ yếu là túi xách và giày cuar những thương hiệu xa xỉ trên thế giới. Chị Nga chơi thân với một người bạn cùng chung sở thích hàng hiệu nhưng có nguyên tắc một năm chỉ sắm 1,2 món đồ “cực chất”.
Ảnh có tính chất minh họa
Khoảng 7 năm trước chị Nga bước chân vào giới mua sắm hàng hiệu. Ban đầu chỉ là những buổi đi “săn” hàng giảm giá. Sau đó chị bập bõm tìm hiểu hàng hiệu và cũng mua cho mình một vài món nho nhỏ.
Tiến tới chị bước chân vào con đường mua sắm các sản phẩm tầm trung như Michael Kors, Coach, Furla… và tới bây giờ thì chị nghiền các sản phẩm thương hiệu Dior, LV, Valentino, Hermes.
Chị Nga cho biết mình có thể nhịn ăn, nhịn đi du lịch chỉ để mua hàng hiệu về ngắm. Đôi giày Hermes được đặt hàng từ Pháp về với giá hơn 40 triệu đồng nhưng chị chưa bao giờ sử dụng nó mà để nguyên trong hộp để ngắm nghía.
Video đang HOT
Không chỉ mua hàng mới, có những chiếc túi chị rất thích nhưng không đủ tiền mua nên tìm kiếm hàng thanh lý cho thỏa cơn nghiền. Chị khoe vừa mua lại một cái túi LV với giá 43 triệu đồng của một người khác ở Sài Gòn.
Các món hàng hiệu của chị Nga đều được giấu kín vào tủ vì sợ bố mẹ than phiền chuyện mua sắm vô độ. Một phần quá giữ gìn món đồ, phần khác sợ đồng nghiệp nói mình dùng hàng hiệu sang chảnh nên chị mua đồ về mà không dám dùng. Bạn bè thân thiết biết được sở thích hàng hiệu của chị thì lấy làm lạ lùng khi chị đi đâu cũng chỉ dùng những chiếc túi hàng fake.
Vậy là những chiếc túi cả nghìn đô chị Nga mua về ngắm một thời gian sau đó lại bán thanh lý với giá rẻ hơn. Năm ngoái, chị mua chiếc túi Hermes cả trăm triệu đồng sau đó ngắm 1, 2 tháng cho thỏa cơn nghiền rồi lại tìm đủ mọi cách để bán lại nó cho tín đồ hàng hiệu khác, chấp nhận lỗ gần 1/3. Hay gần đây nhất, chị đã chi cả nghìn đô mua chiếc túi kẹp nách hiệu LV nhưng sau 1 tháng chị bán lại cho người khác với giá bằng một nửa.
Với tín đồ mê hàng hiệu như chị Nga thì mỗi lần thanh lý hàng đi cũng chật vật chẳng kém khi mua. Chị tham gia nhiều hội nhóm thanh lý hàng Authentic (hàng được kiểm định xác thực thương hiệu – PV) để bán lại hàng những khi chị cạn kiệt về tài chính.
PGS Tô Thanh Phương – nguyên PGĐ Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 chia sẻ, trong thời gian làm việc ông gặp rất nhiều bệnh nhân bị u uất, trầm cảm sau khi “nghiện” mua sắm và bị gia đình ngăn cản. “Nghiện” mua sắm, “nghiện” hàng hiệu hay “nghiện” bất cứ gì thái quá đều có vấn đề.
Có những người bị rối loạn phân liệt cảm xúc, càng bị căng thẳng thì hứng thú mua sắm càng bị kích thích, kể cả khi họ nghèo, giống như người nghiện ma túy.
Rất nhiều phụ nữ “nghiện” mua sắm đã lâm vào tình trạng rắc rối, kinh tế gia đình bị sa sút. Lúc rơi vào tình trạng cùng kiệt đó, người tự nhận thức được thì sẽ thoát khỏi những rối loạn tâm thần, còn ngược lại, sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm, suy nhược, rối loạn giấc ngủ, hoảng sợ, nặng hơn là có ý định tự tử.
TS Tô Thanh Phương khuyến cáo, người mắc chứng “nghiện” mua sắm trầm trọng rất có thể phải điều trị bằng các liệu pháp như một bệnh nhân.
Dòng tin nhắn của người thứ 3
Đều là sinh viên nghèo học trọ xa nhà, Mai và Quang động viên nhau vượt khó vươn lên, gắn bó bên nhau suốt 5 năm đại học.
Ảnh minh họa
Họ nên duyên vợ chồng khi cả hai vừa tốt nghiệp, Quang làm việc lặt vặt cho một công ty kiến trúc, còn Mai làm hành chính cho một công ty sách, lương 2 vợ chồng mỗi tháng được hơn 6 triệu, vất vả, lo toan với đủ chi phí: tiền thuê nhà, điện nước, sinh hoạt... nhưng họ luôn yêu thương, khích lệ nhau cùng hướng về một tương lai tươi sáng.
Sau gần 10 năm vật lộn phấn đấu, may mắn đã mỉm cười với họ, Quang trở thành giám đốc của một công ty kiến trúc, lương tháng tính bằng đô, mặc quần áo hàng hiệu, đi xe xịn. Còn Mai, dù lương có khá hơn nhưng cô vẫn giản dị, kiên trì với công việc biên tập sách cho một công ty in mà cô yêu thích.
Đôi khi đi bên chồng, Mai cũng chạnh lòng, cô không còn duyên như xưa, không gợi cảm, lại thêm cặp kính cận, còn anh, một người luôn phong độ, bảnh bao, trông thật khập khiễng. Nhưng Quang bảo: "Vợ chồng khó khăn có nhau, làm sao anh chán em được". Mai cảm động lắm, tự nhủ mình thật may mắn.
Quang ngày càng bận hơn, anh cứ sáng đi sớm, tối về muộn, hễ nói chuyện là nhắc đến tiền, chứng khoán, đầu tư..., cứ có thời gian là anh lại giở tạp chí nội thất ra đọc. Anh là người thông minh, khôn khéo, có năng lực làm việc và quan hệ ngoại giao.
Một gia đình vẫn luôn có một người phải hy sinh sự nghiệp cho người kia. Với một phụ nữ thì bến đỗ tốt nhất chính là "tấm lưng" của chồng. Bởi vậy, Mai âm thầm dõi theo hình ảnh bận rộn của anh, cam tâm tình nguyện chìm đắm trong hai tiếng "vợ hiền" anh dành cho.
Công việc vẫn cứ lôi Quang đi, "ân ái" vợ chồng cũng theo đó giảm dần, có khi vài tháng trời vợ chồng không gần gũi. Mai nghĩ chắc do chồng quá mệt mỏi, lại càng thương anh hơn. Nếu không có sự cố gắng của anh, cả hai làm sao có nhà to để ở, có xe đẹp để đi? Sự vất vả của anh là vì gia đình này. Bởi thế Mai không đòi hỏi gì mà ngoan ngoãn làm một người "vợ hiền".
Có hôm thấy chồng ngủ gục bên máy tính, Mai xót xa, thương chồng nhưng cũng không nén được tiếng thở dài. Cô nhớ hồi vợ chồng mới cưới, chỉ có hai bàn tay trắng, ngày ngày cũng mải lo làm ăn nhưng sao bữa cơm nhạt chỉ có rau với đậu rán lại rộn tiếng cười, vợ chồng mải chọc nhau mà ăn hết cơm lúc nào không biết.
Biết vợ sức yếu, tối tối Quang vẫn xoa lưng cho vợ, động viên vợ cố gắng, còn Mai thì hạnh phúc nép trong vòng tay rắn khỏe của chồng, ngủ trong hơi ấm của anh. Đến giờ, Mai vẫn nhớ da diết vòng tay ấy!
Mai nhẹ nhàng đến bên Quang, định cất laptop cho anh, bỗng cô giật mình, cửa sổ chat vẫn chưa đóng, bên trên có vài dòng tin nhắn: "Anh hứa dứt khoát với cô ta rồi mà- Bao giờ ta mới đến được với nhau?- Anh còn tiếc gì cô vợ xấu ấy?"... đoạn hội thoại còn dài ở dưới với những lời giải thích của Quang, anh lôi công việc ra để tránh nhắc đến hai chữ "bỏ vợ".
Mai tức tưởi, "vợ hiền" trong mắt anh là thế này ư, anh tưởng cô muốn làm "vợ hiền" lắm sao? Cô nhường nhịn, phục vụ anh mỗi ngày, họ hàng nhà anh ở dưới quê lên cô cũng phải thay anh tiếp đón chu đáo, đưa họ đi chơi, biếu quà cáp, mỗi dịp lễ tết mọi việc đều đổ dồn lên vai cô, cô chạy đôn chạy đáo lo bên nội bên ngoại, cô thương chồng, trong khi quần áo anh mặc toàn là đồ hiệu, thì cô luôn mặc quần áo hạ giá, lỗi mùa, bao tâm sự muộn phiền cô chôn trong lòng để chồng chuyên tâm cho công việc... Mai muốn hét lên, muốn vạch mặt kẻ phụ tình, muốn cào cấu anh, nhưng rồi cô run rẩy, lặng lẽ về phòng.
Không khó để tìm ra tình địch, người mà Mai cũng biết trong những lần đến công ty đón chồng. Lần này Mai lại đến đón anh, nhưng không báo trước, bởi cô muốn tận mắt nhìn xem có phải anh và cô ta đi cùng nhau không. Quả nhiên là có. Ánh mắt anh nhìn cô ta giống như hai người đang yêu, lúng túng và xót xa.
Mai muốn trả thù, cô muốn chồng biết cảm giác bị "cắm sừng" như thế nào. Cô quyết định hẹn hò với một "fan" trên facebook của mình, người thường xuyên gửi những tin nhắn có cánh cho cô, người nói không quan tâm vẻ ngoài, yêu sự dịu dàng, nội tâm của cô. Nhưng khi định buông mình cho người đó, Mai choàng tỉnh, cô đang làm gì thế này, thật ngu ngốc!?
Và rồi Quang cũng biết chuyện, anh giận dữ hét vào mặt vợ. Mai cười nhạt, cô nói hết những điều bấy lâu cất trong lòng, và cả chuyện về "cô ta". Quang thú nhận: "Đúng là anh có qua lại với cô ấy nhưng anh và cô ấy chưa bao giờ vượt quá giới hạn. Áp lực công việc của anh quá lớn, còn đâu hơi sức làm chuyện đó. Hơn nữa, cô ấy trẻ như vậy, nếu anh không còn phong độ trong chuyện đó thì anh sẽ rất bối rối...".
Càng nói giọng anh càng nhỏ dần, có chút gì rất tủi thân. "Nếu anh còn phong độ thì chắc chắn anh bỏ em rồi đúng không?"- Mai lạnh lùng. "Nói thật với em, anh cũng đã từng nghĩ đến chuyện này. Nhưng những lúc anh gặp khó khăn, lúc anh không thể thường xuyên bên em, em vẫn ở bên anh, lo cho anh. Chúng ta lúc nào cũng vậy, anh nghĩ mình không nên quá tham lam, để mệt mỏi thêm nữa. Bỏ qua cho anh, chúng ta sẽ cùng nhau làm lại như ngày xưa"- Quang thì thầm.
Bát đũa còn có lúc xô nhau huống chi cuộc sống vợ chồng, sao tránh khỏi những lúc "nhạt lửa", lỗi lầm. Nóng giận, thù hận càng khiến tình cảm thêm xa cách, chỉ có yêu thương chân thành, sự bao dung mới hàn gắn được tất cả. Vì ý nghĩ đó, thay vì lạnh lùng quay lưng, Mai lại dịu dàng ngả đầu vào ngực chồng, như muốn hàn gắn lại tất cả những điều tưởng như đã vụn vỡ.
Lần đầu gặp mẹ vợ tương lai, tôi bị bà sỉ nhục nên đã quay về mua một chiếc ô tô hơn 3 tỷ để khiến họ hối hận, ngờ đâu kết cục vẫn chẳng thể hả hê Không thể chịu nổi nỗi nhục bị sỉ nhục tôi đã làm một việc khiến hai mẹ con hối hận nhưng quá muộn. Không muốn theo nghề kinh doanh của bố mẹ, tôi muốn học nhảy dance sport nên đã bị bố đuổi ra khỏi nhà vì bố tôi rất gia trưởng và bảo thủ, ông cho rằng con trai mà cứ mặc...