Ngang nhiên đưa tàu Trường Lạc Công Chúa tới Hoàng Sa
Trung Quốc ngang nhiên đưa vào hoạt động một tàu du lịch mới để khai thác trái phép tour du lịch tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hãng thông tấn Tân Hoa xã (Trung Quốc) ngày 3-3 đưa tin một tàu du lịch của nước này đã bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên tới quần đảo Hoàng Sa. Con tàu du lịch mang tên Trường Lạc Công chúa (Changle Gongzhu) đã khởi hành từ TP Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc hôm 2-3.
Theo Tân Hoa xã, con tàu thời điểm đó chở tổng cộng 308 hành khách. Tàu du lịch Trường Lạc Công chúa thuộc sở hữu của Tập đoàn vận tải eo biển Hải Nam với số tiền đầu tư 230 triệu nhân dân tệ. Đây là một tàu du lịch hạng sang do Công ty đóng tàu Quảng Châu chế tạo, theo Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc).
Tàu du lịch Trường Lạc Công chúa có sức chứa 499 người. Con tàu dài 129 m, rộng 20 m và cao hơn 7 m với lượng giãn nước hơn 12.000 tấn. Tàu này có 82 phòng khách với nhiều dịch vụ như ăn uống, giải trí, mua sắm, y tế và bưu phẩm.
Tàu du lịch Trường Lạc Công chúa của Trung Quốc neo tại một cảng ở TP Tam Á, tỉnh Hải Nam hôm 2-3. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Con tàu sẽ khai thác tuyến du lịch sinh thái biển phi pháp trong bốn ngày ba đêm tới ba đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Người đứng đầu Tập đoàn vận tải eo biển Hải Nam nói rằng tàu này sẽ tới cái gọi là “Thành phố Tam Sa” vào sáng 3-3.
Video đang HOT
Trung Quốc đơn phương lập ra cái gọi là “Thành phố Tam Sa” một cách vô căn cứ gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) bất chấp cộng đồng quốc tế lên án.
Các chuyến du lịch đầu tiên đi từ Trung Quốc tới cái gọi là “Thành phố Tam Sa” đã được Tập đoàn vận tải eo biển Hải Nam mở hồi năm 2013. Theo Reuters, Trung Quốc hồi tháng 6-2016 nói rằng nước này có kế hoạch xây các khách sạn, biệt thự và cửa hàng mua sắm trên nhóm đảo Lưỡi Liềm. Bắc Kinh còn hô hào sẽ xây các khu du lịch nghỉ dưỡng sang trọng ở biển Đông.
(Theo Pháp Luật)
Bắc Kinh đã mất kiên nhẫn: Ngoại giao kiểu "nghiện Twitter" của Trump thành công bất ngờ?
Tweet của Trump ảnh hưởng tới những tính toán của Bắc Kinh, chuyên gia Trung Quốc nhận định.
Trước bài xã luận chỉ trích cách triển khai chính sách đối ngoại của Trump trên Tân Hoa Xã, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang bức xúc với phong cách ngoại giao của Tổng thống đắc cử Mỹ.
Bài xã luận có tựa đề "Ngoại giao kiểu nghiện Twitter không phải là khôn ngoan" được đăng tải chỉ vài giờ sau khi Trump lên mạng xã hội "trách Trung Quốc từ chối hỗ trợ Mỹ khống chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Trong bài có đoạn: "Trump từng nói những câu như &'Liên Hợp Quốc chỉ là câu lạc bộ để người ta vui vẻ'. Những tweet này đã phá vỡ nguyên tắc ngoại giao mà Mỹ giữ gìn suốt hàng thập kỷ, trong đó có cả những bình luận bài Trung Quốc".
"Ngoại giao không phải trò đùa và bạn cũng không thể làm ngoại giao như kiểu kinh doanh".
Theo SCMP, bài xã luận phản ánh sự bức xúc của Trung Quốc đối với phong cách ngoại giao bất thường của Donald Trump, sau hàng loạt tweet về các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Mỹ - Trung.
Trước đó, Trump đã nhiều lần khiến Bắc Kinh tức giận khi chỉ trích chính sách của Trung Quốc trên Twitter, tố cáo Trung Quốc thao túng tiền tệ cũng như tiến hành các hoạt động bồi đắp trái phép trên biển Đông.
Các nhà phân tích đánh giá rằng, cách Trump sử dụng mạng xã hội đang khiến Bắc Kinh đau đầu.
Zhang Zhexin, chuyên gia đối ngoại thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho rằng, trong mắt Bắc Kinh, tweet về chính sách đối ngoại không phải là "cách hợp lý hoặc có thể duy trì" để làm ngoại giao.
"Trung Quốc không hài lòng với phương thức ngoại giao công khai của Trump bởi họ nghĩ rằng cách đó sẽ không giúp giải quyết các tranh chấp ngoại giao - thậm chí tệ hơn - còn khiến thái độ tiêu cực, thù địch lẫn nhau trong dư luận thêm phần trầm trọng".
Các nhà ngoại giao Trung Quốc hy vọng lãnh đạo sắp tới của nước Mỹ sẽ giải quyết tranh chấp ngoại giao bằng một "biện pháp hợp lý hơn thông qua các kênh liên lạc có sẵn và đã được kiểm chứng, với một thái độ xây dựng hơn", các nhà phân tích cho hay.
Trump sẽ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Mỹ vào ngày 20/1 tới. Kể từ khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 11/2016, Bắc Kinh vẫn phản ứng khá mềm mỏng, không chỉ trích nhằm vào cá nhân ông mặc dù Trump có nhiều bình luận không mấy tích cực về Trung Quốc.
"Bài xã luận của Tân Hoa Xã cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa thích nghi được với lối ngoại giao bất thường của Trump", Liu Weidong, chuyên gia thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.
"Có thể Trump nghĩ rằng ông ta đang đưa ra những bình luận thông thường trên Twitter, nhưng Bắc Kinh lại xem xét vấn đề một cách nghiêm túc, bởi điều đó ảnh hưởng tới những tính toán của Bắc Kinh".
Giới chức Trung Quốc trước nay vẫn ưa chuộng lối ngoại giao kín đáo. Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đăng lên mạng xã hội duy nhất một lần - thông qua tài khoản Weibo của Nhật báo PLA (cơ quan ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc - khi ông tới thăm trụ sở của tờ báo này. Bản thân ông Tập cũng chưa từng mở một tài khoản Weibo nào (Weibo là mạng xã hội thịnh hành ở Trung Quốc - PV).
(Theo Soha News)
G20: Khác biệt "lạ" trong cuộc họp của ông Tập với Putin và Obama Giới quan sát tinh ý nhận ra khác biệt trong cách đối đãi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin tại các cuộc họp bên lề G20. Buổi tiếp đón long trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Obama. (Ảnh: Tân Hoa Xã) Ngày 4/9, Hội nghị thượng đỉnh...