Ngang nhiên đốt phá rừng vùng biên
Nhiều diện tích rừng vùng biên giới huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, đã bị người dân ngang nhiên đốt phá để lấy đất làm nương rẫy
Ngày 7-3, ông Nguyễn Hữu Quế – Bí thư Huyện ủy Ia Grai, tỉnh Gia Lai – đi kiểm tra khu vực rừng bị tàn phá tại khu vực biên giới gần Đồn Biên phòng Ia O (xã Ia O, huyện Ia Grai).
Người dân phá rừng gần đồn biên phòng để lấy đất sản xuất Ảnh: BẮC CÔNG
Trước đó ngày 14-1 và 28-2, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Ia Grai kiểm tra và phát hiện có 2 vị trí rừng thuộc lâm phần của đơn vị quản lý bị một số người mang cưa máy vào chặt hạ nhiều cây gỗ, sau đó đốt trụi. Vị trí 1 thuộc địa giới hành chính xã Ia O bị phá khoảng 0,35 ha và vị trí 2 thuộc xã Ia Chía bị phá khoảng 0,4 ha.
Sau đó, BQLRPH Ia Grai đã lập biên bản gửi về cho UBND các xã yêu cầu xử lý theo thẩm quyền. UBND các xã đã triệu tập các đối tượng trực tiếp tham gia phá rừng lên răn đe, yêu cầu không tái phạm.
Ghi nhận tại hiện trường cho thấy nhiều gốc cây lớn nhỏ bị triệt hạ nằm la liệt, đốt cháy nham nhở. Một số cây chưa bị cháy hết vẫn bốc khói nghi ngút. Đáng chú ý, những vị trí rừng bị đốt cháy này chỉ nằm cách Đồn Biên phòng Ia O khoảng vài km.
BQLRPH Ia Grai cho biết do chỉ có 3 người nhưng được phân công canh giữ 6 tiểu khu với 6.000 ha đất rừng nên không bao quát hết. Các vị trí trên không phải khai thác cùng thời điểm mà xâm lấn dần dần, từng chút một trong thời gian dài. Các đối tượng tổ chức cưa cây vào giữa đêm và có người canh gác từ xa, khi lực lượng quản lý rừng đến gần thì lập tức bỏ chạy.
Ông Lâm Văn Long, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, cho biết hiện vẫn chưa có báo cáo chính thức về việc phá rừng tại các vị trí trên. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế mật độ cây thì xác định đây là rừng thưa, cây mọc chủ yếu là tre nứa, cây bụi và một số đám có cây gỗ nhỏ. “Những người này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chặt phá rừng xong đốt để lấy đất làm nương rẫy. Sau khi có báo cáo chính thức vụ việc, ngành chức năng sẽ xem xét các tình tiết để quyết định xem có khởi tố vụ án hay không” – ông Long nói và cho biết để xảy ra mất rừng thì trách nhiệm chính thuộc về đơn vị chủ rừng. Bên cạnh đó, đang bắt đầu mùa nương rẫy nên tình hình người dân xâm chiếm đất rừng trên địa bàn rất phức tạp.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Quế nói diện tích rừng bị mất do BQLRPH Ia Grai quản lý. Tuy nhiên, do khu vực bị phá cách đồn biên phòng vài km nên sẽ xem xét công tác phối hợp giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, quy chế phối hợp quản lý rừng để xem xét, phân tích rõ trách nhiệm của đơn vị nào.
Trao đổi với báo chí, đại tá Vũ Trung Kiên, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng Gia Lai, nói sẽ chỉ đạo Đồn Biên phòng Ia O kiểm tra, làm rõ quy mô vụ phá rừng; đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Ia Grai phối hợp làm rõ trách nhiệm, xử nghiêm, không bao che.
Điều tra vụ phá rừng gỗ quý ở Kon Tum
Ngày 7-3, Chi cục Kiểm lâm vùng IV vẫn đang cùng các ngành chức năng tỉnh Kon Tum điều tra vụ phá rừng xảy ra tại xã Đắk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Trước đó, từ tin báo, lực lượng chức năng đã kiểm tra hiện trường và phát hiện 7 gốc cây gỗ lớn bị chặt hạ nằm ngổn ngang. Những gốc cây này đã được cắt thành 10 lóng gỗ tròn và 1 hộp gỗ xẻ nhưng chưa kịp chuyển đi. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định những cây này nằm trong lâm phần đã giao cho 2 hộ dân là A Bả và A Dâng quản lý, bảo vệ.
VỤ BẮT GỖ LẬU CỦA PHƯỢNG “RÂU”
5 bị can bị khởi tố tội “Nhận hối lộ”
Ngày 7-3, tại hội nghị giao ban báo chí định kỳ của tỉnh Đắk Nông, thượng tá Phạm Thanh Bình, Trưởng Phòng Tham mưu – người phát ngôn Công an tỉnh, đã thông tin thêm về vụ án vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản xảy ra tại huyện Cư Jút do Phan Hữu Phượng (tức Phượng “râu” ) cầm đầu.
Theo thượng tá Bình, hiện vụ việc đã cơ bản hoàn thành phần điều tra. Cơ quan CSĐT đang củng cố, đánh giá các kết luận điều tra để chuyển VKSND cùng cấp truy tố. Hiện đã có 24 bị can bị khởi tố. Trong đó có 3 bị can bị khởi tố về 2 tội “Vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản” và “Đưa hối lộ”; 14 bị can bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản”; 2 bị can bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và 5 bị can bị khởi tố tội “Nhận hối lộ”.
“Cho đến nay, trong quá trình điều tra, chưa phát hiện cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng công an vi phạm pháp luật liên quan đến vụ việc trên. Số lượng gỗ mà cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện, thu giữ là 601,782 m3 gỗ ” – thượng tá Bình thông tin.
Như Báo Người Lao Động liên tục phản ánh, cuối tháng 4-2018, các lực lượng của Bộ Công an đã đồng loạt ập vào các lán trại khai thác gỗ ở khu vực biên giới và các xưởng gỗ ở thị trấn Ea Tling của Phượng “râu”, thu giữ hàng trăm m3 gỗ lậu.
Phượng “râu” đã khai thác gỗ lậu tại khu vực biên giới sau đó chở về thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút. Con đường gỗ lậu này đi qua khu vực quản lý của 3 đồn biên phòng của 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, 3 trạm chốt bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lâm Wil, 1 trạm kiểm lâm của VQG Yók Đôn và đồn công an của huyện Cư Jút. C.Nguyên
Hoàng Thanh
Theo nld.com.vn
Ăn tiền Phượng 'râu', trạm trưởng kiểm lâm VQG Yok Đôn bị khởi tố
Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn nhận tiền của Phượng "râu" để cho gỗ lậu qua trạm vừa bị khởi tố điều tra.
Hôm nay, nguồn tin của VietNamNet cho biết, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Tấn Bình (SN 1983, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 10, Vườn Quốc gia Yok Đôn) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Bị can Nguyễn Tấn Bình được xác định đã nhận tiền của Phan Hữu Phượng (tức Phượng "râu", SN 1968, trú thị trấn Ea T'ling, Cư Jút, Đắk Nông), để đối tượng này vận chuyển gỗ lậu qua địa phận mình quản lý.
Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 10 VQG Yok Đôn bị khởi tố do nhận tiền của trùm gỗ lậu Phượng "râu"
Thông tin về số tiền bị can này nhận từ Phượng "râu" chưa được tiết lộ.
Một lãnh đạo VQG Yok Đôn cho biết, Công an đã thông báo cho đơn vị biết về việc khởi tố bị can Bình. Phía Vườn quốc gia đã làm quy trình, cách chức vụ Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 10 của ông Bình để phục vụ điều tra.
Trước đó, vào cuối tháng 4/2018, Bộ Công an phối hợp cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông bố ráp các lán trại của Phượng "râu" sát Đồn biên phòng 747 (Đắk Lắk) và các điểm cất giấu gỗ tại huyện Cư Jút (Đắk Nông).
Hàng trăm m3 gỗ lậu của Phượng "râu" bị cơ quan chức năng bắt giữ
Cơ quan chức năng đã thu giữ hàng trăm m3 gỗ không có giấy tờ hợp pháp cùng nhiều tài liệu liên quan khác.
Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, đưa, nhận hối lộ xảy ra tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) do Phượng "râu" cầm đầu.
Một loạt đàn em và cán bộ kiểm lâm tại 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đã bị khởi tố, bắt giam; nhiều người khác bị kỷ luật.
Trùng Dương
Theo VNN
Vụ trùm gỗ lậu Phượng "râu": Bắt đội trưởng Kiểm lâm cơ động Cơ quan điều tra xác định ông Lê Quang Thái, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 (thuộc Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông) đã nhận hàng trăm triệu đồng của trùm gỗ lậu Phượng "râu". Ngày 24.9, tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết vừa khởi tố bị can, ra lệnh tạm...