Ngân sách Nhà nước để sản xuất phim khoảng 65 tỷ đồng mỗi năm
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết ngân sách Nhà nước dành cho sản xuất phim khoảng 65 tỷ đồng mỗi năm.
Vì thế, vấn đề đấu thầu sản xuất phim khó thực hiện.
Ngày 24/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có phiên họp để thẩm tra dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và lấy ý kiến từ một số đại biểu xoay quanh các vấn đề: Đấu thầu phim Nhà nước, kiểm duyệt phim trên mạng và quy định về quỹ điện ảnh…
Phim đầu tư 2 tỷ đồng rất khó để đấu thầu sản xuất
Dự thảo của Luật Điện ảnh (sửa đổi) đưa ra quy định về kiểm duyệt phim trên mạng.
Cụ thể, các doanh nghiệp, tổ chức phổ biến phim trên không gian mạng phải tự kiểm duyệt nội dung, tự phân loại, hiển thị kết quả theo tiêu chí quy định.
Đồng thời cung cấp công cụ xử lý vi phạm cho cơ quan Nhà nước về phát hành, phổ biến phim, bảo đảm không vi phạm pháp luật, chịu trách nhiệm về nội dung phim phổ biến.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng quy định của dự thảo còn nhiều khúc mắc. Kiểm định phim trên không gian mạng nếu chỉ dựa vào công nghệ thì mới kiểm soát được âm thanh và không kiểm soát được hình ảnh.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng nên thực hiện tiền kiểm đối với phim phát hành trên mạng. Ảnh: Cảnh trong phim Chị Mười Ba.
Phim phát trên mạng có nội dung, số lượng lớn. Việc thực hiện tiền kiểm yêu cầu phải tăng nhân lực, thiết bị lớn và đi ngược xu thế. Vì thế, Chính phủ lựa chọn phương án là hậu kiểm và quy định chặt chẽ trách nhiệm của chủ thể phổ biến phim trên mạng.
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Văn hóa.
Bà cho rằng hiện tại, nhiệm vụ kiểm duyệt phim vẫn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm, cần phân cấp cho các tỉnh. Đồng thời, việc phổ biến phim trên mạng cần thực hiện hậu kiểm thay vì tiền kiểm.
Video đang HOT
Trao đổi về việc đánh giá nội dung phim, Bộ trưởng Văn hóa nói tác phẩm điện ảnh là xuyên suốt, trọn vẹn, không nên đánh giá phim thông qua một phân đoạn mà phải khách quan dựa trên tổng thể tác phẩm.
“Phim có thể có phân cảnh bạo lực nhưng xuyên suốt phim là lên án, phê phán bạo lực”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết.
Bàn đến câu chuyện đấu thầu phim, người đứng đầu Bộ Văn hóa cho biết trong 5 năm gần đây, ngân sách nhà nước dành cho sản xuất phim khoảng 65 tỷ đồng/năm. Những năm trước, con số này còn thấp hơn.
“Nếu tính ra, mỗi phim trung bình chỉ đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Kinh phí thấp nên vấn đề đấu thầu sản xuất là rất khó, mất thời gian và nhiều khi không phục vụ các nhiệm vụ chính trị, văn hóa”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu quan điểm.
Tỷ lệ chiếu phim Việt ở rạp, truyền hình thấp hơn so với quy định
Ông Phan Viết Lượng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trình bày khảo sát về thực trạng của tỷ lệ phim điện ảnh, truyền hình Việt Nam hiện nay.
Theo đó, tỷ lệ chiếu phim Việt tại các hệ thống rạp, truyền hình thấp hơn quy định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Tỷ lệ phim có kịch bản chuyển thể từ phim nước ngoài cao, tiềm ẩn nguy cơ phai nhạt hoặc đánh mất giá trị văn hóa, ảnh hưởng đến lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam.
“Số lượng phim Việt Nam phát trên truyền hình khan hiếm. Mặc dù nhiều đài truyền hình có nhu cầu phát lại, khán giả muốn xem các phim chiếu rạp trên truyền hình nhưng phần lớn phim chiếu rạp chưa thể phát sóng trên truyền hình vì nhiều lý do”, ông Phan Viết Lượng phát biểu.
Theo thống kê của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, tỷ lệ chiếu phim Việt tại các hệ thống rạp, truyền hình thấp hơn quy định. Ảnh: Cảnh trong phim Lật mặt.
Từ đó, Phó chủ nhệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội mong muốn Nhà nước cần nghiên cứu, đưa vào luật các chính sách về xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh…
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng với hoạt động điện ảnh. Trên thực tế, nhiều nhà sản xuất rất khó khăn khi thương thảo để đưa phim Việt vào rạp do nhiều yếu tố. Vì thế, nếu có ưu đãi tốt sẽ khuyến khích nhà đầu tư sản xuất, phổ biến phim Việt.
Câu chuyện về quỹ hỗ trợ điện ảnh
Nhiều thành viên trong Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đưa ra quan điểm phải cân nhắc về các quy định liên quan đến quỹ hỗ trợ điện ảnh. Nguyên nhân, quy định về quỹ chưa phù hợp với quy định của luật Ngân sách Nhà nước.
Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng cho rằng Bộ đã nghiên cứu mô hình của nhiều nước có nền điện ảnh phát triển. Theo khảo sát, các nước kể trên đều có quỹ phát triển điện ảnh. Vì thế, nếu quỹ hỗ trợ điện ảnh được quy định trong luật sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
Đại biểu Trần Thị Thu Đông nêu quan điểm có 5 ngành liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa trong đó có điện ảnh.
“Nếu điện ảnh được thành lập quỹ, 4 ngành còn lại có được phép làm như vậy không?”, bà Thu Đông nói.
Liên quan đến vấn đề này, bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM trao đổi với Zing trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi tại Điều 45, 46, 47 quy định cụ thể việc thành lập, mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc hoạt động, nguồn tài chính của quỹ điện ảnh. Tuy nhiên, theo bà Cẩm Thúy, việc hiện thực hóa từ văn bản đến thực tiễn là câu chuyện khá xa.
“15 năm trước, quỹ hỗ trợ điện ảnh đã được đưa vào Luật Điện ảnh 2006. Nhưng thực tế quỹ chưa hề hoạt động mà không biết nguyên nhân vì sao . Do đó, chúng tôi mong muốn Luật Điện ảnh sửa đổi lần này thật sự đưa quỹ đi vào cuộc sống, giúp đỡ các nhà làm phim trẻ, chứ không chỉ nằm trên giấy”, bà nhấn mạnh .
Anh Tú - Diệu Nhi trên màn ảnh: Hai bộ phim khiến dân tình trầm trồ, nhưng đáng tiếc chẳng thuộc về nhau
Sở hữu ngoại hình sáng và diễn xuất tự nhiên, Diệu Nhi - Anh Tú là cặp đôi đẹp của làng phim Việt.
Khán giả rất hy vọng trong thời gian tới, hai người có thể hợp tác trong nhiều phim hơn, mang lại cho khán giả nhiều khoảnh khắc 'tình bể bình' để đáp lại sự ngóng chờ suốt bao tháng ngày của người hâm mộ.
Diệu Nhi và Anh Tú nên duyên từ khi làm việc chung tại sân khấu kịch. Dù chênh lệch nhau 2 tuổi nhưng cặp đôi luôn được đông đảo người hâm mộ ủng hộ quan tâm, yêu mến nhờ hình ảnh đẹp, sạch, vô cùng đáng yêu kèm theo sự 'lầy lội'. Trước đây, cặp đôi thường xuyên xuất hiện cùng nhau, mặc đồ đôi và thoải mái công khai mối quan hệ. Thế nhưng những năm sau họ ít tương tác và khá kín tiếng về chuyện đời tư, càng về sau sau cả hai càng khép kín và gần như không chia sẻ tình cảm trên truyền thông.
Quen nhau hơn 6 năm nhưng hai người hiếm khi chia sẻ những khoảnh khắc, mặn nồng, hạnh phúc. Diệu Nhi cũng không ngần ngại tuyên bố bản thân đã có người yêu khi được đồng nghiệp, khán giả 'thả thính' trên mạng xã hội. Trên gameshow, cô cũng từ chối léo léo mỗi khi bị trêu, ghép đôi với ai khác. Trên màn ảnh, cặp đôi từng hợp tác trong 2 bộ phim có tiếng vang là Gia đình là số 1 và Thập Tam Muội , nhưng trong cả hai tác phẩm này, hai người đều 'không thuộc về nhau'.
Gia đình là số 1
Gia đình là số 1 là phiên bản Việt hóa của series sitcom đình đám High Kick của Hàn Quốc. Bộ phim như tấm gương phản chiếu những góc khuất về khái niệm gia đình, sự cách biệt thế hệ dưới một mái nhà và cả đời sống của thế hệ học sinh trẻ. Phim tạo nên cơn sốt nhờ những tình tiết gần gũi, hài hước mà người xem nhận thấy diễn ra hàng ngày xung quanh cuộc sống thường ngày. Có độ dài 208 tập, Gia đình là số 1 được đầu tư với quy mô khủng cùng sự tham gia của dàn diễn viên gạo cội lẫn những gương mặt trẻ tiềm năng của làng phim Việt.
Trong phim, Anh Tú vào vai Kim Long, chàng nam sinh điển trai, hài hước. Anh là bạn thân của nam chính Đức Minh (Phát La đóng). Kim Long xuất thân trong gia đình khá giả, ba mẹ bận rộn công việc nên thường xuyên bỏ rơi anh. Những lúc này, Kim Long lại đến sống cùng gia đình anh em Đức Minh - Đức Mẫn và tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Anh Tú gây ấn tượng mạnh với lối diễn tưng tửng, hài hước, tung hứng nhịp nhàng với Phát La, Gin Tuấn Kiệt, tạo nên đường dây câu chuyện thú vị, thu hút trong phim.
Còn Diệu Nhi hoá thân thành cô giáo Diệu Hiền, cô giáo chủ nhiệm lớp của Kim Long. Diệu Hiền có tình cảm với thầy giáo dạy thể dục Đức Phúc (Quang Tuấn đóng) - chú ruột của Đức Minh, Đức Mẫn. Thế nhưng gia đình của Diệu Hiền luôn ngăn cản chuyện tình này bởi thầy Đức Phúc đã từng ly dị vợ và có con riêng.
Diệu Hiền là người phụ nữ Việt Nam điển hình với tính cách dịu dàng, đảm đang việc nhà nhưng lại rất hậu đậu mỗi khi hồi hộp. Mục tiêu của cô là có cuộc sống đơn giản, hạnh phúc bên chồng con. Diệu Nhi đã thể hiện khá tốt hình ảnh một cô giáo có tâm hồn lãng mạn, đáng yêu và vô tư.
Chị Mười Ba
Chị Mười Ba (tựa đầy đủ Chị Mười Ba: Phần kết Thập Tam Muội ) là phiên bản điện ảnh của phim chiếu mạng Thập Tam Muội , với nội dung được mở rộng thêm. Sau khi trao quyền điều hành An Cư Nghĩa Đoàn cho chị Mười Ba (Thu Trang), anh Hai đột ngột qua đời trong một tai nạn. Chị Mười Ba vừa lo trấn an tinh thần anh em, vừa đối đầu với ông trùm Hắc Hổ (Huỳnh Đông) và tên đàn em nham hiểm của hắn là Bi Long (Khương Ngọc).
Phim tạo điểm nhấn với dàn diễn viên cực ngầu, chất. Trong phim, cặp đôi Anh Tú - Diệu Nhi góp mặt nhưng hai diễn có khá ít tương tác. Diệu Nhi vào vai Hồng Phất Nữ, còn Anh Tú đảm nhận nhân vật khách mời Kẽm Gai.
Vai Hồng Phất Nữ của Diệu Nhi có đất diễn khiêm tốn trong phim Chị Mười Ba, song nhân vật này không vì thế mà đánh mất tính quan trọng đối với bộ phim. Không còn nhiều lời, nhắng nhít như trong Vu quy đại náo hay các phim lúc trước, Diệu Nhi lần này khá kiệm lời, ít bộc lộ cảm xúc, nhưng giấu không ít ẩn ý phía sau mỗi ánh nhìn. Cô là một trong các nhân tố gây bất ngờ ở cuối phim. Với Chị Mười Ba, Diệu Nhi có thử nghiệm khá thành công với dạng vai có chiều sâu, không đơn thuần là các vai chọc cười khán giả.
Trong webdrama Thập Tam Muội , nhân vật Kẽm Gai của Anh Tú đã chết. Tuy nhiên ở bản phim điện ảnh, nhân vật này bất ngờ sống lại khiến khán giả vô cùng bất ngờ. Theo đó, Kẽm Gai đã từ giã cuộc đời đen tối để làm ăn lương thiện. Anh chàng mở một quán hủ tíu bình dân và yên bình kiếm sống qua ngày. Nhưng cuộc đời luôn thích trêu ngươi, một buổi tối nọ phe cánh của Hữu Thanh Tùng lại tìm đến Kẽm Gai gây sự. Anh chàng đã bị đánh một trận tơi bời và còn suýt bị Hữu Thanh Tùng dùng dao rạch mặt.
Nói về việc để cho Kẽm Gai sống lại dù trước đó, ở phiên bản webdrama Thập Tam Muội , anh chàng đã bị Bi Long dùng súng bắn nhiều phát, Thu Trang chia sẻ rằng: ' Thật ra ngay từ ban đầu chúng tôi đã chừa cho Kẽm Gai - Anh Tú rất nhiều đất diễn. Trong kịch bản chúng tôi cũng viết thêm cho Anh Tú nhiều phân đoạn đắt giá. Nhưng thời điểm Chị Mười Ba khởi quay thì Anh Tú lại vướng lịch làm 1 dự án khác. Đến lúc Anh Tú hoàn thành bộ phim kia, quay trở lại thì mọi thứ bên đoàn Chị Mười Ba cũng gần xong rồi. Lúc này chỉ còn 1 phân đoạn ngắn, Anh Tú vì yêu thích Chị Mười Ba nên không ngần ngại quay luôn. Sự nhiệt tình, vui vẻ của Anh Tú trong suốt quá trình làm việc cùng luôn là điều tôi đánh giá rất cao '.
Sở hữu ngoại hình sáng và diễn xuất tự nhiên, Diệu Nhi - Anh Tú là cặp đôi đẹp của làng phim Việt. Khán giả rất hy vọng trong thời gian tới, hai người có thể hợp tác trong nhiều phim hơn, mang lại cho khán giả nhiều khoảnh khắc 'tình bể bình' để đáp lại sự ngóng chờ suốt bao tháng ngày của người hâm mộ.
Sát thủ Lương Bổng của Người Phán Xử: "Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này!" Thiếu tướng Lê Tấn Tới gây xôn xao với phát ngôn: "Sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm "xã hội đen" xảy ra rất nhiều". Ngày 14/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Tại phiên họp này,...