Ngân sách không thể ôm hết, cần phát triển giáo dục tư thục
Hà Nội và các tỉnh dành ra những khu đất to và đẹp cho giáo dục, nhưng người làm giáo dục có vào được thì cũng phải qua 3 – 4 cầu chứ không thể vào trực tiếp.
Phát biểu tại buổi Hội thảo “Công bằng, bình đẳng về thuế giữa các loại hình cơ sở Giáo dục” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 14/11, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Đại biểu Quốc hội khóa 13, chia sẻ quan điểm:
“Tôi thấy vấn đề về thuế và sự chênh lệch giữa trường công và trường tư, vậy thì có mấy vấn đề như sau. Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong đã nói rất rõ và đã đưa ra những nguyên tắc để bình đẳng, tôi cho là rất hợp lý.
Trên danh nghĩa của một doanh nghiệp thì tôi thấy ở trong câu chuyện này nó có nhiều bất cập, và đây là những kẽ hở, chính kẽ hở này nó tạo ra nhưng điều không công bằng trong sự phát triển chung của xã hội, và đây chính là rào cản.
Chính những sự không công bằng đó là rào cản rất lớn, làm cho nghành giáo dục phát triển không đồng bộ. Một quốc gia phát triển thì người ta đầu tư cho giáo dục rất nhiều, bởi vì họ hiểu được giáo dục là vấn đề quan trọng, giáo dục là cốt lõi của một con người, sự phát triển của một quốc gia.
Muốn giáo dục phát triển một cách bình đẳng, thì buộc phải có một chính sách từ vĩ mô đến vi mô.
Tôi thấy giáo viên công lập và giáo viên tư thục hiện nay đang có sự khác nhau về bình đẳng, giáo viên tư thục có được hưởng nhà giáo ưu tú không? Hay là họ xuất phát từ ban đầu đã có danh hiệu rồi mới ra làm trường tư thục?.”
Video: Ngân sách không thể ôm hết, cần phát triển hệ thống giáo dục tư thục.
“Tất cả những câu chuyện này hiện nay rất là bức xúc và nhiều bất cập, kể cả chuyện đất đai cũng vậy. Đất đai của Hà Nội hiện nay rõ ràng có hơn 100 địa điểm dành cho xây trường học, nhưng 90% là không có một trường nào tiếp cận được, họ đều phải mua lại qua doanh nghiệp.
Biến tấu của đất xây trường hiện nay thì nhiều nơi đã trở thành khu đô thị, khu dịch vụ, đây là vấn đề quản lý nhà nước.
Chúng ta đã tự tạo ra một sự bất bình đẳng, trong đó có cả những trường đang từ công lập chuyển sang tự chủ về tài chính, nó tạo ra sự bất công mặc dù mục đích là đúng.
Mục đích của chúng ta là đẩy ra tự chủ vì kinh tế không kham được, nhưng khi đẩy ra một khối tài sản và chúng ta đang bất bình đẳng giữa một ông bỏ ra 100% tiền bạc để đầu tư và một ông không bỏ ra đồng nào.
Vậy thì đây là câu chuyện mà hôm nay chúng ta chỉ bàn ngắn như vậy thôi, và tôi thấy việc đó cần phải giải quyết cho bình đẳng để tạo ra một nền tảng phát triển công bằng cho xã hội.
Việc thứ 2 là ưu tiên đối với chính sách của nhà nước, tôi thấy nhà nước ưu tiên chưa tới nơi tới trốn, đối với giáo dục tôi thấy cần phải ưu tiên nhiều hơn nữa.
Hà Nội và các tỉnh dành ra những khu đất to và đẹp cho giáo dục nhưng cuối cùng lại không phải là giáo dục, mà người làm giáo dục chẳng may có vào được thì cũng phải qua 3 – 4 cầu chứ không thể trực tiếp được, số đó ít lắm.
Mà doanh nghiệp thì chủ tịch jội đồng quản trị là ai? Là những nhà doanh nghiệp có tiền, chứ không phải là nhà giáo.
Điều đó cũng không sai vì về nguyên tắc kinh tế là đúng, nhưng quản lý nhà nước ở đây không phải là quản lý về phát triển của doanh nghiệp, mà phải là phát triển về giáo dục.
Vậy nên chúng ta phải có chính sách riêng cho nó, từ đất đai cho đến các loại thuế nó phải được bình đẳng, hết sức bình đẳng.
Còn về giáo dục thì tôi cho rằng là một trong những cái mà nhà nước phải quan tâm nhất, đầu tư cơ sở và dành cho giáo dục một khoản rất lớn để phát triển bình đẳng.
Một năm Hà Nội dành cho giáo dục khoảng 20 nghìn tỷ đồng mà còn chưa đâu vào đâu, vậy thì nhu cầu xã hội rất cần phát triển giáo dục để phục vụ đất nước, và đây là mô hình không thể khác được, chính vì vậy nên chúng ta phải cho phát triển trường tư.”
Ngày 14/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công bằng, bình đẳng về thuế giữa các loại hình cơ sở Giáo dục”.
Tới dự hội thảo có ông Lê Như Tiến – Đại biểu Quốc hội khóa 12 – 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.
Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh – thành viên Hội đồng quản trị Trường tiểu học và Trung học Everest, Hà Nội.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Trường học có phải là doanh nghiệp không?
Như vậy là học sinh ngoài công lập không hề được hưởng phúc lợi giáo dục nào của nhà nước đầu tư, bố mẹ các em phải đóng thuế lần 2 cho nhà nước qua học phí.
Ngày 5/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề "Góp ý chính sách ưu đãi về thuế đối với trường tư thục", Tiến sĩ Võ Thế Quân - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đông Đô, Hà Nội, nêu kiến nghị:
"Việc thu thuế các trường ngoài công lập thực chất là đánh thuế vào việc học của học sinh dẫn đến bất bình đẳng ngày càng lớn giữa học sinh trường ngoài công lập với học sinh trường công lập.
Việc bắt các trường phổ thông ngoài công lập phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là coi các trường học như doanh nghiệp, đây là điều không hợp lý.
Học sinh trường công lập đóng học phí thấp, tiểu học không phải đóng học phí, lại được nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất, trả lương giáo viên, được cấp kinh phí hàng năm cho hoạt động giáo dục.
Ví dụ: Hà Nội cấp 7,2 triệu 1 học sinh 1 năm học đối với học sinh trung học phổ thông công lập, các trường công lập không phải đóng thuế. Học sinh trường ngoài công lập phải đóng học phí cao và các trường phải đóng thuế.
Như vậy là học sinh ngoài công lập không hề được hưởng phúc lợi giáo dục nào của nhà nước và bố, mẹ các em phải đóng thuế 2 lần cho nhà nước.
Vì vậy để giúp các trường ngoài công lập giảm học phí và giảm bớt sự bất bình đẳng về thụ hưởng phúc lợi giáo dục của học sinh, đề nghị Nhà nước nên bỏ việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường ngoài công lập và cần hỗ trợ cho học sinh một khoản kinh phí như nhau dù học ở trường công lập hay ngoài công lập."
Video : Trường học có phải là doanh nghiêp không?
"Giáo dục công lập và ngoài công lập là 2 bộ phận hữu cơ của nền giáo dục quốc dân, điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp 1992, 2013 và được luật hóa trong các luật: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Tiểu học, Luật Giáo dục Đại học.
Giáo dục công lập và ngoài công lập như 2 cánh của giáo dục Việt Nam. Nếu muốn bay cao, bay xa thì 2 cánh cần được phát triển cân đối hài hòa.
Giáo dục ngoài công lập và xã hội hóa giáo dục là chủ trương nhất quán mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển vững chắc nền giáo dục Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển giáo dục của thế giới.
Các chính sách về đổi mới giáo dục cần thực hiện theo đúng Tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới thành công.
Việc ban hành các chính sách của Đảng và Nhà nước cần sát thực tế, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.
Một chính sách đúng phù hợp với thực tế là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, làm cho xã hội phát triển lành mạnh.
Một chính sách sai, không phù hợp với thực tế là rào cản sự phát triển kinh tế xã hội và gây bất ổn xã hội.
Một chính sách đúng nhưng triển khai chậm hoặc bị các thủ tục hành chính cản trở sẽ dẫn tới việc thực hiện kém hiệu quả, làm biến dạng các mục đích tốt đẹp ban đầu của chính sách, làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư.
Các cấp chính quyền cần quyết liệt thực hiện để chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, cần tránh các chính sách ở trên trời còn cuộc sống ở dưới đất.Vì vậy các cơ quan hoạch định chính sách cần bám sát thực tiễn cuộc sống, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành và khi đã ban hành cần phổ biến để dân biết, dân hiểu và tự giác thực hiện.
Những chính sách như vậy sẽ làm giảm hiệu lực và uy tín của chính quyền, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước, làm tăng mối hoài nghi về các chính sách không vì dân mà vì lợi ích nhóm nào đó trong xã hội.
Đề nghị Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổng rà soát các chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục đã thực hiện đến đâu?
Cái gì thành công, cái gì chưa thành công, cái gì hợp lý, cái gì bất hợp lý? Để từ đó có những quyết sách hợp lý hơn, phù hợp hơn nhằm chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng triển khai có hiệu quả Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025."
Ngày 5/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề "Góp ý chính sách ưu đãi về thuế đối với trường tư thục".
Tới dự tọa đàm có chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội.
Tiến sĩ Võ Thế Quân - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đông Đô (Hà Nội).
Thầy Nguyễn Anh Tuấn và cô Đàm Thùy Dương - đại diện Trường phổ thông liên cấp Wellspring Hà Nội.
Cô Nguyễn Hồng Nhung - Kế toán trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội).
Cô Đỗ Thu Hiền - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giáo dục và Đào tạo phát triển kỹ năng sống Minh Trí (tỉnh Quảng Ninh).
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Quyền tự chủ tuyển sinh của trường tư thục: Minh bạch sẽ triệt tiêu cơ chế xin cho Cơ sở vật chất và tuyển sinh được xem như điều kiện sống còn đối với các trường tư thục. Thế nhưng, việc tuyển sinh đầu cấp của các trường tư hiện vẫn phải theo các trường công lập. Đây là khó khăn trong quá trình tự chủ thực sự. Liệu bất bình đẳng công - tư có cản trở khả năng phát...