Ngân sách eo hẹp cản trở tham vọng quốc phòng của Malaysia
Quân đội Malaysia có kế hoạch thay thế các chiến đấu cơ lỗi thời và tăng cường khả năng tuần tra, tác chiến. Tuy nhiên, kế hoạch này bị cản trở do ngân sách quốc phòng eo hẹp.
Từ lâu, Malaysia đã bày tỏ quan ngại về nạn cướp biển và an ninh dọc biên giới đất liền và ven biển.
Bên cạnh đó, việc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất vào năm ngoái đã cho thấy những lỗ hổng về hoạt động theo dõi trên không của quân đội nước này.
Chiến đấu cơ của Không quân Malaysia trình diễn tại LIMA 2015
Tư lệnh Hải quân Malaysia, Đô đốc Abdul Aziz Jaafar phát biểu với hãng tin Reuters bên lề Triển lãm Hàng hải và hàng không vũ trụ quốc tế 2015 (LIMA 2015) tổ chức tại Langkawi, Malaysia diễn ra trong tuần này:
“Hiện chúng tôi lo ngại về một loạt khu vực. Eo biển Malacca, phần khu vực phía Tây Biển Đông và các khu vực khác”.
Liên quan đến kế hoạch tuần tra chung trên biển với các quốc gia Đông Nam Á, Đô đốc Abdul Aziz Jaafar cho biết:
“Chúng tôi không có đủ tiềm lực để trang trải cho nhiều lĩnh vực. Cách tốt nhất là sức mạnh tổng hợp, thông qua việc hợp tác với các đối tác khu vực để chúng tôi có thể đảm bảo an ninh hàng hải”.
Video đang HOT
Ngân sách quốc phòng năm 2015 của Malaysia là 17,7 tỷ ringgit (tương đương 4,79 tỷ USD). Theo đó, hy vọng được trang bị các loại vũ khí mới là khó khả thi bởi số tiền chi cho hoạt động mua sắm vũ khí chỉ là 3,6 tỷ ringgit.
Ngân sách năm 2015 chủ yếu được dành để mua 4 máy bay quân sự chở hàng A-400M cũng như các tàu tuần tra hải quân.
Tình trạng giá dầu mỏ lao dốc trong thời gian dài được cho là sẽ tác động tiêu cực hơn nữa đến quốc gia xuất khẩu ròng dầu mỏ này, kéo theo tác động lớn đền nền tài chính công.
Chuyên gia an ninh Richard Bitzinger thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nhận định:
“Kế hoạch mua vũ khí của Malaysia tiếp tục bị trì hoãn do eo hẹp về tài chính. Lực lượng hải quân hiện trong tình trạng thiếu tàu, lực lượng bộ binh cũng trong tình trạng thiếu trang thiết bị.
Trong khi đó, với lực lượng quân đội tương tự, Singapore có lượng máy bay chiến đấu tiền tuyến nhiều gấp 5 lần, còn xe tăng chiến đấu chủ lực nhiều gấp 2 lần”.
Ưu tiên hàng đầu của Malaysia là sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu già nua MiG-29 bằng 18 chiến đấu cơ hiện đại.
Số chiến đấu cơ mới mua sẽ tham gia vào phi đội máy bay hiện có, gồm tiêm kích F/A-18D do Boeing sản xuất cũng như các máy bay chiến đấu Su-30 MKM do Sukhoi chế tạo.
Các quan chức quốc phòng Malaysia đang đánh giá mẫu máy bay mới hơn của Boeing, đó là F/A-18E/F, cũng như chiến đấu cơ Rafale của Dassault, Gripen của Saab và Typhoon của Eurofighter.
Tại triển lãm LIMA, Tư lệnh Không quân Malaysia Roslan bin Saad phát biểu với báo giới rằng, khả năng tài chính sẽ là chìa khóa để gia tăng sức mạnh của lực lượng quân đội.
“Chúng tôi đang thảo luận về việc liệu nên hay không nên tiếp tục sử dụng các chiến đấu cơ MiG-29. Hiện chúng tôi vẫn chưa có quyết định cuối cùng”, Tư lệnh Roslan bin Saad chia sẻ.
Các nguồn tin quân sự Malaysia mong muốn lực lượng không quân sẽ thúc đẩy ngân sách thu mua vũ khí nhiều hơn trong kế hoạch 5 năm tiếp theo, bắt đầu vào năm 2016.
Theo một chuyên gia an ninh của Malaysia:
“Lực lượng không quân muốn được trang bị máy bay chiến đấu mới, máy bay tuần tra trên biển, các hệ thống cảnh áo sớm trên không và trực thăng chống tàu ngầm.
Tuy nhiên, các vị tư lệnh có khả năng sẽ được hỏi về nhu cầu ưu tiên của họ”.
Theo Tri Thức
Malaysia biên chế 12 xe bọc thép tự sản xuất
Quân đội Malaysia chính thức đưa vào trang bị mẫu xe chiến đấu bọc thép AV8 do nước này tự sản xuất.
Tạp chí quân sự Jane's đưa tin, Quân đội Malaysia đã tiếp nhận 12 xe chiến đấu bọc thép (AFV) Deftech AV8 đầu tiên trong tổng số 257 chiếc mà Quân đội Malaysia đặt mua từ công ty quốc phòng Deftech. Được biết buổi lễ chuyển giao những chiếc AV8 trên được tổ chức tại nhà máy sản xuất của Deftech, tại Pekan, Malaysia vào hôm 6/12
Đích thân Tổng tư lệnh Quân đội Malaysia - tướng Raja Mohamed bin Raja Affandi Mohamed Noor đã trực tiếp đến tham dự buổi lễ trên, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Thủ tướng Malaysia - Najib Tun Razak, ông này cũng chính thức đặt tên cho những chiếc AV8 là Gempita. Theo cách giải thích của Malaysia là có nghĩa là "Tiếng sấm", toàn bộ 12 chiếc AV8 trên đều thuộc biến thể xe chiến đấu bộ binh IFV-25.
Mẫu xe chiến đấu bọc thép AV8 sẽ giúp Quân đội Malaysia tăng cường khả năng vũ trang của mình.
AV8 sẽ thay thế các mẫu xe chiến đấu bộ binh đã lỗi thời SIBMAS 6x6 và Condor 4x4 đang được Quân đội Malaysia sử dụng. Deftech AV8 8x8 còn được xem là biến thể hiện đại hóa của mẫu xe FNSS Pars AFV của Thổ Nhĩ Kỳ.
Biến thể IFV-25 của AV8 được trang bị một tháp pháo lắp pháo tự động ATK M242 25mm và một súng máy đồng trục FN MAG 7,62mm. Trong tổng số 257 chiếc AV8 sẽ được Malaysia đưa vào trang bị sẽ có tới 12 biến thể khác nhau, trong đó biến thể IFV-25 sẽ được sản xuất với số lượng khoảng 46 chiếc.
AV8 chỉ là một trong nhiều chương trình phát triển vũ khí nội địa được Malaysia thực hiện trong nhiều năm nay.
Những chiếc AV8 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Tiểu đoàn số 19, thuộc Trung đoàn Hoàng gia Malaysia. Theo dự kiện trung đoàn trên sẽ trang bị ít nhất 88 chiếc Gempita trong tương lai.
Malaysia cũng lên kế hoạch thử nghiệm các biến thể tiếp theo của AV8 vào đầu năm sau, với các biến thể gồm AFV-30, biến thể chống tăng ATGW-68 và ATGW-54. Trong đó AFV-30 sẽ được trang bị hệ thống vũ khí chính gồm tháp pháo LCT-30 với một pháo tự động Gl-30 30mm và một súng máy đồng trục FN MAG 7.62mm, còn các biến thể ATGW cũng sẽ được trang bị một tháp pháo LCT-30 với các tên lửa chống tăng ZT3 Ingwe do hãng Denel Dynamics của Nam Phi chế tạo.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Malaysia, Trung Quốc "mắt nhắm mắt mở" với nhau ở Biển Đông? Thái độ im lặng của Bắc Kinh khác hoàn toàn những gì đang diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tờ The Wall Street Journal ngày 25/6 đưa tin, một tập đoàn năng lượng quốc tế Malaysia phát hiện khí đốt ngoài khơi...