Ngân sách đã chi 17.900 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ Tài chính, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã chi khoảng 17.900 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; ngân sách Trung ương đã sử dụng hơn 4.540 tỷ đồng dự phòng để chi khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và dịch tả lợn châu Phi.
Việt Nam đảm bảo ngân sách chi chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Trong đó, Chính phủ đã chi ngân sách hỗ trợ 9 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả bão, lũ và 11 tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả mưa đá, giông lốc, lũ quét, sạt lở đất với tổng số tiền 1.630 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục dự trữ Nhà nước xuất cấp gần 32.950 tấn gạo dự trữ Quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.
Theo Bộ Tài chính, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên thu ngân sách giảm so với cùng kỳ những năm gần đây. Tổng thu cân đối ngân sách 11 tháng năm nay ước đạt hơn 1.260.000 tỷ đồng, mới đạt 83,4% dự toán.
Tổng chi NSNN 11 tháng năm nay đạt 1.369.600 tỷ đồng, bằng 78,4% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 71,4% dự toán.
Số thu ngân sách trong năm 2020 đã phản ánh rõ những khó khăn của doanh nghiệp và tác động của các chính sách miễn, giảm thuế, phí. Trong đó, một số địa phương có số thu lớn, có điều tiết về ngân sách Trung ương số thu cũng đạt thấp so với cùng kỳ các năm trước. Để thu đúng, thu đủ về ngân sách, theo Bộ Tài chính, bên cạnh việc triển khai các giải pháp hỗ trợ miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, các cơ quan thuế, hải quan đã tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá.
Video đang HOT
“Để đánh giá đầy đủ, toàn diện thu NSNN cả năm 2020, Bộ Tài chính đã rà soát, làm việc kỹ với các địa phương, trên cơ sở dự kiến tăng trưởng GDP 2 – 3%, so với kế hoạch 6,8%, ước thu NSNN năm nay giảm khoảng 190.000 tỷ đồng (12,5%) so với dự toán. Trong bối cảnh đó, vẫn phải tăng chi phòng chống thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ thêm về an sinh xã hội”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết.
Trong điều kiện thu NSNN giảm, một số khoản chi phát sinh tăng lớn, nên để đảm bảo cân đối NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục triệt để tiết kiệm chi. Chính phủ đã kiên quyết cắt tối thiểu 70% công tác phí trong nước, nước ngoài, tiết kiệm thêm 10% kinh phí thường xuyên ngoài lương và các khoản tiết kiệm khác, với số tiền tiết kiệm được khoảng 17.400 tỷ đồng.
Về cân đối ngân sách, Bộ Tài chính dự toán bội chi NSNN năm 2020 là 234.800 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP, trong đó bội chi ngân sách Trung ương là 217.800 tỷ đồng, bội chi ngân sách địa phương là 17.000 tỷ đồng.
Đối với ngân sách Trung ương, sau khi sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019 chuyển sang khoảng 14.300 tỷ đồng, thực hiện các giải pháp tiết kiệm, cắt giảm các nhiệm vụ chi khoảng 17.200 tỷ đồng để đảm bảo cân đối, thì dự kiến bội chi ngân sách trung ương tăng khoảng 95.000 tỷ đồng so dự toán.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong quá trình điều hành, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chủ động điều hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng. Cùng với đó, rà soát các khoản thu để phấn đấu đạt cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và chuẩn nghèo trong năm 2021
Mặc dù đồng ý với đề nghị của Chính phủ chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở trong năm 2021 nhưng một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước.
Về đề nghị của Chính phủ chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021 để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề cấp bách khác. Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội cơ bản đồng ý với đề nghị của Chính phủ.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước, vì hầu hết đối tượng này có mức lương hưu rất thấp, tuổi đã cao, đời sống khó khăn.
Chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở trong năm 2021.
Trong dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021, Chính phủ đề nghị cho phép sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết để thực hiện Đề án đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ủy ban TSNS nhận thấy, từ năm 2007 nguồn thu xổ số kiến thiết được sử dụng 60% để đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục, 40% xây dựng cơ sở y tế. Đến nay, đã thực hiện gần 13 năm, nhưng chưa có đánh giá tổng kết, chưa rõ hiệu quả sử dụng.
Ông Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị: "Chính phủ sớm tổng kết đánh giá và kiến nghị cơ cấu lại việc sử dụng nguồn thu này".
Về phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển, Ủy ban TCNS cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc bố trí NSNN và ngân sách Trung ương (NSTW) cho đầu tư như Chính phủ dự kiến về căn bản là hợp lý. Theo đó, dự kiến tổng vốn đầu tư nguồn NSNN trong năm 2021 là 477.300 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW là 222.000 tỷ đồng, bao gồm vốn trong nước là 170.450 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 51.550 tỷ đồng, vốn NSĐP là 255.300 tỷ đồng.
Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với phương án phân bổ vốn đầu tư theo Báo cáo về kế hoạch đầu tư công năm 2020, kế hoạch đầu tư công 2021 của Chính phủ. Năm 2021, Ủy ban TCNS đề nghị bố trí kế hoạch đầu tư công cho các dự án đủ điều kiện.
Đối với các dự án chưa đủ điều kiện, chưa có trong danh mục trình Quốc hội, đề nghị Chính phủ hoàn thiện báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tiếp theo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên theo quy định tại Nghị quyết 973 của UBTVQH.
Ủy ban TCNS cho rằng, việc phân bổ chi thường xuyên như Chính phủ trình đã thể hiện rõ việc triệt để tiết kiệm, bố trí, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thiết thực, cấp bách.
Tuy nhiên, việc phân bổ dự toán cho một số cơ quan theo cơ chế đặc thù chưa có căn cứ pháp lý, một số chính sách đã được phê duyệt nhưng bố trí ngân sách còn thấp, nhất là thực hiện chính sách chi cho con người. Đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các chính sách đã ban hành để bố trí dự toán chi, trong đó ưu tiên cho các chính sách phát triển dân tộc./.
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 64,5% dự toán Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019 (ngân sách trung ương ước đạt 60,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 69,8% dự toán). Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo tổ chức điều hành các giải pháp thu...