Ngàn người đổ về “phố cổ Hội An” giữa lòng Sài Gòn trước Tết Trung thu
Giữa lòng Sài Gòn, “Phố cổ Hội An” được tái hiện như thật, đầy sinh động thu hút nhiều người đến tham quan trong dịp tết Trung thu.
Những ngày qua, nhiều người dân đổ về khu vực hồ Bán Nguyệt (quận 7, TP.HCM) để tham quan “ phố cổ Hội An” ngay giữa lòng thành phố
Ngay từ đầu giờ tối, rất nhiều người đã tìm đến và tận hưởng “phố cổ Hội An” ngắm nghía từng bức tường, từng góc nhỏ của phố cổ
Sự kiện “phố cổ Hội An” được tổ chức và tái hiện nhân dịp tết Trung thu
Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An được tái hiện một cách sinh động
Video đang HOT
Hình ảnh đậm chất Hội An. Những ngõ nhỏ, những khu phố cổ kính đầy giá trị thời gian của Hội An được xuất hiện giữa TP.HCM càng tôn vinh thêm giá trị văn hóa của một di sản thế giới.
Chợ Hội An cũng được dựng lên với màu vàng đặc trưng của một khu ẩm thực nổi tiếng nhất phố cổ. Nhà hàng phố cổ cũng được dựng lên tỉ mỉ và tinh tế, mỗi bước chân du khách đi qua là một cửa hiệu đậm chất Hội An chào đón.
Nhiều cô gái check in phố cổ Hội An giữa Sài Gòn
Dịp tết Trung thu nhiều bạn trẻ đến đây để chụp ảnh và như được trở về với tuổi thơ
Các em nhỏ chụp ảnh tại phố hội lồng đèn được tái hiện như thật
Theo Danviet
Hội An mở cửa tham quan thêm hội quán người Hoa ở phố cổ
Một hội quán của người Hoa với sự độc đáo về kiến trúc vừa được thành phố Hội An (Quảng Nam) mở cửa phục vụ khách tham quan.
Thành phố Hội An vừa khai trương điểm tham quan hội quán Hải Nam ở số 10 đường Trần Phú. Hội quán này nằm sát tuyến đường đi bộ ở khu phố cổ.
Hội quán Hải Nam trước đây gọi là Quỳnh Phủ Hội quán, được xây dựng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 19, với lối kiến trúc cổ của Trung Hoa. Hội quán còn đầy đủ các gian chính điện, nhà Đông, nhà Tây, sân trước, sân sau...
Trải qua thời gian và các biến cố lịch sử, hội quán người Hoa ở Hội An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn về kiến trúc, tín ngưỡng thờ phụng, phong tục tập quán.
Trước Hội quán Hải Nam, thành phố Hội An đã đưa vào tham quan các di tích như Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu.
Hội quán Hải Nam có nhiều điểm riêng biệt so với các hội quán được đưa vào điểm tham quan trước đây, trong đó giữa chánh điện là một bộ thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng miêu tả cảnh sinh hoạt tam giới "Trời, Đất, Thủy Cung" hết sức độc đáo.
Phía trong long môn là bài vị 108 anh linh - tương truyền là những thương nhân chết oan trên biển vì quan quân tưởng nhầm là cướp biển nên bắn đại bác vào thuyền, sau đó được vua Tự Đức giải oan và sắc phong "Nghĩa Liệt Chiêu Ứng", cấp đất lập miếu thờ phụng.
Tất cả những họa tiết bằng gỗ phía trong Hội quán Hải Nam đều được đặt các nghệ nhân chế tác tại Trung Quốc, vận chuyển bằng đường biển đến thương cảng Hội An, chuyển về hội quán lắp ráp, tuổi thọ trên 100 năm.
Từ chánh điện nhìn ra, phía bên trái có bàn thờ Thần Tài, phía bên phải thờ Tiền Hiền với ý nghĩa cầu mong tiền tài và được các bậc tiền nhân che chở. Trong ảnh là nơi thờ Tiền Hiền.
Bên trong Hội quán có nhiều tài liệu liên quan đến câu chuyện 108 anh linh được vua Tự Đức giải oan.
Hội quán có hai dãy ghế cổ trên 100 năm tuổi, được đóng và chuyển từ Trung Quốc sang. Lưng và mặt ghế được lót đá tự nhiên, xung quanh điểm khảm trai.
Theo những người trông coi hội quán, vài năm trước giới chơi đồ cổ đến hỏi mua những chiếc ghế này, với giá hơn 10 triệu/chiếc nhưng hội quán không bán.
Trên mái nhà cổ, có nhiều linh vật được đặt ở nhiều hướng khác nhau.
Một phần mái nhà tại Hội quán Hải Nam được trồng cây xanh.
Mỗi năm, Hội quán tổ chức hành lễ vào các dịp 2/1 và 15/6 âm lịch.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Phố cổ Hội An mới phòng cháy... trên giấy Phố cổ Hội An đang nơm nớp lo sợ bởi chỉ một mồi lửa nhỏ cũng có thể làm "mất dạng" cả khu di sản văn hóa thế giới... Vụ cháy xảy ra tại nhà số 76 Nguyễn Thái Học chiều 12.11 và tại nhà cổ 134 Trần Phú hồi tháng 7.2013 (ảnh nhỏ) Ảnh: Bình Phước - Quốc Hải Phố cổ Hội...