Ngăn ngừa tội phạm qua thiết kế kiến trúc
Kiến trúc sư Oscar Newman cho rằng kiến trúc của ngôi nhà có thể giúp ngăn ngừa tội phạm.
Ông Oscar Newman, Viện Quy hoạch và Nhà ở, Đại học New York, so sánh hai khu nhà cùng thuộc quận Brooklyn, thành phố New York là tòa Van Dyke Homes và tòa Brownsville Homes.
Hai khu đối diện nhau và có nhiều điểm tương đồng về số hộ nhận trợ cấp chính phủ, số gia đình ly hôn, thu nhập trung bình, và mật độ dân cư. Tuy nhiên, người dân tòa nhà Van Dyke bị trấn lột và đột nhập nhiều hơn.
Ông Newman lý giải rằng tại tòa nhà Brownsville Homes có 6 tầng, mỗi hành lang chỉ có 3-4 hộ gia đình nên có cảm giác khá riêng tư. Ngược lại, Van Dyke Homes là tập hợp vài tòa nhà 14 tầng với thiết kế hành lang dài, hàng ngày nhiều người qua lại.
Theo ông, thiết kế của Brownsville Homes cho phép cư dân biết rõ ai là người lạ mặt, còn Van Dyke khiến họ xa lạ với nhau. Cảnh sát cũng gặp khó khăn hơn khi đi tuần tại tòa nhà Van Dyke.
Với kết luận trên, kiến trúc sư cho rằng đặc điểm kiến trúc có thể ảnh hưởng tới an ninh của khu dân cư. Dựa vào đó, từ thập niên 1970, ông bắt đầu xây dựng lý thuyết về ngăn ngừa tội phạm thông qua thiết kế kiến trúc (gọi tắt là CPTED). Hiện, CPTED được áp dụng vào trên nhiều thành phố trên thế giới, theo The Conservation.
CPTED có một số nguyên tắc chủ yếu sau:
Giám sát tự nhiên: Vì tội phạm thường gây án tại nơi có thể dễ ẩn náu hoặc trốn thoát, nếu tăng tầm nhìn của chủ nhà và người qua đường cũng có thể khiến chúng cảm thấy như đang bị quan sát, bóc mẽ.
Video đang HOT
Con phố nhiều ban công giúp tăng khả năng người dân nhìn thấy hành động khả nghi, đồng thời gây khó khăn cho tội phạm muốn vạch ra đường tẩu thoát. Ảnh: Wikimedia Commons .
Với nguyên tắc này, chủ nhà cần đảm bảo khu vực xung quanh được chiếu sáng, đặc biệt nên để lối vào luôn sáng đèn, có tầm nhìn thông thoáng từ cả trong lẫn ngoài. Xung quanh nhà hoặc tòa nhà không nên có bụi cây và hàng rào cao có thể tạo ra điểm mù hoặc nơi ẩn trốn. Cửa sổ nên hướng ra vỉa hè hoặc bãi đỗ xe.
Kiểm soát nơi ra vào: Để kiểm soát dòng người qua lại, toà nhà có thể chỉ tạo một lối ra vào và giới hạn đường đi của khách thông qua cách sắp xếp rào chắn, chiếu sáng…
Căn nhà dùng hàng rào dạng hở, vừa vạch rõ ranh giới tài sản, vừa đảm bảo tầm nhìn của chủ nhà. Ảnh: Wikimedia Commons.
Bảo trì: Nếu được vệ sinh, tu bổ thường xuyên, toà nhà sẽ gửi đi thông điệp gia chủ hay người dân nơi đó rất quan tâm và để ý tới xung quanh, từ đó dễ khiến kẻ xấu e ngại.
Nguyên tắc này liên quan tới lý thuyết tội phạm học “cửa sổ vỡ” – học thuyết cho rằng kẻ xấu có xu hướng tiếp tục phá hoại nếu người dân không sớm sửa khung cửa sổ vỡ đầu tiên của một tòa nhà vì đây là dấu hiệu cho thấy không ai quan tâm, là “lời mời gọi” tội phạm.
Hàng rào xuống cấp gửi đi thông điệp tòa nhà bên trong không được chăm sóc, khiến nơi này có thể trở thành mục tiêu của đạo chích. Ảnh: Wikimedia Commons.
Một số nghiên cứu cho thấy CPTED nếu được áp dụng hợp lý có thể mang lại thành công. Ví dụ, nghiên cứu năm 2000 tại Mỹ cho kết quả số vụ cướp tài sản đã giảm từ 30 xuống 84% sau khi áp dụng.
Tương tự, tại Anh, một số nghiên cứu cho thấy tội phạm giảm mạnh sau khi chính quyền ứng dụng nguyên tắc CPTED. Ví dụ, xây nhà đối diện nhau, dùng hàng rào có khe hở, sắp đặt cây cối để chủ nhà có tầm nhìn tối đa. Tội phạm ăn trộm tại cửa hàng bán lẻ cũng giảm sau khi độ cao quầy hàng được giảm để nhân viên quan sát dễ dàng hơn.
Dải kim loại hình răng cưa trên thành vườn hoa ngăn người ngồi lên trên. Ảnh: New York Times.
Dù ban đầu được đúc kết từ kiến trúc nhà, chung cư, CPTED cũng có thể được áp dụng cho khu vực công cộng. Ví dụ, để ngăn ngừa hành vi lảng vảng, ngủ nơi công cộng, và trượt ván, thành phố New York đã cho lắp dải kim loại hình răng cưa trên vỉa hè và hàng rào.
Khu Camden, thành phố London còn chuyển sang dùng loại ghế đá có bề mặt nghiêng để chống ngồi lâu và nằm ngủ.
Chiếc ghế ở khu Camden, thành phố London (Anh) có thiết kế ngăn việc ngồi lâu. Ảnh: Indesignlive.
Tuy nhiên, một số người cho rằng các biện pháp này là không cần thiết và chỉ để gây khó khăn cho lớp người dễ bị tổn thương (ví dụ người vô gia cư); khiến người dân không còn muốn sử dụng không gian công cộng và nếu làm sai cách sẽ làm tăng tội phạm, giảm chất lượng cuộc sống.
Seattle giảm ngân sách cho cảnh sát
Hội đồng thành phố Seattle quyết định giảm khoảng 1% ngân sách cho sở cảnh sát, sau nhiều tháng người biểu tình yêu cầu cắt ngân sách cho lực lượng.
Với 7 phiếu thuận, một phiếu chống, hội đồng thành phố Seattle hôm 10/8 thông qua quyết định sửa đổi ngân sách năm 2020, trong đó giảm 3,5 triệu USD ngân sách cho sở cảnh sát trong thời gian còn lại của năm. Hội đồng cũng dành 17 triệu USD đầu tư vào các chương trình an toàn cộng đồng.
Quyết định giảm khoản ngân sách trị giá khoảng 409 triệu USD dành cho lực lượng cảnh sát hàng năm được chính quyền Seattle đưa ra sau khi người biểu tình liên tục yêu cầu giảm ngân sách cho lực lượng này xuống một nửa. Sở Cảnh sát Seattle (SPD) hiện chưa bình luận về thông tin.
Cảnh sát Seattle thực hiện nhiệm vụ hôm 31/5. Ảnh: Reuters.
Sau khi quyết định cắt giảm ngân sách được thông qua, truyền thông địa phương dự đoán Cảnh sát trưởng Seattle Carmen Best có thể từ chức để phản ứng và sẽ đưa ra thông báo trong cuộc họp báo hôm 11/8. Những người ủng hộ lực lượng thực thi pháp luật cho rằng việc cắt giảm ngân sách của cảnh sát sẽ dẫn đến nhiều tội phạm hơn.
Hội đồng thành phố Seattle bắt đầu đàm phán về ngân sách năm 2021 vào tháng 9 và Thị trưởng Jenny Durkan cho biết sẵn sàng xem xét lại các chính sách cũng như xem xét đề xuất giảm 76 triệu USD ngân sách dành cho cảnh sát.
Ngân sách được cân đối lại sẽ làm giảm lương lãnh đạo cảnh sát và loại bỏ khoảng 100 sĩ quan. Nó cũng dẫn tới giảm ngân sách cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và giảm các đơn vị chuyên môn.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát nổ ra khắp nước Mỹ kể từ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd vào ngày 25/5 ở Minneapolis. Người biểu tình ở nhiều nơi kêu gọi cắt ngân sách cảnh sát hoặc giải tán lực lượng này.
Mexico bắt trùm ma túy 'Búa tạ', giải cứu nữ doanh nhân bị bắt cóc Quân đội và cảnh sát Mexico đã được huy động trong chiến dịch bắt Jose Antonio Yepez, ông trùm ma túy có biệt danh 'Búa tạ'. Cảnh sát cũng giải cứu được một nữ doanh nhân và tìm thấy kho chứa vũ khí khổng lồ của bọn tội phạm. Trùm "Búa tạ" bị bắt sau cuộc đột kích - Ảnh: TWITTER Chính quyền...