Ngăn ngừa lãng phí trong đầu tư công
Chiều 18-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Đầu tư công và dự án Luật Phá sản (sửa đổi). Theo đó, các ĐBQH đề nghị, cần lấp khoảng trống trong quản lý đầu tư công, ngăn chặn bằng được lãng phí, thất thoát.
Những khoảng trống trong đầu tư công sẽ được “siết” lại
(Trong ảnh: Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình bị lún, nứt ngay sau khi đưa vào sử dụng)
Đầu tư công vẫn… lôm côm
Nhất trí ban hành Luật Đầu tư công, song ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, cần một dự luật khác để kiểm soát khoản tiền đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước. Nếu chỉ có Luật đầu tư công là chưa đủ, chưa bao quát hết việc sử dụng tiền thuế của dân. ĐB Trần Du Lịch nói thẳng: “Vì sao đầu tư công vẫn lôm côm, lãng phí? Đơn giản thôi, tôi xin nói thẳng là cơ quan dân cử không thể kiểm soát được đầu tư. Quốc hội quyết bội chi ngân sách mấy trăm nghìn tỉ đồng, HĐND cũng phải chịu trách nhiệm về phân chia và phê duyệt ngân sách, nhưng thực tế không nắm rõ dòng tiền đã được sử dụng như thế nào, quyết định đầu tư đã thật sự hợp lý và tiết kiệm hay chưa…”. Ông Trần Du Lịch kiến nghị, xây dựng luật phải “cột” được trách nhiệm.
Đồng quan điểm dự luật phải điều chỉnh tất cả các nguồn vốn Nhà nước, ĐB Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) đánh giá, đầu tư công vừa qua rất lãng phí, tiền đóng thuế của nhân dân, tiền từ tài nguyên đất nước. ĐB Võ Thị Dung nói: “Đầu tư công phải nêu rõ có hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Dự luật cần bổ sung chế tài nghiêm minh đối với hành vi gây lãng phí…”. Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cho rằng, phải “siết” được việc hình thành chủ trương, ra quyết định đầu tư. Đây là khâu mà từ trước đến nay đang bị “bỏ trống”. Tuy nhiên, để tạo ra môi trường triển khai thi hành Luật Đầu tư công một cách thuận lợi, hiệu quả thì cần có thêm nhiều công cụ pháp lý khác.
Dự luật phá sản quá chặt
Video đang HOT
Góp ý cho dự án Luật Phá sản (sửa đổi), ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) nhận xét, dự Luật đã mở ra hành lang pháp lý, cơ hội cho những doanh nghiệp có khả năng hồi sinh sau khi phá sản. Tuy nhiên, còn khá nhiều đối tượng kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật như tổ hợp tác, hộ gia đình, xí nghiệp, cá nhân kinh doanh, các cơ sở giáo dục hoạt động như doanh nghiệp… ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường nói: “Nếu họ cũng không thanh toán được công nợ thì xử lý thế nào?”.
ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) chia sẻ: “Các chủ thể kinh doanh như hộ cá nhân, hộ gia đình cũng có quy mô vốn lớn, phát sinh công nợ quy mô lớn. Giao dịch của các chủ sạp ở chợ có khi lên tới hàng tỷ đồng. Quy định nào để điều chỉnh các đối tượng này?”.
Trong khi đó, một số quy định khác của Luật Phá sản (sửa đổi) được một số ĐBQH coi là quá chặt, có thể xung đột với luật chuyên ngành khác. Đơn cử, căn cứ cho quy định “nợ 200 triệu đồng trở lên trong 3 tháng không trả được” là điều kiện khởi kiện phá sản cũng chưa thuyết phục. Thêm vào đó, với người đại diện pháp lý của doanh nghiệp, nếu mới thấy có dấu hiệu phá sản (chưa chứng minh được) đã cấm đi khỏi nơi cư trú thì có vi phạm quyền tự do của công dân không?
Nhiều ĐBQH còn lưu tâm đến các quy định về quản tài viên, một chế định mới đưa ra tại dự luật. ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho rằng: “Quản tài viên phải là một chế định rất chặt chẽ, phải là một tổ chức pháp nhân”. ĐB Nguyễn Ngọc Hòa kiến nghị, cần có tiêu chí để cấp chứng chỉ hành nghề này vì việc xử lý một vụ phá sản đòi hỏi có trình độ chuyên sâu liên quan đến lĩnh tài chính, tài sản… và phải có kinh nghiệm ít nhất 5 năm. ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường phân tích: “Quản tài viên là luật sư, có thể giỏi về pháp luật; nhưng chưa chắc giỏi quản trị doanh nghiệp. Nếu giao cho họ quản lý doanh nghiệp, quyết định bán tài sản… như vậy có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp”.
Theo ANTD
Đầu tư công sai, ai chịu trách nhiệm?
Đại biểu Quốc hội cho rằng, tham nhũng ở đầu tư công rất nhiều. Nếu không kiểm soát được điều này là có tội với người dân, với cử tri.
Tiền ngân sách bị đầu tư tràn lan, lãng phí.
Chiều 18/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật đầu tư công. Đa số đại biểu đồng tình với việc cần có Luật đầu tư công, nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công theo đúng mục tiêu, định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Chứng khoán Mỹ giảm khi nhà đầu tư nhận ra thị trường quá nóng Làm ăn bi bét, ai cắt lương sếp DNNN KMR tăng nóng: Cú hích từ lợi nhuận và... quân trang Hàn Quốc Philippines: Điện được khôi phục một phần sau bão Haiyan
Theo dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, mục tiêu và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Đầu tư công là hoàn thiện chính sách đầu tư công phù hợp với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công nói riêng.
Góp ý cho dự thảo Luật Đầu tư công, đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TPHCM) cho rằng, cần điều chỉnh toàn diện Luật đầu tư công, từ nguồn vốn sử dụng ngân sách Nhà nước đến vốn vay của Nhà nước. Bà Dung gọi chung các khoản vốn này là ngân sách quốc gia.
Nói về nguồn lực Nhà nước bị sử dụng kém hiệu quả, đại biểu Võ Thị Dung cho hay: Thời gian qua, tham nhũng ở đầu tư công rất nhiều. Nếu không kiểm soát được điều này là có tội với người dân, với cử tri. Do đó, nguyên tắc đầu tư công phải nêu mạnh mẽ việc sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch tài chính quốc gia và Luật cần có một chương riêng để qui định cụ thể về giám sát cộng đồng, quyền hạn của cộng đồng.
Ủng hộ phải có Luật đầu tư công, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Trần Du Lịch cho rằng, Quốc hội còn nợ Luật về quản lý kinh doanh vốn Nhà nước. Bởi theo lập luận của đại biểu, khối tiền của Nhà nước đầu tư còn 2 mảng, là mảng phát triển kinh tế - xã hội và mảng đầu tư vào làm kinh tế tại các tập đoàn, tổng công ty thì hiện chưa có luật.
Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, Luật đầu tư công lần này phải đánh giá lại việc điều chỉnh đầu tư của Nhà nươc hay nguồn vốn của Nhà nước, vì hai khái niệm này khác nhau. Quan điểm của đại biểu là phải làm rõ, quản lý tất cả các nguồn vốn Nhà nước, ai sử dụng nguồn vốn đầu tư này thì phải tuân theo luật này.
"Quan điểm của tôi là luật này quản lý toàn bộ dòng vốn của Nhà nước hoặc nguồn ngân sách Nhà nước không phân biệt đó là ai, nếu sử dụng là bị chi phối. Hiện tại, chúng ta không kiểm soát được đầu tư. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư nhưng lại không nhìn thấy cụ thể một khoản nào. Chúng ta nói là quyết định đầu tư sai, vậy ai là người chịu trách nhiệm? Ai quyết định cuối cùng là người chịu trách nhiệm", đại biểu Lịch thẳng thắn nói.
Theo đại biểu Trịnh Thế Khiết (đoàn Hà Nội), trong Luật đầu tư công, cái khó là xác định chủ đầu tư. Đây là đối tượng không có vốn mà chỉ là cấp có thẩm quyền, tham mưu thế nào ta làm thế đó. Điều này dẫn tới hậu quả các dự án vượt trần dự toán rất lớn và khi lãng phí thì chẳng ai bị gì cả. Và đây cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho tham nhũng rất lớn. Do đó, đại biểu Khiết đề nghị dự thảo luật phải xác định cho rõ chủ đầu tư các dự án công là ai.
Báo cáo thẩm tra về dự án Luật đầu tư công của Ủy ban Kinh tế yêu cầu cần xác định cụ thể hơn trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư để nâng cao tính chế tài của Luật đối với các trường hợp phê duyệt dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, tổng mức đầu tư tăng so với dự toán ban đầu, không cân đối được nguồn vốn để thực hiện, gây thất thoát, lãng phí.
Liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, tại Điều 10 quy định 14 hành vi bị cấm từ khâu phê duyệt chủ trương đến khâu theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư đối với từng chương trình, dự án. Ủy ban Kinh tế nhất trí việc quy định cụ thể như dự thảo Luật sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ngăn chặn các hành vi gây tổn hại đến nguồn lực nhà nước trong quá trình triển khai các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Về kế hoạch đầu tư trung hạn, đây là một trong những điểm mới của dự án Luật, Ủy ban Kinh tế nhất trí với quy định này vừa nâng cao tính pháp lý của kế hoạch đầu tư, vừa minh bạch hoạt động đầu tư công. Tuy nhiên, nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch trung hạn và hàng năm cần căn cứ vào khả năng huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội. Đồng thời, đề nghị quy định cụ thể hơn nội dung này để tăng tính ràng buộc chặt chẽ, bảo đảm kế hoạch đầu tư trung hạn phải là điều kiện pháp lý quan trọng trong việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm cũng như phê duyệt chương trình, dự án đầu tư cụ thể.
Ngoài ra, theo quy định, Quốc hội chỉ quyết định dự toán ngân sách hàng năm; do đó, cần làm rõ mối quan hệ giữa kế hoạch ngân sách trung hạn với kế hoạch đầu tư trung hạn. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, xem xét quan hệ giữa kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và kế hoạch vốn đầu tư 5 năm; quy định việc phân bổ vốn hàng năm cho dự án có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Quy định mang thai hộ được đồng tình Hôm qua, 14-11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Đồng tình với quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự luật song các ĐBQH cũng rất băn khoăn về hậu quả pháp lý nếu hợp thức hóa hành vi này. Các quy định trong Luật Hôn...