Ngăn ngừa da khô, bong tróc vào mùa đông
Vào mùa lạnh khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, nhiều người gặp phải tình trạng da nứt nẻ, khô ráp gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là bong tróc chảy máu gây đau đớn.
Chăm sóc da không đúng cách sẽ làm tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.
Các loại rau, hoa quả tươi cung cấp nhiều nước, vitamin, khoáng chất có lợi cho da vào mùa đông.
Nguyên nhân khiến da khô nẻ vào mùa đông
BSCKI Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, cấu tạo của da gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp mô dưới da nằm trong cùng. Trong đó, lớp biểu bì da được bao phủ bởi nước và chất nhũ tương có tác dụng tiết mồ hôi và bã nhờn để giữ ẩm da, chống lại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ môi trường. Dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì, cấu tạo từ các sợi collagen có khả năng đàn hồi tốt, giúp da căng bóng. Ngoài ra, cấu trúc của lớp hạ bì còn có tác dụng như lớp gel liên kết tốt với phân tử nước, giữ nước và duy trì thể tích da.
Lớp trong cùng của da là lớp mô dưới da được cấu tạo bởi mỡ và các sợi collagen phủ trên các mạch máu. Lớp này có vai trò như một lớp đệm cách nhiệt và cung cấp năng lượng cho da. Như vậy, da được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào xếp chồng lên nhau, kết dính bằng chất keo giàu liquid. Nếu chất keo này bị bong ra, giảm khả năng kết dính sẽ gây mất nước, khô da và nhiều vấn đề về da khác.
Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất keo kết dính các lớp tế bào da như ánh nắng mặt trời, việc chà xát, tẩy rửa da quá mức hoặc độ ẩm không khí thấp trong mùa đông… Thời tiết chuyển biến đột ngột sang lạnh, khô của mùa đông thường khiến da chưa kịp thích nghi, từ đó dễ bị mất nước, chất keo giàu liquid kết dính các lớp da cũng kém hiệu quả hơn. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nứt nẻ, thô ráp khi trời lạnh, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm hoặc dưỡng ẩm da không tốt.
“Trong trường hợp da khô nghiêm trọng, da trở nên mỏng manh, dễ bong tróc hoặc nứt nẻ, có thể biến thành vết loét đau đớn. Trong trường hợp bị đau do da khô, hãy chăm sóc làn da để tránh nhiễm trùng” – bác sĩ Vân khuyến cáo.
Tránh những sai lầm trong chăm sóc dưỡng ẩm da
Video đang HOT
Để làn da giữ được độ ẩm, mịn màng trong thời tiết mùa đông, nhiều chị em “nghiện” dùng kem dưỡng ẩm. Đây cũng là sản phẩm dưỡng da cơ bản từ người lớn, trẻ em đều có thể sử dụng. Nếu sử dụng bước dưỡng ẩm nhưng chưa đủ độ ẩm căng mọng cho da, có thể bổ sung các dạng hỗ trợ khác như đắp mặt nạ, xịt khoáng và serum cấp ẩm…
Tuy nhiên, một điều lưu ý là khi dùng quá nhiều kem dưỡng ẩm có thể khiến da bị “khó thở”, lỗ chân lông bị bít tắc, nhất là trường hợp da dầu, dẫn tới ngăn cản quá trình hô hấp của da, khiến da có thể dễ nhiễm khuẩn và lên mụn.
Ngoài ra, nhiều người không có thói quen dùng kem chống nắng trong mùa đông vì nghĩ rằng mùa đông âm u ít có ánh nắng. Sai lầm này có thể khiến làn da trở nên xấu xí, thô ráp hơn. Do đó, chúng ta cần chú ý sử dụng kem chống nắng quanh năm bởi các tia tử ngoại gây cháy nắng, ung thư da, lão hóa vẫn hoạt động rất mạnh trong mùa đông.
Đặc biệt, việc rửa mặt bằng nước nóng trong mùa đông chính là “kẻ thù” khiến làn da mất cân bằng, khô nứt và đau rát. Dù thời tiết lạnh giá, chúng ta cũng chỉ nên sử dụng nước tan giá hoặc nước ấm để rửa mặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, xà phòng diệt khuẩn mạnh, kem tẩy da chết hay các sản phẩm chăm sóc da khô mùa đông có chứa cồn và xà phòng thơm sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên trên da.
Ngoài ra, một số thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày cũng khiến làn da trở nên thiếu sức sống trong mùa đông như uống ít nước, thiếu vận động… Do đó, trước khi nghĩ đến việc cần phải dưỡng ẩm da như thế nào thì điều quan trọng hơn đó là ngăn cơ thể không bị mất nước để cân bằng nhiệt bằng cách giữ ấm cơ thể bằng quần áo ấm. Khi cơ thể đủ ấm tự nhiên da sẽ đủ ẩm. Tiếp theo, chúng ta cần tiết giảm những nhóm thực phẩm gây mất nước của cơ thể như thực phẩm được phối trộn đường, chất béo, tinh bột; hạn chế ăn đồ khô vì nó sẽ không mang lại cho cơ thể lượng nước hữu ích nào mà sẽ càng làm cơ thể mất nước nặng hơn.
Trong khi đó, nước tinh khiết và các loại rau, củ, quả sẽ cung cấp nhiều nước, vitamin, khoáng chất có lợi, đặc biệt là trong các loại trái cây chín như đu đủ, bưởi, cam, táo, chuối, dừa. Các loại rau mùa đông cũng cực kỳ phong phú nguồn nước và dinh dưỡng như xà lách, họ cải, xúp lơ, su hào, cà rốt, su su. Ngoài ra, chúng ta nên duy trì vận động, tập luyện thể dục thể thao và uống nước đều để có một cơ thể khỏe mạnh, làn da săn chắc.
Cách chăm sóc da mụn trong mùa đông
Tình trạng mụn có thể trở nên tệ hơn do da khô và thiếu độ ẩm vào mùa đông. Một số cách chăm sóc da sau đây giúp bạn ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng mụn khi tiết trời vào đông...
Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường giảm, thói quen tắm nước nóng và lâu, làm độ ẩm trên da mất đi, khiến da bị khô. Để ngăn chặn tình trạng mất độ ẩm, da khô sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn làm dư thừa bã nhờn. Đây là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn và làm nghiêm trọng thêm tình trạng da mụn.
Để chăm sóc da mụn, cần lưu ý:
1. Thay đổi sữa rửa mặt
Nếu cảm thấy da căng và khô sau khi rửa mặt, bạn cần thay đổi sữa rửa mặt dịu nhẹ hơn. Sữa rửa mặt tạo nhiều bọt vô cùng hiệu quả trong việc loại bỏ dầu thừa vào mùa hè, khi da nhờn và đổ nhiều mồ hôi. Vào mùa đông, nên sử dụng sữa rửa mặt không tạo bọt hoặc dạng kem để giúp làm sạch da ở mức độ vừa đủ mà không gây khô da.
Bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, không chỉ giúp làm sạch dịu nhẹ, cải thiện độ rạng rỡ mà còn cân bằng độ pH cho làn da. Rửa mặt với nước ấm thay vì nước nóng để tránh da bị căng hoặc khô hơn.
Lưu ý không sử dụng sữa rửa mặt chứa thành phần trị mụn như acid salicylic và benzoyl peroxide vì gây khô da, đặc biệt nếu kết hợp với sản phẩm điều trị mụn khác.
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Hầu hết các sản phẩm trị mụn có thể gây khô da ở mức độ nào đó kết hợp với độ ẩm thấp... cho nên dưỡng ẩm lại càng quan trọng. Các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ giảm tình trạng da khô, ngăn tiết bã nhờn gây tắc lỗ chân lông, do đó có thể cải thiện tình trạng da mụn.
Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm "không gây mụn", chứa thành phần như acid hyaluronic hoặc ceramides. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm có hiệu quả dưỡng ẩm tốt hơn. Hạn chế sử dụng lotion dưỡng ẩm vì thường chứa cồn và hương liệu dễ gây kích ứng da và làm tăng tình trạng da mụn.
Các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ giảm tình trạng da khô, ngăn tiết bã nhờn gây tắc lỗ chân lông, do đó có thể cải thiện tình trạng da mụn.
3. Không quên kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời là 'thủ phạm' hàng đầu gây hại làn da. Đặc biệt, một số phương pháp hoặc sản phẩm điều trị mụn có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, sử dụng kem chống nắng không chỉ giúp ngăn ngừa cháy nắng mà còn bảo vệ làn da, ngăn ngừa lão hóa sớm với các biểu hiện tăng sắc tố da, nếp nhăn, sạm và nám da.
Bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chỉ số SPF ít nhất 30. Bôi lại kem chống nắng 2-3 lần trong ngày và ưu tiên sử dụng sản phẩm có khả năng bảo vệ và dưỡng ẩm, không chứa dầu dành cho da mụn hoặc từ thành phần thiên nhiên.
4. Uống đủ nước
Một trong những nguyên mụn bùng phát mụn vào mùa đông là do da thiếu độ ẩm và khô. Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để cấp ẩm cho làn da từ bên trong. Đồng thời, hạn chế cà phê và các thức uống chứa caffein vì có thể gây khô da, bong tróc và tăng nguy cơ phát triển mụn.
Uống đủ nước mỗi ngày để cấp ẩm cho làn da từ bên trong.
5. Thay vỏ gối thường xuyên
Vỏ gối là nơi tiếp xúc trực tiếp với da đầu và mặt. Dầu từ tóc và da có thể gây mụn, nên hãy thay vỏ gối ít nhất 1 lần/tuần. Bên cạnh đó, hạn chế chạm tay lên mặt vì dễ truyền vi khuẩn từ tay sang mặt, làm tăng tình trạng mụn trên da.
Ngoài ra, cần tránh những vấn đề sau đây khi chăm sóc da mụn mùa đông:
Hạn chế tiêu thụ nhiều đường và các sản phẩm từ sữa.
Tránh tắm nước nóng quá lâu. Rửa mặt hoặc tắm bằng nước ấm tốt hơn cho da mụn.
Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần dầu vì làm nặng tình trạng da mụn.
Tránh dùng sản phẩm chăm sóc da chứa hương liệu hoặc nước hoa vì có thể gây kích ứng da.
Không nên dùng kem dưỡng ẩm dạng đặc. Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm lỏng và thoa lại nhiều lớp mang lại hiệu quả dưỡng ẩm tốt hơn mà không gây bít tắc lỗ chân lông.
Chăm sóc da mụn là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ đúng cách. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị và sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn có thể hỗ trợ sức khỏe làn da, đặc biệt da mụn. Đặc biệt, hạn chế nặn mụn bằng tay và tránh căng thẳng kéo dài.
Kiểm soát tình trạng 'da rắn' trong mùa đông Da khô nứt nẻ như da rắn (da rắn) thường do di truyền, và thường vượng lên trong mùa đông, làm khó chịu ngứa ngáy và ảnh hưởng thẩm mỹ. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này? Da khô nứt nẻ như da rắn thường trầm trọng hơn vào mùa hanh khô. Bởi khi thời tiết lạnh, hanh khô khiến...