Ngăn ngừa căn bệnh đang đe doạ hàng ngàn phụ nữ tại Việt Nam bằng những biện pháp đơn giản
Mỗi ngày, có gần 7 phụ nữ Việt Nam tử vong vì ung thư cổ tử cung. Thế nhưng, căn bệnh tưởng chừng hết sức đáng sợ này lại có thể được phòng tránh bằng một số biện pháp đơn giản.
Chưa đến 1/10 phụ nữ Việt tham gia sàng lọc ung thư cổ tử cung (UTCTC) hàng năm
Theo những thống kê mới nhất của các tổ chức y tế, năm 2018, có khoảng 570.000 ca mới được chẩn đoán UTCTC trên thế giới, trong đó có 4.000 phụ nữ Việt Nam. UTCTC là căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến thứ 2 tại Việt Nam, chỉ xếp sau ung thư vú. Thế nhưng, bất chấp nguy cơ mắc phải căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao này, đại đa số phụ nữ Việt vẫn không có những hành động phòng bệnh thiết thực. Theo Trung tâm Thông tin về HPV, chưa đến 1/10 phụ nữ Việt Nam từ 25 – 65 tuổi tham gia sàng lọc UTCTC hằng năm.
Không ít phụ nữ cho rằng ung thư là căn bệnh “trời kêu ai nấy dạ”, hay điển hình hơn, rất nhiều phụ nữ Việt chủ quan với UTCTC vì lý do “quan hệ tình dục lành mạnh, không có nguy cơ mắc bệnh”. Chị Nhật H. (36 tuổi, TPHCM), cho biết: “Tôi biết về UTCTC và hiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, nhưng vì chỉ có một bạn đời nên cảm thấy không nhất thiết phải khám sức khoẻ hay sàng lọc định kỳ”. Thực tế, bất kỳ phụ nữ nào đã quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc UTCTC, dù chỉ có một bạn tình hoặc đã thực hiện các biện pháp an toàn.
Video với những con số đáng báo động về UTCTC đang được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng.
Ngăn ngừa UTCTC – Hành động nhỏ, thay đổi lớn
Báo cáo của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy nếu phát hiện sớm, 9/10 phụ nữ bị UTCTC xâm lấn có thể sống sau 5 năm. Trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa và phòng tránh qua những thói quen nhỏ hằng ngày.
Để phòng ngừa và phát hiện sớm UTCTC, phụ nữ có thể tiêm vaccine và khám sàng lọc định kỳ. Việc sàng lọc định kỳ đã giúp giảm đáng kể số ca tử vong vì UTCTC trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay, có hai phương pháp xét nghiệm sàng lọc UTCTC phổ biến là PAP Smear và xét nghiệm HPV DNA. Trong đó, xét nghiệm HPV DNA được đánh giá là phương pháp tối ưu hơn nhờ có độ nhạy cao lên đến 92%, có khả năng xác định cụ thể chủng HPV 16 & 18, hai chủng vi rút gây ra khoảng 70% các trường hợp UTCTC, cùng với 12 chủng HPV nguy cơ cao khác. Đây cũng là xét nghiệm duy nhất trong số các xét nghiệm đang lưu hành tại Việt Nam được phê duyệt bởi cơ quan Quản lý Thuốc & Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) và Bộ Y tế Việt Nam để sàng lọc ung thư cổ tử cung đơn lẻ cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.
Bác sỹ Lê Văn Hiền – Tổng Thư ký Hội Sản Phụ Khoa TP. HCM (HOGA) cho biết: “Có đến 1/3 phụ nữ thực sự bị ung thư cổ tử cung mặc dù xét nghiệm PAP Smear trước đó hoàn toàn bình thường. Vì vậy, để đạt kết quả tốt nhất, chị em có thể thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV DNA. Nếu chọn một phương pháp sàng lọc đơn lẻ, nên chọn xét nghiệm HPV DNA xác định riêng HPV 16, 18 và 12 chủng HPV DNA nguy cơ cao.” Để tìm hiểu thêm về ung thư cổ tử cung và xét nghiệm HPV DNA, bạn có thể truy cập https://bit.ly/UNgthuctc
Xét nghiệm HPV DNA là phương pháp ưu việt và hiện đại dùng trong phòng ngừa UTCTC.
Bên cạnh xét nghiệm sàng lọc, để phòng ngừa UTCTC, phụ nữ cũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Chế độ ăn ít rau và trái cây, mất cân đối gây béo phì, thừa cân, mất cân bằng nội tiết tố có khả năng dẫn đến tăng sinh nội mạc tử cung gây ung thư. Mặt khác, các chị em cũng cần hạn chế việc quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn hay lạm dụng thuốc tránh thai. Vì HPV (nguyên nhân chủ yếu gây ra UTCTC) lây qua đường tình dục, có nhiều bạn tình cũng là một yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.
Bằng cách hình thành lối sống lành mạnh, duy trì thói quen kiểm tra sức khoẻ, đặc biệt là xét nghiệm HPV DNA định kỳ, phụ nữ sẽ có thể phòng ngừa UTCTC và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho bản thân khi bước vào những chặng tiếp theo trong cuộc sống.
Theo giadinh.net
Hội chị em nên cẩn thận với những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung sau đây
Đừng để ung thư cổ tử cung có cơ hội xuất hiện trong cơ thể bạn nếu không biết tới một số yếu tố ít người ngờ đến ngay trong bài viết này.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nói về nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, căn bệnh này cũng được xếp vào một trong những nhóm ung thư đang gia tăng chóng mặt trong vài năm trở lại đây. Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một số yếu tố nhất định làm tăng khả năng chuyển tế bào bình thường ở cổ tử cung thành bất thường hay ung thư.
Dưới đây là một vài yếu tố có thể dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung rất nhanh mà không phải ai cũng biết tới.
Nhiễm virus HPV
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay là HPV. Đây là một loại virus lây truyền thông qua đường tình dục. Có hơn 100 loại virus HPV và ít nhất 13 trong số đó có thể là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa loại virus này bằng cách đi tiêm vắc-xin ngừa HPV. Đồng thời, bạn cũng nên dành thời gian tiến hành kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên.
Quan hệ với nhiều bạn tình
Việc có nhiều bạn tình hay quan hệ tình dục quá sớm đều có thể là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung. Do HPV lây truyền qua đường tình dục nên việc có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn bị nhiễm phải loại virus này.
Mang thai sớm hoặc mang thai nhiều lần
Nữ giới sinh con trước tuổi 17 có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, những người mang thai từ 4 - 5 lần trở lên cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn đáng kể so với những người chưa bao giờ sinh con.
Lý do là vì, với độ tuổi quá trẻ, cơ quan sinh dục của con gái chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gây tổn thương cho cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung.
Hút thuốc lá
Việc hút thuốc lá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Trong thuốc lá có chứa nicotine, dễ làm suy yếu hệ miễn dịch và làm stress oxy hóa, từ đó thay đổi cân bằng của các gen sinh ung thư trong cơ thể và dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư.
Ngoài ung thư cổ tử cung, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hoặc gặp vấn đề với thai kỳ. Do đó, tốt nhất thì bạn nên sửa ngay thói quen này từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn.
Dùng thuốc tránh thai
Hormone estrogen và progesterone có trong thuốc tránh thai có thể làm cho các tế bào cổ tử cung dễ bị nhiễm virus HPV hơn. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc tránh thai trong suốt một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung rất cao.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Khi cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu thì hệ miễn dịch cũng sẽ dần suy yếu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn ngay từ bên trong cơ thể. Vì vậy, hãy chú ý duy trì một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các nguồn thức ăn như chất xơ, protein, chất béo lành mạnh...
Source (Nguồn): The Health Site
Theo Helino
Căn bệnh ung thư đứng đầu ở phụ nữ: Sàng lọc như thế nào? Theo GS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, ung thư vú vẫn là căn bệnh ung thư hàng đầu ở chị em phụ nữ. Hiện nay việc sàng lọc và phát hiện ung thư vú từ sớm vẫn là "chìa khóa vàng" để chữa bệnh thành công. Ảnh minh họa. Hiện nay, với phụ nữ ung thư vú...