Ngăn ngừa bạo lực trong gia đình và học đường
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực học đường có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ bạo lực gia đình, từ cách đối xử của cha mẹ đối với con cái, gia đình không hạnh phúc…
Nhiều trẻ thường bị cha mẹ đánh đã tạo cho các em ấn tượng về bạo lực nên đến trường học các em dễ ẩu đả với các bạn khi có mâu thuẫn.
Thiếu giáo viên tư vấn tâm lý học đường
Bạo lực học đường thời gian qua được rất nhiều phụ huynh quan tâm nhưng vấn đề này không phải là mới. Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra xong thì ngành chức năng mới vào cuộc xử lý, cũng mới chỉ giải quyết được phần ngọn nên nhiều vụ bạo lực mới lại tiếp tục diễn ra.
Những nạn nhân thường bị đe dọa không được nói với gia đình hay nhà trường, nếu nói sẽ bị đánh tiếp nên nhiều em phải nói dối là do té ngã bị trầy xước. Ngày 22-10, nữ sinh N. của Trường THCS – THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp) bị nhóm nữ sinh đánh hội đồng do mâu thuẫn trên mạng xã hội.
Nhóm nữ sinh này đã dùng mũ bảo hiểm đánh, kéo một nữ sinh ngoài đường khiến em này bị chấn thương giập nhãn cầu, gây xuất huyết kết mạc mắt trái. Ngoài việc đánh bạn, những học sinh này quay clip và tung lên mạng xã hội. Do bị đe dọa nên nữ sinh bị đánh đã nói dối mẹ là bị té xe, chỉ khi đoạn clip ngắn quay lại sự việc bị đưa lên mạng, nữ sinh mới nói thật.
Đoàn viên thanh niên tuyên truyền pháp luật tại trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Chị Trần Thị Phương Thúy (mẹ của N.) cho biết: “Cháu không dám nói với gia đình. Tâm lý của cháu bị ảnh hưởng nặng nề do bị đe dọa là không được nói với ai, nếu nói thì còn bị đánh tiếp”.
Ông Phạm Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp) xác nhận có vụ việc trên xảy ra giữa các học sinh lớp 11 của trường. Hai em nữ sinh đánh bạn vẫn đi học bình thường, nhà trường đã cho viết tường trình, kiểm điểm. Sau khi có kết qủa xác minh của công an, nhà trường sẽ họp và đưa ra hình thức kỷ luật.
Ngày 21-10 nhóm học sinh Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP Hồ Chí Minh) đánh nhau với học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu và một số trường khác khiến hai học sinh Trường Marie Curie bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Sự việc xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai nữ sinh.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho biết, sự việc xảy ra bên ngoài nhà trường nhưng khi biết được thông tin trên, nhà trường đã chủ động trình báo với công an địa phương để xác minh làm rõ vụ việc. Nhà trường cũng đang chờ kết quả xác minh của Cơ quan công an, sau đó sẽ họp hội đồng kỷ luật và xử lý những học sinh có liên quan.
Ông Nguyễn Thanh Thúy, Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo quận Gò Vấp cho biết, hiện nay trong nhà trường không có bác sĩ tâm lý. Lâu nay ngành đã đề xuất nhiều lần nhưng không cho biên chế, không có cơ chế để tuyển người. Mỗi trường học có 1 phòng y tế, chức danh thì có nhưng không có cơ chế tuyển trưởng phòng y tế cho nhà trường. 4 chức danh: kế toán, thủ quỹ, y tế, tâm lý học sinh hiện nay các trường đều giao cho 2 nhân viên kiêm nhiệm. Mỗi trường chỉ tuyển được 2 nhân viên lo 4 nhiệm vụ đó.
Hình ảnh nữ sinh một trường trên địa bàn quận Gò Vấp bị đánh hội đồng (cắt từ clip).
Công tác giáo dục đạo đức cho học trò phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường mới có hiệu quả. Gia đình cha mẹ phải nắm bắt được tâm lý con mình, thấy biểu hiện lạ, việc chơi với bạn bè, giao tiếp, có chuyện gì phải nắm bắt, báo cáo phối hợp với nhà trường để kịp thời ngăn chặn các xung đột (nếu có) gây hậu quả đáng tiếc. Việc ngăn ngừa nạn bạo lực học đường, một mình nhà trường không làm nổi.
Video đang HOT
Qua các nguồn thông tin khác nhau, qua bạn bè của con, qua thông tin trên mạng, cha mẹ phải nắm bắt được tâm lý của con mà kịp thời xử lý. Hội phụ huynh có thể gặp gỡ, phối hợp chính quyền, lực lượng chức năng mà giáo dục chỉnh đốn tư tưởng sai lệch, những mâu thuẫn giữa học trò kịp thời được hóa giải để ngăn ngừa không có chuyện xung đột học đường xảy ra.
Về giáo viên tư vấn tâm lý học đường, cô Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho biết, trước đây nhà trường hợp đồng với một người chuyên ngành tâm lý về làm giáo viên tư vấn tâm lý học đường nhưng do lương thấp nên người này nghỉ việc. Hiện, chủ yếu giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên dạy môn giáo dục công dân đảm nhận việc tư vấn cho học sinh. Thỉnh thoảng trường có mời chuyên gia tâm lý đến nói chuyện chuyên đề với học sinh.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã nhiều lần đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo cho tuyển biên chế vị trí này nhưng đến nay Bộ vẫn chưa cho tuyển. UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản khẩn giao Sở Giáo dục và đào tạo thành phố tiếp tục theo dõi, kịp thời nắm bắt tình hình và chỉ đạo các trường học cần có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với các em học sinh vi phạm, tăng cường tuyên truyền cho học sinh cần có ý thức rèn luyện nâng cao nhận thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.
Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội luật sư Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh, các rối loạn tâm sinh lý, rối nhiễu hành vi của học sinh phổ thông không ngừng gia tăng trong những năm gần đây do áp lực trong học tập, thi cử, cuộc sống, sự kỳ vọng của cha mẹ… Những vấn đề đó đặt ra nhu cầu đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tư vấn tâm lý để giúp các em có kỹ năng vượt qua những áp lực, có kỹ năng sàng lọc thông tin và xử lý các tình huống. Công tác này cần phải trở thành một hoạt động chuyên môn bài bản, là một nhiệm vụ quan trọng của trường phổ thông nhằm góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.
Tất nhiên tư vấn tâm lý học đường là rất cần thiết, tuy nhiên vấn đề cơ bản vẫn là giáo dục của gia đình. Các bậc phụ huynh cần quan tâm con cái, không tạo áp lực học hành đè nặng con và không bạo lực gia đình.
Học sinh Quảng Ngãi giao lưu, trao đổi về chủ đề bạo lực học đường. Ảnh: Internet.
Cha và con trai trong phòng ngừa bạo lực
Sáng 3-11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND quận 10, Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố, Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWomen) tại Việt Nam tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề: “Cha và con trai trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” thu hút hơn 150 gia đình với hơn 300 thành viên trên địa bàn quận 10 và các quận lân cận tham gia.
Thông qua các trò chơi, các cặp cha con đã cùng nhau tìm hiểu những hình thức khác nhau của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em bao gồm: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần; bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế. Các cặp cha con cũng chia sẻ về các không gian có thể xảy ra bạo lực như tại gia đình, trong trường học, nơi công cộng, nơi làm việc, không gian trên mạng và các không gian khác. Đồng thời, cùng lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với bạo lực giới.
Nhiều em nhỏ cho biết đã được trường học trang bị các kiến thức phòng, chống bạo lực trong gia đình nhưng các em vẫn rất khó nói với cha mẹ. Nhiều em ở nhà vẫn bị cha mẹ đánh mắng khi bị điểm thấp, khi phạm lỗi. Các em phải làm theo tất cả những gì cha mẹ bắt buộc, không được có ý kiến. Nhiều phụ huynh mải lo làm ăn, không quan tâm nhiều đến con cái. Con cũng không thể chia sẻ được gì với cha mẹ.
Tại sự kiện, bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh) cho biết, sự kiện này nhằm huy động nam giới đồng hành chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vì một gia đình bình đẳng, xã hội văn minh không có bạo lực, đồng thời kêu gọi sự tham gia của các cha và con trai để nâng cao nhận thức cho họ, vừa để bảo vệ cho những người phụ nữ xung quanh, vừa để bảo vệ chính họ không vi phạm pháp luật.
Hầu hết các vụ xâm hại phụ nữ và trẻ em do nam giới gây ra. Tuy nhiên, nam giới chưa hiểu rõ các hành vi của mình có thể gây tác động xấu đến người khác. Nhiều ông bố vẫn mặc nhiên cho mình quyền được dùng bạo lực để dạy dỗ vợ con khiến không khí trong gia đình căng thẳng. Hoặc nhiều người vẫn xem bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi nhà.
Thiếu nhi thành phố Tây Ninh thuyết trình tranh vẽ tại diễn đàn Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số năm 2018. Ảnh: Quế Hương.
Nhiều đại biểu nữ cho rằng hầu hết chỉ có phụ nữ tiếp cận vấn đề bạo lực gia đình. Nam giới ít tham gia. Chính vì vậy, vấn đề bình đẳng giới cho phụ nữ cần có sự tham gia của nam giới, bởi họ chủ yếu là tác nhân gây ra bất bình đẳng giới. Năm 2019, Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới của TP Hồ Chí Minh đã có nhiều buổi truyền thông đến nam giới.
Theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam 58% phụ nữ đã kết hôn từng bị bạo lực ít nhất một lần trong đời. Một nghiên cứu khác của Action Aid Việt Nam năm 2014, có 87% phụ nữ và trẻ em gái tham gia khảo sát tại TPâ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), 51,9% học sinh đã trải qua ít nhất một dạng bạo lực. Tổ chức Save The Children Việt Nam đã trích dẫn Điều 19 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em trong các tài liệu truyền thông: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không ai được phép làm tổn hại cơ thể cũng như tinh thần trẻ em như đánh đập, dọa nạt, xúc phạm hoặc bất cứ hình thức nào khác”.
Bà Nguyễn Thị Thúy, đại diện chương trình phòng chống bạo lực giới của UNWomen, cho rằng hiện nay phần lớn những người đưa ra quyết định trong xã hội và gia đình là nam giới. Vì thế, để ứng phó có hiệu quả đối với bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, mọi người cần gắn kết nam giới để vận động và thực hiện các chính sách về giới. Nam giới và trẻ em trai không nên trở thành người gây ra bạo lực mà còn là những đối tác, nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Cha và con trai rất quan trọng và là đối tượng giúp thay đổi định kiến trong xã hội và góp phần tăng vị thế của phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, tất cả những thành viên trong xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong phòng chống và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. “Có 58% phụ nữ từng bị bạo lực trong đời và 87% không đi trình báo vì họ ngại những rào cản về mặt xã hội, sợ bị lên án, chê trách nên họ giấu kín trường hợp của mình”, bà Nguyễn Thị Thúy nói.
Như vậy, để ngăn chặn bạo lực học đường, ngoài việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh và có giáo viên tư vấn tâm lý học đường thì gia đình cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cha mẹ cần gần gũi làm bạn tâm tình với con cái để kịp thời nắm bắt thông tin và giải quyết những khúc mắc của con.
Đồng thời, xã hội phải xây dựng được môi trường sống tốt hơn, văn minh hơn, tuyên truyền nhân rộng những điển hình tiên tiến gương người tốt việc tốt, những câu chuyện học sinh giúp nhau vươn lên trong cuộc sống, trong học tập…
Nguyễn Cảnh
Theo cand
Chuốc áp lực lên đầu con trẻ khi chán học: Hỡi cha mẹ hiện đại, cớ sao cứ phải hành động tiêu cực mới giúp con thích học?
Thật mừng cho cha mẹ nào có con tự giác học tập vì phụ huynh đó sẽ không phải đối mặt với viễn cảnh kinh khủng mỗi lần con bước vào bàn học là một lần bước vào cuộc chiến.
Việc học là việc quan trọng hàng đầu của con trẻ. Việc học theo con từ bé đến lớn, là hành trang đưa con đến những nơi ước mơ còn dang dở nhưng không phải con trẻ nào cũng ý thức được mình cần phải học để làm gì. Đối với nhiều đứa trẻ, học hành chỉ vì sự bắt ép của cha mẹ, học vì kỳ vọng của người lớn, vì định hướng của người khác chứ không phải học vì mình.
Tất nhiên vẫn luôn có cách giúp trẻ bớt chán học mà chủ yếu nhất là cha mẹ đừng gây áp lực mà hãy tạo động lực cho trẻ. Như phương pháp trong bài đăng mới nhất của anh "Chánh Văn" Hoàng Anh Tú, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường hàng đầu, vừa chia sẻ. Anh cho rằng cha mẹ thường nghĩ quá nhiều từ đó đặt áp lực quá lớn hay kỳ vọng thái quá lên khả năng của con. Điều này vô tình là gánh nặng đè lên vai đứa trẻ và thay vì làm như vậy, cha mẹ có thể làm 4 cách sau: Biến gia đình là một team, truyền cảm hứng cho con, khiến trẻ chịu trách nhiệm về bản thân và cuối cùng hãy cùng đối thoại và để tâm.
Chuyên gia tâm lý tuổi teen anh Chánh Văn - Hoàng Anh Tú.
KHI CON CHÁN HỌC: ĐỪNG GÂY ÁP LỰC - HÃY TẠO ĐỘNG LỰC.
Nhiều cha mẹ, tôi đã chứng kiến và chính tôi cũng đôi lần sai như thế, gây áp lực cho con thay vì tạo động lực. Là bởi chúng ta, các bậc cha mẹ đôi khi nghĩ xa quá, lo nhiều quá, tưởng tượng ra những điều nó còn chưa chắc sẽ xảy ra. Là bởi chúng ta có quá nhiều "kinh nghiệm đau thương" nên chỉ nhìn thấy những thứ tiêu cực có thể xảy ra với con mình. Là bởi chúng ta quá yêu con, quá sợ hãi với những nguy cơ có thể xảy ra với con mình nên chúng ta phòng tránh từ xa, xây đủ những bức tường bao quanh con. Sự sợ hãi của chúng ta đang nhốt con cái mình trong đủ mọi rào cản, yêu cầu, đòi hỏi và bắt ép. Như càng nghèo thì càng bắt con phải học để sau này thoát nghèo. Như những đòn roi của tuổi thơ khiến khi làm cha mẹ rồi lại coi đòn roi ấy đã giúp mình trưởng thành, coi việc đòn roi là tất lẽ dĩ ngẫu cách cha mẹ dạy con.
Là còn chưa kể, với nhiều cha mẹ, sĩ diện của bản thân cao hơn lòng bao dung và yêu thương dành cho con mình. Con học dốt cảm thấy xấu hổ mỗi lần đi họp phụ huynh, 1/6 hay cuối năm học của con, công ty trao thưởng quà cho con em cán bộ có bằng khen học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhưng con mình không đạt nên xấu hổ với đồng nghiệp cơ quan. Con nghịch ngợm khiến người xung quanh khó chịu thì tức điên lên mà mắng con xa xả thay vì xin lỗi người đang khó chịu kia và cùng con đưa ra giải pháp tích cực để con thay đổi. Sự sĩ diện của cha mẹ sẽ làm chết mọi nỗ lực của đứa trẻ, khiến chúng trở thành đối phó và phản ứng tiêu cực.
Và cả sự kỳ vọng thái quá vào con cái cũng khiến cha mẹ gây ra những áp lực cho con. Kiểu 9 điểm mà vẫn hỏi con: " Sao con không đạt 10 điểm? Chỉ một xíu nỗ lực nữa thôi con sẽ đạt 10 điểm". Kể cả những lời khen sai cách cũng khiến trẻ bị áp lực.
Vậy, làm sao để đổi chỗ từ gây áp lực thành tạo động lực?
1. Chúng ta là 1 team
Đừng để những lo lắng trong bạn khiến con bạn căng thẳng theo. Hãy đứng về phía con. Hãy cho rằng việc tạo động lực cho con cũng chính là tạo động lực cho mình. Hãy nghĩ tích cực, nói những điều tích cực thay vì chỉ thấy những nguy cơ, nguy hiểm. Thử nghĩ đến những điều tốt đẹp như chúng ta sẽ có được khi làm tốt việc này xem. Đừng đẩy con sang phía đối diện bạn. Đừng đặt ra bất cứ một "trả giá" nào. Khi bố mẹ và con cái cùng một team, chúng ta sẽ có sức mạnh đồng thuận, sự đồng lòng, sẵn sàng của con.
2. Kiểm soát hay truyền cảm hứng?
Bạn sẽ là người truyền cảm hứng cho con chứ không phải ai khác. Truyền cảm hứng rất khác với việc kiểm soát. " Nào chúng ta cùng học" sẽ khác với " Con học bài chưa? Sao giờ này còn chưa làm bài?". Kiểm soát sẽ khiến cha mẹ gây áp lực cho con, truyền cảm hứng sẽ tạo động lực cho con. Kiểm soát sẽ thành lực kéo - Truyền cảm hứng sẽ là lực đẩy. Cha mẹ chọn đi!
3. Trách nhiệm thuộc về con
Việc nhiều cha mẹ lo lắng cho con mà "đấm tiền" cô, "chạy điểm" thầy vẫn thường xảy ra ở nhiều trường công. Hay dùng tiền thưởng nếu con làm xong bài. Hoặc quát mắng con vì chúng điểm kém đều là những việc chẳng khiến đứa trẻ có thêm động lực nào sất. Hãy dạy con về trách nhiệm. Trách nhiệm với những gì con đã làm - không làm hay cả những gì con chưa muốn làm. Hãy gắn nó với những hình phạt một cách nghiêm khắc. Hãy phạt con vì sự thiếu trách nhiệm chứ không phải vì không nghe lời cha mẹ. Bởi cuộc đời của trẻ ở phía trước sẽ thất bại hoàn toàn nếu trẻ vô trách nhiệm ngay từ bé.
4. Đối thoại & Để tâm
Hãy trò chuyện với trẻ. Lắng nghe lời con cái. Để "đọc vị" những điều chúng mong muốn, những tâm sự và cả những vấn đề mà có khi chính trẻ cũng chưa biết, chưa hiểu về bản thân chúng. Cha mẹ mới là người đủ tầm và đủ tâm để nhìn thấy những năng lực tiềm ẩn trong con cái mình. Việc của bạn không phải là " A! Bố thấy con nên làm thế này" hay " Ồ, con phải làm thế kia cơ". Mà chỉ là lắng nghe, lắng nghe bằng sự tôn trọng con ở mức cao nhất. Luôn giữ câu hỏi trong đầu " Con mình cần tạo động lực cho những gì?", " Con mình thực sự đang mong muốn điều gì?". Rồi tìm câu trả lời trong chính những chia sẻ của con. Và sau đó, đừng đẩy con vào hướng bạn cho là đúng đắn. Hãy khơi gợi và giúp con tự phát hiện ra con đường đó, khích lệ con lựa chọn con đường đó.
Tôi vẫn luôn cho rằng, để tạo động lực cho con thay vì gây áp lực, cha mẹ cần phải học cách đối xử bình đẳng với con nhưng vẫn phải giữ cái uy của người làm cha, làm mẹ. Uy quan trọng hơn Quyền. Quyền làm cha làm mẹ (có thể) trừng phạt con bằng đòn roi, bằng cắt viện trợ, bằng sự áp đặt, trấn áp. Uy của người làm cha, làm mẹ thì có thể không cần bất cứ đòn trừng phạt nào mà con vẫn biết chúng nên làm gì và không nên làm gì. Quyền thì xây dựng bằng quát mắng nhưng Uy phải được xây dựng từ lắng nghe và sự gương mẫu. Đừng làm con sợ bạn vì Quyền. Hãy khiến con nể bạn vì Uy.
Theo Helino
Nữ sinh đòi chết sau khi bị bạn đánh: Nhà trường lên tiếng "Khi biết thông tin tôi rất buồn. Đây là sự việc đáng tiếc, dù xảy ra ngoài trường học nhưng các em là học sinh của trường nên chúng tôi có một phần trách nhiệm trong việc giáo dục các em". Ngày 29-10, ông Phạm Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp, TP.HCM) đã nói như trên về sự...