Ngán ngẩm vì vợ suốt ngày khoe chồng và cuộc sống giàu sang trên facebook
Quân buồn và mệt mỏi cái thói sống ảo của vợ qua việc Thảo luôn khoe với bạn bè cuộc sống sang chảnh, lấy chồng giàu.
Thảo thuộc dạng nhỏ nhắn, xinh xắn. Trước khi cưới Quân, Thảo được rất nhiều người để ý. Vượt qua gần chục đối thủ, Quân hãnh diện khi lấy được cô vợ từng là hoa khôi của khoa.
Ngay từ ngày còn yêu, dù biết Thảo là người khá ăn chơi, cũng là tiểu thư nhưng Quân không mấy để ý đến điều đó. Nghĩ cho cùng, vợ chồng đã yêu thương nhau, sống chung rồi sẽ hiểu được hoàn cảnh và mọi thứ của nhau. Quân trân trọng và yêu thương vợ.
Quân làm kỹ sư công nghệ thông tin, lương được 15 triệu. Trong khi đó Thảo làm nhân viên văn phòng, lương được gần 10 triệu. Cuộc sống hai vợ chồng trẻ chẳng giàu có gì, thế nhưng Thảo liên tục lên facebook khoe với thiên hạ rằng, mình lấy được chồng giàu, có tiền, có xe, có nhà và đang hưởng thụ một cuộc sống được yêu thương, chiều chuộng như nữ hoàng.
Mỗi lần đăng ảnh khoe chồng là Thảo nhận được hàng trăm lượt thích và bình luận của bạn bè. Hầu hết là những lời khen “có cánh”. Ảnh mang tính minh họa
Ban đầu cưới nhau xong, Thảo liên tục khoe ảnh vợ chồng cô đi trăng mật, café, check in ở các chỗ sang chảnh. Thi thoảng Thảo lại bắt chồng đeo tạp dề, cầm dao thớt vào bếp để cô đứng từ sau chụp ảnh. Xong xuôi đâu đấy, Thảo sẽ đăng lên facebook, gắn thẻ Quân vào và viết: “Khi nhà có đầu bếp xịn…” hoặc đại loại “Hôm nay đi làm về mệt quá, mình than cái là chồng thương vào bếp nấu đúng món vợ yêu thích…”. Mỗi lần đăng vậy là Thảo nhận được hàng trăm lượt thích và bình luận của bạn bè. Hầu hết là những lời khen “có cánh”, rằng số Thảo thật may mắn vì có một người chồng tuyệt vời, vừa đẹp trai lại đảm đang…
Đấy là chưa kể, hai vợ chồng Quân vốn ở riêng, ít khi bày biện nấu cơm. Tuy nhiên Thảo lại thường xuyên khoe những mâm cơm thịnh soạn mà có khi cả quý mới nấu được một bữa. Mỗi lần vậy là Thảo liền lấy điện thoại ra chụp lấy chụp để, hết toàn cảnh rồi đến cận cảnh từng món. Sau đó, cô sẽ ghép ảnh, chèn chữ, chỉnh sửa màu và tung lên Facebook: “Hic, cơm nhà hai người. Tiền lương chồng chửa đưa nên chỉ còn có thể bày biện được thế này thôi”, để nhận những lời nhận xét ngược lại mà mọi người hào phóng nhắn cho mình.
Thảo thích nhận được những lời khen ảo diệu như thế, đến mức không cần ăn sau đấy cũng thấy no, vì cứ rộn ràng trong người. Ảnh minh họa
Lần khác, Thảo đi trung tâm thương mại tự mua được vài thỏi son và cái áo, cô cũng up lên facebook khoe là chồng tự đi mua quà về tặng vợ. Bạn bè vào trầm trồ suýt xoa khen Thảo “số sướng”, Quân chính là soái ca. Quân đọc được mà mặt đỏ.
Video đang HOT
Hay có lúc, mua được cái túi hiệu LV nhái chỉ hơn 1 triệu, Thảo chụp lên facebook khoe mình mua cái túi hai nghìn đô rồi bị một cô bạn sành điệu phát hiện ra hàng nhái, thì cô đành khỏa lấp “Thôi chết rồi, thế thì bị lừa rồi!”.
Có hôm về nhà mẹ đẻ, Thảo nằng nặc bắt Quân gội đầu cho mình rồi nhờ em gái chụp ảnh lia lịa. Sau đó, cô ngồi chỉnh sửa ảnh chán chê, rồi nhờ em gái up lên facebook, gắn thẻ hai vợ chồng khoe: “Soái ca trong truyện ngôn tình là đây”. Khỏi phải nói, một cơn mưa lời khen ngợi đến với vợ chồng Thảo. Quân lại tặc lưỡi: “vợ sống ảo thế cho vui mà”.
Một lần khác, đang đi đám ma bố của sếp, Quân đã thấy Thảo up ảnh facebook chuyến đi nghỉ Phú Quốc của hai vợ chồng ở khách sạn 5 sao suốt từ đầu hè. Khỏi phải nói, Quân xấu hổ thế nào vì facebook của Thảo có có nhiều bạn bè chung của anh.
Quân buồn và mệt mỏi cái thói sống ảo của vợ vì Thảo luôn khoe với bạn bè cuộc sống sang chảnh, lấy chồng giàu. Ảnh minh họa
Một buổi tối, Thảo và Quân vừa cãi nhau nảy lửa xong, văng tục khắp nơi, mỗi người ngồi một góc nhà, không thèm để ý đến nhau nữa thì một lúc sau Quân đã thấy vợ đăng lên Facebook đăng một cái ảnh hai vợ chồng đang ôm nhau kèm theo câu chú thích: “Nắm tay nhau thật chặt. Giữ tay nhau thật lâu…”. Bên dưới đấy là rất nhiều bình luận, đại loại: “Ôi chao, sao mà ghen tị thế, hạnh phúc thế là cùng!” “đẹp đôi quá… ” khiến Quân vô cùng bực bội.
Tuy nhiên, Quân buồn và mệt mỏi cái thói sống ảo của vợ lại thể hiện ở việc Thảo luôn khoe với bạn bè cuộc sống sang chảnh, lấy chồng giàu.
Đỉnh điểm là lần đi họp lớp đại học vừa rồi, mọi người bắt phải đưa vợ, chồng, con cái đi, nên Thảo bắt Quân đi cùng. Tính sĩ diện lại đã trót khoe rồi nên Thảo bắt bằng được chồng mặc bảnh bao, thuê xe hơi lái đến để bạn bè lác mắt. Nhìn vợ tươi cười chụp ảnh, được bạn bè tung hô, Quân không khỏi ngán ngẩm.
Càng ngày, Quân cảm giác phát ngán vì vợ mình sĩ diện quá đâm ra không thật. Thảo chỉ nghĩ đơn giản để khoe mẽ, để thỏa mãn đam mê khoe giàu nhưng lại không hay, nó chạm tới lòng tự ái của chồng và khiến Quân cảm thấy chán ghét khi phải về nhà. Lắm lúc nhìn Thảo cứ dán mắt vào cái màn hình điện thoại, Quân chỉ muốn lại giật phăng cái điện thoại ấy mà ném vỡ tan cho bõ tức…
Châu Anh
Theo giadinh.net.vn
Chị cả giàu nhưng hỗn hào với mẹ
Từ khi ba cháu mất thì sự căng thẳng giữa chị và mẹ như mất kiểm soát luôn đó cô. Chỉ mỗi có một việc là giúp em trai hay không mà chị ấy hỗn hào với mẹ suốt.
Cô kính mến!
Ba mẹ cháu sinh được ba người con. Chị Hai, cháu và em trai út. Ngày nghèo, ba mẹ cháu cũng như mọi người, nuôi mấy chị em cháu bằng tất cả sự tháo vát, thông minh, chắt chiu, cần kiệm. Chị của cháu thành đạt nhất, bằng cấp cao nhất, lấy chồng giàu. Cháu chỉ bằng cử nhân, đi làm, chồng cháu là kỹ sư.
Riêng em trai cháu chỉ có bằng trung cấp, lận đận cả đường kinh tế lẫn vợ con. Nó lấy vợ muộn, vợ bị bệnh thận, phải chạy thận, vợ chồng coi như chỉ có nghĩa vụ. Rồi nó yêu một phụ nữ đã có con riêng, giờ phải nuôi vợ bệnh, nuôi con của vợ và nuôi con trai nhỏ của mình mới có hai tuổi.
Lá thư này không nói chuyện em trai cháu cô ơi. Cái số nó vậy rồi cô, nhưng được cái nó khỏe mạnh tháo vát như ba của cháu vậy. Rồi nó sẽ ổn và thong dong, dù cô vợ có con riêng nhưng chúng nó hạnh phúc, biết thương người vợ phải chạy thận hàng tháng kia. Cuộc đời không phải lúc nào cũng hai với hai là bốn, đúng không cô?
Cháu rất tâm tư về chuyện mẹ cháu với chị gái cháu. Từ khi ba cháu mất thì sự căng thẳng giữa chị và mẹ như mất kiểm soát luôn đó cô. Vì thực ra chị ấy với ba có hợp tính, chị ấy với mẹ khắc khẩu do kỵ tuổi đó cô. Nhưng con với cái đâu thể ỷ mình tuổi chó mẹ tuổi mẹo mà nói kỵ tuổi rồi nọ kia đúng không cô? Chỉ mỗi có một việc là giúp em trai hay không mà chị ấy hỗn hào với mẹ suốt.
Cô ơi, người mẹ nào chẳng quý con trai đúng không cô, em cháu lại là con trai út nữa. Mẹ yêu cầu chị ấy phải chăm sóc đứa cháu gọi chúng cháu bằng cô ấy, đó là đứa sẽ ôm bàn thờ ông bà nội, đúng không cô? Tính chị của cháu là càng bị áp đặt, càng định hướng chị càng ghét, chị phản ứng. Chị có tiền, đi công tác nước ngoài như cơm bữa, xài toàn hàng hiệu kia mà.
Nhưng giỗ ba chúng cháu, giờ chị ra công thức, giỗ bao nhiêu mâm bao nhiêu tiền chia ba đứa con cùng gánh, thế thôi. Cháu hợp với mẹ, cháu ở gần mẹ, cháu chăm mẹ, nhưng chị cả và mẹ, là mối quan hệ rất quan trọng, đúng không cô? Mẹ cháu buồn và khóc suốt cô ơi.
----------------------
Cháu thân mến!
Cháu nói đúng, chị cả, trong này mình gọi là chị Hai với mẹ quan trọng hơn các con thứ. Vì sao? Vì đầu xuôi thì đuôi lọt. Chị thành đạt mà hiếu nghĩa nữa thì gia tộc sẽ vui lịm luôn. Ngược lại, sẽ trục trặc suốt. Bởi vì mẹ sẽ ấm ức tủi thân, các em sẽ nhìn vào chị mà trách cứ, các thành viên của gia đình nhỏ sẽ bời rời, không khí sẽ mất vui, mãi mãi.
Vấn đề của gia tộc cháu không phải ở đứa em út của cháu. Cho dù mẹ quý con trai không sai, cho dù nó bằng cấp thấp nhất, cho dù nó lận đận vợ con... giá như không có chị cả giỏi và giàu nó vẫn cứ như thế mà tồn tại và vượt qua.
Nhưng có lẽ, mẹ cháu đòi hỏi không quá đáng, bởi vì sao em nó gian khó và chật vật mà chị ruột nó không đoái hoài? Tình máu mủ đâu, nghĩa chị em, tình thương với cháu nội của ba mẹ mình đâu? Và trên tất cả, mẹ quan niệm nước mắt chảy xuôi, chị thương em là quy luật mà nếu làm ngược lại thì như rằng là ngược đời, vô cảm vô tâm, không hiểu nổi.
Người Việt mình có một đặc điểm cố hữu trở thành nan giải là nhìn vào cư xử của người giàu để mà xét đoán. Vì sao? Người mình có ham tiền không? Cô nghĩ không phải vì người đó giàu mà vì xã hội điêu linh của mình tồn tại nhờ vào đùm bọc, các gia đình các gia tộc là những tế bào làm nên xã hội mình hàng ngàn năm nay.
Cõng nhau, bao bọc nhau, sớt chia nhau, đã thành vẻ đẹp truyền thống hơn mọi thứ khác. Vậy nên khi đã có, là phải biết san sẻ cho người kém hơn mình dù người đó là kém cỏi, kém cạnh, kém tài, thậm chí kém đức.
Mẹ của cháu nặng truyền thống. Chị của cháu chắc theo quan niệm phương Tây, hai quan niệm mâu thuẫn nhau. Và rồi tính khí con cả ương ngạnh, mẹ áp đặt tình thương của mẹ cho chị gái với em trai nên chị của cháu thấy vô lý, thấy chối.
Và lâu ngày, chuyện ấy thành kinh niên, mãn tính. Có thay đổi được không? Khi ba của cháu mất, rường cột gia đình không còn, các thành viên xô lệch, mẹ yếu thế, chị cậy quyền, có vẻ mẹ buồn không là làm quá nhưng không biết sao cải thiện được không khí này.
Thôi cháu ạ, có người sòng phẳng đến mức giỗ của ba mà cũng chia đều cho các em tiền tiệc thì nói làm gì nữa? Vấn đề nằm ở chữ hiếu rồi. Ai ít hiếu, ai cạn hiếu, mặc đi cháu. Nên khuyên mẹ, làm nhẹ chuyện này, bởi có làm căng thì người đau nhất vẫn là mẹ.
Cha mẹ sinh con trời sinh tính, cứ nghĩ vậy cho đơn giản và nếu nhà mình hoàn hảo thì nhất nhà mình, thiên hạ lép hết sao? Khoan thai, vui sống, cầu bình cầu an cho thoải mái, cháu nhé.
Theo DẠ HƯƠNG/Nông nghiệp VN
Luôn miệng chê bai em rể tương lai và ra sức ngăn cấm em gái, khi phát hiện sự thật, tôi xấu hổ ê chề chẳng dám nhìn mặt cậu ấy (Phần 2) Tôi không ngờ cô em gái ngây thơ của mình lại biến thành thế này... Tôi khuyên can đủ điều, thậm chí lấy chính gia đình mình ra để nói nhưng em gái tôi vẫn lầm lì. Sau cùng, tôi bực tức quá mới buông một câu: "Không thấy chị khổ sở, chẳng lo được gì cho bố mẹ à? Em phải kiếm...